Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 57/QĐ-UBND về ủy quyền phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 56/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 11 thủ tục được sửa đổi, bổ sung và 11 thủ tục bị bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 54/QĐ-UBND về phê duyệt Danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa thực hiện 14 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong lĩnh vực công thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 53/QĐ-UBND về phê duyệt thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến do Sở Y tế quản lý năm 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 52/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 39/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND về việc công bố 10 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan trong lĩnh vực thanh tra thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 27/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ Cựu chiến binh nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND về việc công nhận công trình cấp Thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2075 - 30/4/2025) đối với công trình “Xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng”. |

Quy định quản lý hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy

Ngày 01/7/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

* Điều kiện về cảng, bến khách du lịch đường thủy, khu vực neo đậu

1. Cảng, bến khách du lịch đường thủy ngoài việc thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa phải thực hiện các quy định sau:

a) Phải có bảng thông tin về chương trình sản phẩm du lịch đường thủy được bán và phục vụ tại bến; bảng hướng dẫn lối đi; bảng thông tin về giờ hoạt động của các phương tiện, luồng tuyến du lịch đường thủy; bảng giá các dịch vụ bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

b) Có trang thiết bị, điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định.

c) Có nhà vệ sinh công cộng đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

d) Điểm dừng, đỗ giữ xe cho khách tại chỗ hoặc khu vực lân cận thuận lợi cho hành khách.

đ) Có trang bị phòng chống các sự cố, rủi ro, tai nạn cho phương tiện và hành khách du lịch.

e) Có trang bị nhằm quản lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động du lịch theo đúng quy định hiện hành.

g) Khuyến khích có thêm các tiện nghi, tiện ích và dịch vụ kèm thêm phục vụ nhu cầu của hành khách du lịch nhưng không làm thay đổi công năng chính của cảng, bến khách du lịch đường thủy.

h) Được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc cấp giấy phép hoạt động theo quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

2. Khu vực neo đậu

a) Đối với khu vực neo đậu công cộng, ngoài thực hiện quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ và Điểm g Khoản 1 của Điều này phải có đủ trang thiết bị đảm bảo neo đậu an toàn, có phương tiện cứu hộ, cứu nạn.

b) Đối với khu vực neo đậu phương tiện vận tải hành khách đường thủy cá nhân ngoài thực hiện quy định Điểm a Khoản 1 của Điều này phải có đủ trang thiết bị đảm bảo neo đậu an toàn.

c) Đảm bảo dịch vụ hậu cần cần thiết, bao gồm nhiên liệu, nước, điện, thu gom rác thải cho các phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy neo đậu.

* Đăng ký, đăng kiểm, và điều kiện an toàn, kỹ thuật phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy

1. Phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy phải được đăng ký theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa.

2. Đăng kiểm phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy

a) Phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy thuộc diện phải đăng ký và đăng kiểm thực hiện theo các quy định hiện hành.

b) Phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy thuộc diện phải đăng ký mà không đăng kiểm thực hiện theo Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải về quy định điều kiện an toàn của phương tiện thuỷ nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm.

c) Phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy thuộc diện miễn đăng ký theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa phải công khai, chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành (nếu có) và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn được quy định tại Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải.

3. Điều kiện an toàn, kỹ thuật: thực hiện các quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.

* Quyền và trách nhiệm của chủ cảng, bến khách du lịch, khu vực neo đậu và người khai thác cảng, bến khách du lịch, khu vực neo đậu

-Thực hiện chức năng chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

- Chấp hành các quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.

- Đảm bảo các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quy định này.

- Đối với chủ khu vực neo đậu và người khai thác khu vực neo đậu

- Thực hiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.

- Đảm bảo các điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định này.

* Quyền và trách nhiệm của chủ phương tiện và người khai thác phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy

1. Đối với chủ phương tiện

- Phương tiện đảm bảo thực hiện đúng Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 của Quy định này.

- Trường hợp chủ phương tiện cho thuê phương tiện phải ký kết hợp đồng với người khai thác, sử dụng phương tiện theo quy định của pháp luật; đảm bảo người khai thác, sử dụng phương tiện thực hiện đầy đủ quy định pháp luật Nhà nước và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.

- Đối với phương tiện là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi ngoài thực hiện các quy định trong Quy định này phải thực hiện các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường tại Thông tư số 43/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải.

2. Đối với người khai thác, sử dụng phương tiện

- Có trách nhiệm tuyển dụng, ký hợp đồng lao động với người đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công việc thực hiện theo quy định của pháp luật; bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.

- Chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường thủy nội địa; các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường liên quan tới hoạt động của phương tiện vận tải thủy nội địa.

- Đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy, trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; nắm vững và tổ chức phổ biến cho thuyền viên pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy, hướng dẫn cách thao tác sử dụng các phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; tham gia chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khi được các cơ quan chức năng huy động.

- Không dùng phương tiện thủy nội địa hoạt động, kinh doanh lữ hành khi chưa đủ điều kiện kinh doanh lữ hành theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Chỉ ký kết hợp đồng du lịch với doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh lữ hành và yêu cầu doanh nghiệp lữ hành cung cấp thông tin chi tiết lộ trình của phương tiện và danh sách khách du lịch cho Cảng vụ đường thủy nội địa Thành phố hoặc ban quản lý cảng, bến khách du lịch đường thủy và người lái phương tiện.

* Quyền và trách nhiệm của thuyền viên và người lái phương tiện

- Thực hiện trách nhiệm của thuyền viên và người lái phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.

- Khi tham gia giao thông chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy nội địa, các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường liên quan tới hoạt động của phương tiện vận tải thủy nội địa.

- Khi vào khu vực cảng, bến khách du lịch đường thủy phải tuân theo sự điều khiển và hướng dẫn của Cảng vụ đường thủy nội địa Thành phố hoặc ban quản lý cảng bến khách du lịch thủy theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

- Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến du lịch thủy theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

- Đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy, trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tổ chức phổ biến cho thuyền viên pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy, hướng dẫn cho khách cách thao tác sử dụng các trang bị chữa cháy và cứu nạn; tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi được các cơ quan chức năng huy động.

- Thực hiện lộ trình theo đúng chương trình du lịch, tham quan đã thoả thuận và ký với doanh nghiệp lữ hành hay khách tham quan.

* Quyền và trách nhiệm của nhân viên phục vụ trên phương tiện

Thực hiện Điều 9 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa. Tổ chức và hướng dẫn về nội quy an toàn, sử dụng các trang thiết bị an toàn cá nhân (áo phao, búa phá cửa thoát hiểm, bình cứu hoả...) cho khách du lịch.

- Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động du lịch và Quy định này.

- Cung cấp danh sách đoàn khách chính xác và lộ trình du lịch cho người lái phương tiện làm thủ tục xuất bến.

* Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch

- Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động du lịch.

- Cung cấp danh sách đoàn khách chính xác và lộ trình du lịch cho người lái phương tiện làm thủ tục xuất bến.

- Chủ động đề xuất mở các luồng, tuyến đường thủy mới, bến mới gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Giao thông vận tải xem xét.

* Quyền và trách nhiệm của khách du lịch

Thực hiện Điều 10 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.

 

Lam Điền