Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 57/QĐ-UBND về ủy quyền phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 56/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 11 thủ tục được sửa đổi, bổ sung và 11 thủ tục bị bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 54/QĐ-UBND về phê duyệt Danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa thực hiện 14 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong lĩnh vực công thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 53/QĐ-UBND về phê duyệt thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến do Sở Y tế quản lý năm 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 52/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 39/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND về việc công bố 10 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan trong lĩnh vực thanh tra thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 27/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ Cựu chiến binh nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND về việc công nhận công trình cấp Thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2075 - 30/4/2025) đối với công trình “Xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng”. |

Đề án Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV bằng phương thức xã hội hóa

Ngày 05/7/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3361/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV bằng phương thức xã hội hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018”, cụ thể như sau:

1. Tên gọi: Đề án “Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV bằng phương thức xã hội hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018”.

2. Đối tượng thụ hưởng dịch vụ: Người nhiễm HIV có CD4 > 350 tế bào/mm3, tự nguyện tham gia điều trị ARV sớm theo phương thức tự chi trả chi phí điều trị.

3. Đối tượng cung cấp dịch vụ: Các cơ sở khám chữa bệnh, các công ty dược, các nhà thuốc, hiệu thuốc đủ điều kiện tham gia Đề án, tự nguyện và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Đề án này. Ngoài ra, các cơ sở cung cấp dịch vụ cần lưu ý:

a) Đối với các cơ sở khám chữa bệnh: Cần tuân thủ đúng và đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với cơ sở như: Luật khám bệnh, chữa bệnh; các Quyết định và Thông tư của Bộ Y Tế về khám chữa bệnh, chăm sóc điều trị ARV (Quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008, Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19 tháng 08 năm 2009, Quyết định số 4139/QĐ-BYT ngày 02 tháng 11 năm 2011, Thông tư số 09/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2011 và Thông tư số 32/2013/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2013…);

b) Đối với các công ty dược: Cần tuân thủ đúng và đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với công ty như: Luật Doanh nghiệp, Luật Dược...;

c) Đối với các nhà thuốc, hiệu thuốc: Cần tuân thủ đúng và đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với cơ sở như: Luật Doanh nghiệp, Luật Dược, Quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế...;

4. Mục tiêu của Đề án:

a) Mục tiêu chung:

Tăng số người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị ARV sớm (CD4 > 350/mm3) bằng phương thức xã hội hóa, góp phần cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống người nhiễm, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng và giảm gánh nặng cho chương trình chăm sóc điều trị miễn phí, hướng tới kết thúc đại dịch HIV tại Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Thiết lập một hệ thống chăm sóc điều trị sớm cho người nhiễm HIV tự nguyện tham gia Đề án và các quy định để vận hành hệ thống, đặc biệt là các qui định cho hệ thống cung ứng ARV theo giá ưu đãi để chăm sóc điều trị sớm cho người nhiễm HIV.

- Phát hiện sớm 4.000 người nhiễm HIV có CD4 > 350 trong 02 năm đầu triển khai Đề án (2014 - 2015) và trung bình khoảng 6.000 người nhiễm HIV mỗi năm cho giai đoạn 2016 - 2018.

- Đạt 80% người nhiễm được phát hiện sớm đồng ý tham gia điều trị ARV sớm (3.200 người nhiễm HIV trong 2 năm 2014 - 2015 và khoảng 5.000 người nhiễm mỗi năm cho giai đoạn 2016 - 2018), trong đó 80% người nhiễm đồng ý tham gia được xét duyệt và cung cấp điều trị ARV sớm (2.500 bệnh nhân trong 2 năm 2014 - 2015 và khoảng 4.000 bệnh nhân mỗi năm cho giai đoạn 2016 - 2018).

- Đảm bảo 80% bệnh nhân tuân thủ điều trị và tiếp tục duy trì tham gia điều trị sau 02 năm (khoảng 2000 bệnh nhân cho 2 năm 2014 - 2015 và khoảng 3.200 bệnh nhân mỗi năm cho giai đoạn 2016 - 2018).

5. Nguyên tắc triển khai:

- Tuân thủ theo các quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý tài chính hiện hành.

- Việc tham gia của bệnh nhân là hoàn toàn tự nguyện.

- Được thực hiện bằng phương thức xã hội hóa: bệnh nhân được tư vấn đầy đủ trước khi đưa vào điều trị để đảm bảo tuân thủ lâu dài, trong đó có khả năng chi trả chi phí, bao gồm: chi phí khám chữa bệnh hàng tháng, chi phí thuốc kháng HIV và các chi phí xét nghiệm không được Nhà nước và các dự án tài trợ.

- Khuyến khích các công ty cung ứng thuốc, các phòng khám, nhà thuốc đủ điều kiện, tự nguyện tham gia Đề án.

6. Các hoạt động và giải pháp:

a) Thiết lập hệ thống chăm sóc điều trị sớm cho người nhiễm HIV tham gia Đề án bằng phương thức xã hội hóa và các quy định để vận hành hệ thống:

- Hệ thống chăm sóc điều trị sớm bao gồm: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các công ty sản xuất thuốc ARV; các nhà thuốc (công, tư); các phòng xét nghiệm; các tổ chức đoàn thể, các cơ quan truyền thông và các nhóm người nhiễm HIV.

- Các cơ sở và cá nhân tham gia thực hiện quy trình tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định hiện hành.

- Ban hành các quy định về chăm sóc và điều trị sớm cho người nhiễm HIV bằng phương thức xã hội hóa.

- Ban hành quy trình tư vấn xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị đối với người nhiễm HIV tham gia Đề án điều trị sớm.

- Thiết lập hệ thống cung ứng thuốc ARV với giá ưu đãi cho người nhiễm HIV theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của cơ quan chức năng để cung cấp được thuốc ARV với giá ưu đãi, chất lượng, ổn định dành riêng cho các bệnh nhân nhiễm HIV tham gia Đề án theo nguyên tắc: Nhà thuốc tiếp nhận thuốc của công ty và bán thuốc ARV cho bệnh nhân (đủ điều kiện điều trị ARV) theo toa của bác sĩ đã đăng ký với nhà thuốc, theo giá đã được thỏa thuận và thống nhất giữa Ban Quản lý Đề án với công ty dược và nhà thuốc.

- Tổ chức thẩm định, cấp phép hoặc ký kết hợp đồng trách nhiệm cho mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia Đề án.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Đề án.

b) Tăng cường công tác truyền thông nhằm quảng bá những lợi ích của việc xét nghiệm, điều trị sớm HIV và giới thiệu các địa điểm đang cung cấp dịch vụ điều trị sớm nhằm tạo sự đồng thuận của cộng đồng và sự tham gia của người nhiễm, người có nguy cơ bị lây nhiễm.

- Truyền thông trực tiếp: thông qua mạng lưới giáo dục viên đồng đẳng, mạng lưới các nhóm tự lực, nhóm người có HIV để chính người nhiễm sẽ vận động bạn tình của họ và những người trong cộng đồng đi xét nghiệm HIV sớm; các chi hội phòng, chống HIV/AIDS trực thuộc Hội phòng, chống HIV/AIDS và các ban, ngành, đoàn thể để vận động khuyến khích người dân tham gia việc xét nghiệm và điều trị sớm HIV.

- Truyền thông gián tiếp: thực hiện hoạt động truyền thông quảng bá lợi ích của điều trị sớm và kêu gọi người dân xét nghiệm sớm để được tham gia vào chương trình chăm sóc và điều trị sớm HIV.

c) Tăng cường tiếp cận đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm HIV để tư vấn, xét nghiệm phát hiện sớm HIV:

Ngoài tăng cường phát hiện người nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao như hiện nay, sẽ triển khai các hoạt động sau đây nhằm tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ đối với đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm HIV:

- Khuyến khích bệnh nhân tại các phòng khám ngoại trú hiện tại giới thiệu những người có nguy cơ lây nhiễm HIV đến tư vấn và xét nghiệm sớm.

- Các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV khi phát hiện một người nhiễm HIV, các tư vấn viên có trách nhiệm tư vấn về lợi ích của việc xét nghiệm và điều trị sớm để người nhiễm này tham gia và đồng thời giới thiệu người có nguy cơ lây nhiễm từ họ đến để được tư vấn và xét nghiệm sớm.

- Thực hiện chiến dịch xét nghiệm HIV lưu động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, các bến xe nhằm phát hiện sớm những người mới nhiễm HIV trong cộng đồng để tư vấn và hướng dẫn tham gia điều trị sớm.

- Tăng cường hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV do cán bộ y tế đề xuất tại các Bệnh viện đa khoa trong và ngoài công lập, các chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, chương trình Lao… để phát hiện sớm người nhiễm HIV và phối hợp chuyển gửi đưa vào chương trình điều trị sớm cho bệnh nhân.

- Kết nối với các phòng xét nghiệm khẳng định HIV như: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Xét nghiệm Y khoa,… tiếp cận những người vừa có kết quả xét nghiệm HIV dương tính để tư vấn và khuyến khích họ tham gia chương trình điều trị sớm.

- Kết nối với Chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Chi cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ… để thiết lập các phòng tư vấn tiền hôn nhân và sức khỏe sinh sản, trong đó có xét nghiệm HIV có thu phí, giáo dục, vận động xét nghiệm HIV tiền hôn nhân. Mở rộng sử dụng test nhanh trong chẩn đoán HIV theo hướng dẫn của Bộ Y tế để rút ngắn thời gian từ lúc khách hàng đồng ý xét nghiệm đến lúc có kết quả xét nghiệm.

d) Quản lý điều trị:

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19 tháng 8 năm 2009 và Quyết định số 4139/QĐ-BYT ngày 02 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế để tiến hành các bước quản lý điều trị như: tiếp nhận, khám bệnh, tư vấn, điều trị, chỉ định điều trị, khởi điều trị, theo dõi xét nghiệm, tái khám, xử lý tác dụng phụ, thất bại điều trị. Một số điểm cần chú ý:

- Chỉ định điều trị: người nhiễm HIV được tư vấn viên tại các cơ sở tiếp cận tư vấn giới thiệu về phương thức điều trị sớm theo phương thức xã hội hóa và các lợi ích, nghĩa vụ của bệnh nhân khi tham gia chương trình này (gồm các chính sách, chủ trương, nội quy, quy định, hướng dẫn các thủ tục hành chính, tài chính phải tuân theo trong suốt quá trình tham gia…). Sau khi đã cung cấp đủ các thông tin, bệnh nhân đồng thuận sẽ viết đơn tự nguyện tham gia điều trị sớm theo phương thức xã hội hóa (theo mẫu) và bác sĩ điều trị sẽ chỉ định điều trị cho bệnh nhân (không thực hiện bước xét chọn như đối với bệnh nhân được xét chọn điều trị miễn phí).

- Quá trình tư vấn: trước và trong suốt quá trình tư vấn điều trị ARV sớm bằng phương thức xã hội hóa, tư vấn viên và bác sĩ điều trị cần tìm hiểu để xác định rõ khả năng tham gia điều trị lâu dài của bệnh nhân.

- Chuẩn bị ART: đơn vị khám chữa bệnh thực hiện các thủ tục nhanh gọn nhất để đưa bệnh nhân vào điều trị ARV ngay khi đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

- Trong quá trình điều trị nếu xuất hiện các bệnh lý khác (nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, tâm thần, da liễu, bệnh lý khối u….) cần hội chẩn nội bộ, chỉ định điều trị phù hợp (trong khả năng) hoặc chuyển khám chữa trị tại bệnh viện tuyến chuyên khoa tương ứng.

- Thực hiện báo cáo: thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm cho Ban Quản lý Đề án các chỉ số chăm sóc điều trị, chỉ số bệnh nhân ra khỏi Đề án.

- Giám sát: thường quy giám sát thực hành ghi chép sổ sách, hồ sơ bệnh án, các quy trình kỹ thuật về chăm sóc điều trị, giám sát định kỳ và bất thường do Ban Quản lý Đề án thực hiện.

đ) Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện Đề án:

- Theo dõi, báo cáo: biểu mẫu sổ sách báo cáo thực hiện theo quy định hiện hành. Theo dõi các chỉ số đảm bảo chất lượng điều trị như hiện hành và bổ sung một số chỉ số theo dõi cần thiết.

+ Báo cáo tháng: áp dụng báo cáo tháng hiện hành và bổ sung những chỉ số theo dõi mới (số bệnh nhân ngừng tham gia, ra khỏi Đề án).

+ Báo cáo đột xuất: xác định các trường hợp không tuân thủ, không duy trì điều trị cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật.

- Giám sát hỗ trợ kỹ thuật:

+ Giám sát tại thực địa: định kỳ hàng tháng và đột xuất khi cần. Thành phần đoàn giám sát bao gồm bộ phận hỗ trợ kỹ thuật và các chuyên gia khi cần thiết.

+ Giao ban bộ phận hỗ trợ kỹ thuật mỗi quý một lần.

+ Biểu mẫu giám sát thực hiện theo quy định hiện hành và bổ sung một số công cụ giám sát cần thiết.

- Đánh giá kết quả:

+ Đánh giá kết quả cuối năm (dựa trên các chỉ số từ báo cáo tháng).

+ Đánh giá giai đoạn thí điểm.

+ Đánh giá khi kết thúc Đề án: hiệu quả, tác động của Đề án đối với cộng đồng xã hội.

 

D&P