Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1266/QĐ-UBND về kiện toàn Nhóm công tác liên ngành thực hiện dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến Nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, thành phố Thủ Đức theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BT). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1258/QĐ-UBND về việc gia hạn thời gian hoạt động của Quỹ trợ vốn xã viên Hợp tác xã Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1254/QĐ-UBND về ban hành Danh mục địa điểm các Trung tâm thương mại, Siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng mặt bằng trong khuôn viên Siêu thị, Trung tâm thương mại để tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1253/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt Tiêu chí Quốc gia về y tế cấp Thành phố và Tổ Thư ký Hội đồng. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1251/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 09 thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm 03 thủ tục hành chính mới ban hành và 06 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1246/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Tổ giúp việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1245/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 09 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Di sản văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1244/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng Nghệ thuật xét chọn mẫu Phù điêu và các công trình mỹ thuật Khu tưởng niệm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1235/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 05 thủ tục hành chính lĩnh vực Kiểm lâm, Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1233/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |

Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học 2011 - 2012 trên địa bàn thành phố

Ngày 29/4/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2217/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học 2011 - 2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


- Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học 2011 – 2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.


- Đối tượng phục vụ của chương trình là học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


- Lượng hàng hóa trong chương trình có khả năng cân đối cung cầu, đáp ứng đủ nhu cầu của 2,2 triệu học sinh, sinh viên đang học tập tại thành phố kể cả trong trường hợp có xảy ra biến động thị trường bất thường.


- Giá bán của các sản phẩm trong chương trình bình ổn phải đảm bảo luôn thấp hơn giá bán của các sản phẩm cùng chủng loại, chất lượng, chất liệu, mẫu mã của đơn vị đang được phân phối tại thời điểm đăng ký, ít nhất là 15% trong suốt thời gian thực hiện bình ổn.


- Tăng cường ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất - kinh doanh, các phương thức bán hàng hiện đại như: thương mại điện tử, bán hàng qua điện thoại,... Phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, bán hàng bình ổn, nhất là tại các quận huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố.


II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN


1. Các mặt hàng và lượng hàng tham gia bình ổn:


- Các mặt hàng tham gia bình ổn gồm: tập học sinh, cặp - ba lô - túi xách học sinh và đồng phục học sinh.


- Lượng hàng hóa tham gia bình ổn chiếm khoảng 20% - 33% nhu cầu tiêu dùng của học sinh thành phố trong mùa khai giảng năm học mới, cụ thể như sau:


+ Tập học sinh : 14,4 triệu quyển (chiếm 33%).


+ Đồng phục học sinh : 560.000 bộ (chiếm 20%).


+ Cặp – ba lô – túi xách : 450.000 cái (chiếm 32%).


- Tổng số doanh nghiệp tham gia chương trình là: 10 doanh nghiệp; trong đó:


+ Số doanh nghiệp nhận vốn của chương trình: 8 doanh nghiệp.


+ Số doanh nghiệp không nhận vốn của chương trình: 2 doanh nghiệp.


2. Đối tượng tham gia Chương trình:


Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có trụ sở hoặc chi nhánh tại thành phố; Liên hiệp Hợp tác xã, các Hợp tác xã của thành phố.


3. Điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia Chương trình:


3.1. Điều kiện tham gia:


- Có chức năng sản xuất, kinh doanh phù hợp với các nhóm mặt hàng tham gia Chương trình; có uy tín, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh các hàng hóa thuộc Chương trình bình ổn; có lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường với số lượng lớn và xuyên suốt trong thời gian thực hiện Chương trình.


- Có kế hoạch sản xuất, kinh doanh tạo nguồn hàng khả khi và năng lực tài chính lành mạnh (thể hiện qua báo cáo tài chính hoặc báo cáo kiểm toán 2 năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn,...).


- Có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyển hàng hóa cho việc phân phối và bán hàng lưu động theo yêu cầu của chương trình.


- Có ít nhất 12 điểm bán hàng hoạt động ổn định trên địa bàn thành phố. Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký danh sách các điểm bán hàng bình ổn và kế hoạch phát triển hệ thống phân phối trong thời gian thực hiện chương trình, cụ thể: chi nhánh, đại lý, cửa hàng, siêu thị, nhà sách ...


- Cam kết hàng hóa tham gia trong chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và giá bán đúng theo giá đăng ký được phê duyệt, thấp hơn thị trường ít nhất là 15%.


- Ưu tiên xét chọn những doanh nghiệp có quá trình tham gia và thực hiện tốt các quy định của Chương trình bình ổn trong năm qua.


3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ:


a. Quyền lợi:


- Được Ủy ban nhân dân thành phố cho vay vốn không tính lãi suất, không thế chấp tài sản trong thời gian 6 (sáu) tháng kể từ ngày giải ngân của từng đợt giải ngân.


- Được Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ truyền thông, quảng bá đối với các sản phẩm và các điểm bán của đơn vị khi tham gia trong Chương trình.


b. Nghĩa vụ:


- Tổ chức sản xuất - kinh doanh theo đúng kế hoạch sản xuất, kinh doanh tạo nguồn hàng đã đăng ký, đảm bảo hàng hóa tham gia chương trình đạt chất lượng, chất liệu, mẫu mã.


- Thực hiện bán hàng lưu động theo kế hoạch của Sở Công Thương.


- Treo băng-rôn, bảng hiệu, bảng giá theo đúng quy cách hướng dẫn của Sở Công Thương tại điểm bán; bố trí hàng hóa ở các vị trí thuận tiện, riêng biệt để người dân dễ nhận biết và mua sắm.


- Chấp hành điều động cung ứng hàng hóa để điều tiết, bình ổn thị trường theo yêu cầu của Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, khi có xảy ra biến động thị trường.


- Thực hiện đúng các cam kết và các quy định của Chương trình theo Kế hoạch này; sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả nợ vay đúng hạn.


- Trường hợp đơn vị sử dụng vốn vay ủy thác không đúng mục đích, không thực hiện đúng cam kết về cung ứng lượng hàng bình ổn, không hoàn trả vốn vay đúng hạn:


+ Đơn vị không được tham gia các Chương trình bình ổn của thành phố trong 2 năm tiếp theo, kể từ năm vi phạm.


+ Nếu sử dụng vốn vay ủy thác không đúng mục đích, không thực hiện đúng cam kết về cung ứng lượng hàng bình ổn: đơn vị phải hoàn trả toàn bộ phần vốn đã được giao bình ổn. Nếu đơn vị không thực hiện trả vốn vay đầy đủ và đúng hạn theo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, đơn vị sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định thu hồi.


4. Cơ chế thực hiện chương trình:


- Thời gian thực hiện bình ổn: từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến ngày 31 tháng 10 năm 2011.


- Tổng mức vốn thực hiện bình ổn: 25,22 tỷ đồng.


- Vốn giao cho từng doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn không vượt quá mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.


- Thời hạn giải ngân vốn vay chậm nhất là 02 tháng kể từ ngày đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xét chọn. Sau thời hạn giải ngân vốn vay, trường hợp có đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân hết phần vốn được giao, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.


- Các đơn vị tham gia Chương trình có trách nhiệm đăng ký điểm bán và tổ chức bán hàng hóa theo giá đã đăng ký tại các điểm bán hàng bình ổn đối với toàn bộ lượng hàng hóa của đơn vị được giao bình ổn.


- Giá bán hàng hóa là do đơn vị tham gia chương trình xây dựng và thực hiện đăng ký với Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và phải thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại tại thời điểm đăng ký, ít nhất là 15%. Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm đối với giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, đơn vị thực hiện điều chỉnh giá bán bình ổn như sau:


+ Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào biến động tăng cao hơn 15% so thời điểm đơn vị đăng ký giá bán bình ổn, các đơn vị được điều chỉnh tăng giá bán. Khi điều chỉnh tăng giá bán bình ổn, đơn vị thực hiện đăng ký lại giá bán bình ổn và được Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.


+ Trường hợp thị trường biến động giảm giá từ 5% trở lên (nghĩa là giá bán bình ổn chỉ còn thấp hơn giá thị trường khoảng 10%), các đơn vị phải đăng ký điều chỉnh giảm giá bán tương ứng. Đơn vị thực hiện bình ổn chủ động điều chỉnh giảm giá bán khi thị trường giảm và gửi thông báo về cơ quan quản lý giá.


- Ủy ban nhân dân thành phố khuyến khích các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế đáp ứng đủ điều kiện (nêu tại khoản 3.1, điểm 3, mục II của Kế hoạch này) đăng ký tham gia chương bình ổn bằng phương thức nhận vốn hoặc không nhận vốn, cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của chương trình, chủ động xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, giữ giá bán sản phẩm,... góp phần cùng chính quyền thành phố ổn định thị trường, chăm lo tốt an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn thành phố.

 

Lam Điền