Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 57/QĐ-UBND về ủy quyền phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 56/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 11 thủ tục được sửa đổi, bổ sung và 11 thủ tục bị bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 54/QĐ-UBND về phê duyệt Danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa thực hiện 14 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong lĩnh vực công thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 53/QĐ-UBND về phê duyệt thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến do Sở Y tế quản lý năm 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 52/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 39/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND về việc công bố 10 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan trong lĩnh vực thanh tra thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 27/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ Cựu chiến binh nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND về việc công nhận công trình cấp Thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2075 - 30/4/2025) đối với công trình “Xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng”. |

Đề cương Đề án Tái cấu trúc kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020

Ngày 30/6/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3225/QĐ-UBND về phê duyệt Đề cương Đề án Tái cấu trúc kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2020, cụ thể như sau:

* PHƯƠNG ÁN TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

- Các yếu tố ngoài nước

- Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến phát triển kinh tế - xã hội Thành phố và cả nước.

- Năm 2010 Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với tư cách thành viên đầy đủ. Điều này dự báo sẽ có những tác động tích cực cũng như những thách thức về phát triển kinh tế - xã hội Thành phố và cả nước.

- Đến năm 2015, Việt Nam hội nhập sâu rộng vào cộng đồng ASEAN, điều này sẽ tác động tích cực cũng như tạo nên những thách thức về phát triển kinh tế - xã hội Thành phố và cả nước.

- Diễn biến tình hình kinh tế, chính trị các nước trong khu vực dự báo sẽ tác động đến phát triển kinh tế Thành phố và cả nước.

- Sự phát triển của khoa học và công nghệ thế giới tác động đến phát triển sản xuất và chuyển giao công nghệ.

2. Các yếu tố trong nước

- Diễn biến tình hình kinh tế trong nước giai đoạn 2014 - 2015, 2016 - 2020 tác động đến phát triển kinh tế Thành phố.

- Những tiềm năng và lợi thế của Thành phố tiếp tục đóng vai trò quan trọng vào phát triển kinh tế Thành phố, bao gồm tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, lợi thế về nguồn nhân lực, lợi thế về trung tâm đa chức năng của cả nước.

- Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, nhiều dự án đầu tư về hạ tầng dự kiến sẽ đưa vào khai thác, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế Thành phố, đặc biệt là giao thông, cấp thoát nước, viễn thông,…

- Môi trường đầu tư trên địa bàn Thành phố ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư.

- Các quy hoạch được triển khai trên địa bàn Thành phố dự báo sẽ tác động tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.

- Quỹ đất cho phát triển Thành phố ngày càng hạn chế, điều này đặt ra những thách thức trong việc sử dụng có hiệu quả quỹ đất trong tương lai.

3.  Tác động của yếu tố tự nhiên

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến Thành phố, dự báo trong tương lai biến đổi khí hậu.

- Giới hạn về quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ

1.  Quan điểm tái cấu trúc kinh tế

- Tái cấu trúc kinh tế Thành phố đặt trong mối quan hệ tổng thể với tái cơ cấu nền kinh tế cả nước, các chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế.

- Tái cấu trúc kinh tế Thành phố đặt trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, trong đó Thành phố tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng của cả nước và là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tái cấu trúc kinh tế Thành phố đặt trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước trong bối cảnh tác động ngày càng sâu sắc của hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của khoa học và công nghệ đến đời sống kinh tế - xã hội Thành phố.

- Tái cấu trúc kinh tế Thành phố đặt trọng tâm vào các ngành, sản phẩm Thành phố có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng giá trị gia tăng cao, có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, những ngành, sản phẩm đóng góp quan trọng cho ngân sách.

- Tái cấu trúc kinh tế Thành phố vừa mang tính đột phá nhưng đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định, các ngành và sản phẩm có lợi thế cạnh tranh phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

- Quan tâm đến phát triển kinh tế tập thể đặc biệt là trong ngành nông nghiệp.

2.  Mục tiêu tái cấu trúc kinh tế

- Tái cấu trúc kinh tế Thành phố giai đoạn 2013 - 2020 góp phần hình thành cơ cấu kinh tế phù hợp trên cơ sở đóng góp ngày càng lớn của các ngành, sản phẩm Thành phố có tiềm năng phát triển và lợi thế cạnh tranh, các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao, có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là vốn, lao động, đất đai.

- Góp phần giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố.

- Nâng cao hiệu quả và trình độ phát triển của các ngành kinh tế.

- Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Thành phố.

III. LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

Đề án xây dựng các kịch bản tái cấu trúc kinh tế Thành phố thông qua kết quả nghiên cứu hiện trạng, dự báo các yếu tố tác động và mục tiêu cần đạt được trên cơ sở đó lựa chọn phương án tái cấu trúc phù hợp với điều kiện của Thành phố. Sau khi xác định phương án tái cấu trúc phù hợp sẽ xây dựng hệ thống các giải pháp phù hợp với từng phương án tái cấu trúc.

1.  Luận chứng phương án tái cấu trúc khu vực dịch vụ

- Các ngành dịch vụ Thành phố sẽ đóng vai trò trung tâm, đầu mối cung cấp dịch vụ cho cả khu vực phía Nam và cả nước, từng bước vươn ra quốc tế.

- Phát triển các ngành, lĩnh vực, những phân khúc có hàm lượng giá trị gia tăng cao trong khu vực dịch vụ.

- Tập trung phát triển các ngành dịch vụ gồm tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; dịch vụ logistics; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ; du lịch. Phát triển Thành phố thành trung tâm tài chính của cả nước, có khả năng cung cấp dịch vụ tài chính cho khu vực phía Nam và cả nước; phát triển Thành phố thành đầu mối, trung tâm phân phối hàng hóa của cả nước; phát triển Thành phố thành đầu mối, trung tâm trung chuyển khách du lịch trong nước, quốc tế.

- Tập trung nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ.

- Ưu tiên quỹ đất nói chung và quỹ đất khu vực trung tâm Thành phố cho phát triển dịch vụ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm sớm đưa vào khai thác.

- Củng cố và phát triển các doanh nghiệp mạnh trong khu vực dịch vụ.

2. Luận chứng phương án tái cấu trúc khu vực công nghiệp - xây dựng

- Tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực, những công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị.

- Định hướng phát triển những ngành công nghiệp không thâm dụng lao động phổ thông, giá trị gia tăng cao.

- Những ngành công nghiệp thuộc bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiêm tỷ trọng lớn trong GDP nhưng hiệu quả kinh tế thấp: lựa chọn những ngành, sản phẩm Thành phố cần ưu tiên phát triển, tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang sản xuất.

- Những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao nhưng tỷ trọng còn thấp: Ưu tiên các nguồn lực đầu tư để nâng cao tỷ trọng các ngành này.

- Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin, đầu tư xây dựng mới các công viên phần mềm.

- Tập trung đầu tư phát triển ngành công nghệ thông tin và truyền thông thành cơ sở hạ tầng cho các ngành khác.

- Củng cố và phát triển các doanh nghiệp mạnh trong từng ngành nghề, lĩnh vực Thành phố ưu tiên phát triển.

- Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp; gia tăng giá trị đóng góp cho ngân sách Thành phố.

3.  Luận chứng phương án tái cấu trúc khu vực nông -lâm - thủy sản

a) Ngành nông nghiệp

- Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, tập trung phát triển các loại giống cây, giống con chất lượng cao; phát triển hoa, cây cảnh, rau an toàn, các loại vật nuôi hiệu quả kinh tế cao cung cấp cho các tỉnh, kết hợp chuyển giao khoa học, công nghệ, thu mua sản phẩm chất lượng cao phục vụ chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật trong nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn GAP.

- Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trong nông nghiệp.

- Phát triển các dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

b) Ngành thủy sản

- Tập trung phát triển các loại con giống, cá kiểng, các loại vật nuôi hiệu quả kinh tế cao.

- Nâng cao giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản thông qua ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn GAP.

- Nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả kinh tế cao làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Củng cố và phát triển các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Phát triển các dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản.

4.  Luận chứng phương án tái cấu trúc không gian kinh tế

Xác định không gian kinh tế Thành phố, trong đó khu vực trung tâm Thành phố sẽ bố trí các loại hình dịch vụ cao cấp; các khu vực sẽ bố trí các trung tâm phân phối quy mô lớn; các khu vực sẽ bố trí các hoạt động sản xuất công nghiệp; các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; các khu đô thị; các khu vực bố trí các trường đại học, bệnh viện,…

5.  Luận chứng phương án tái cấu trúc doanh nghiệp

- Bao gồm tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở xác định các ngành, lĩnh vực Thành phố ưu tiên đầu tư sẽ định hướng các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các ngành và lĩnh vực trên. Vận dụng cơ chế chính sách của Trung ương và các công cụ hỗ trợ của Thành phố đủ mạnh để định hướng các doanh nghiệp được xem là đòn bẩy của phương án tái cấu trúc.

- Đối với những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những ngành được khuyến khích phát triển nhưng hoạt động kém hiệu quả sẽ tiến hành tái cấu trúc các doanh nghiệp này nhằm nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước.

6.  Luận chứng phương án tái cấu trúc cơ cấu vốn đầu tư

- Trên cơ sở xác định các ngành, lĩnh vực Thành phố ưu tiên đầu tư sẽ tập trung nguồn vốn đầu tư vào các ngành và lĩnh vực trên.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính sẽ có phương án tái cơ cấu vốn đầu tư phù hợp.

 

Lam Điền