Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc công bố danh mục mục 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đô thị văn minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 01 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bãi bỏ (do được thay thế). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND về việc công bố 01 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 90/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |

Chỉ thị về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm

Ngày 25/6/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 13/2014/CT-UBND về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội, trong đó tập trung các hoạt động truyền thông hướng đến thay đổi hành vi của người  vi phạm.

2. Tăng cường trấn áp tội phạm liên quan đến mại dâm, triệt phá các tụ điểm, khu vực, tuyến đường và đường dây tổ chức hoạt động mại dâm ở các địa bàn trọng điểm, khu du lịch, nghỉ mát; tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm, tình hình tội phạm liên quan đến mại dâm, cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm, xác định địa bàn trọng điểm, làm cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết lập hệ thống thông tin quản lý về tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý.

3. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn quản lý chặt chẽ địa bàn, không để xảy ra tệ nạn mại dâm tại địa phương quản lý; xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền để xảy ra tệ nạn mại dâm kéo dài trên địa bàn quản lý mà không có biện pháp xử lý triệt để; đồng thời đưa kết quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm là một trong những chỉ tiêu bình xét thi đua, đánh giá hàng năm của cơ quan, đơn vị.

4. Tập trung củng cố nhân sự, chấn chỉnh hoạt động của Lực lượng kiểm tra liên ngành hoạt động văn hóa thông tin và phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi tắt là lực lượng kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội) từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn, để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội để làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất, tổ chức triển khai nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.

5. Tham mưu đề xuất, kiến nghị Chính phủ và các Bộ - ngành Trung ương xem xét bổ sung, điều chỉnh các quy định pháp luật phòng, chống tệ nạn mại dâm phù hợp với đặc điểm tình hình công tác phòng, chống mại dâm trong giai đoạn mới như: xử lý các đối tượng mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người thực hiện hành vi khiêu dâm, kích dục, môi giới mại dâm trên mạng Internet…

6. Thực hiện các biện pháp xử lý đối với người vi phạm tệ nạn mại dâm:

a) Đối với người mua dâm: Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 22 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của  Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Người vi phạm là đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân còn bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của Điều lệ Đảng, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và Điều lệnh kỷ luật của lực lượng vũ trang.

b) Đối với người mua dâm là người nước ngoài: Ngoài việc xử lý vi phạm hành chính còn bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định.

c) Đối với người bán dâm:

- Trường hợp người bán dâm có nơi cư trú nhất định: Lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ về Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn để phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xã hội tại địa phương nơi cư trú giáo dục, hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ cần thiết và tạo điều kiện giúp người bán dâm hoàn lương, hòa nhập cộng đồng.

- Trường hợp người bán dâm sống lang thang, không có nơi cư trú nhất định: Lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và tiến hành vận động, giúp đỡ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc như đối với người không có nơi cư trú nhất định.

- Người bán dâm bị nhiễm HIV sẽ được chuyển gửi đến các chương trình chăm sóc điều trị ARV tại Khoa tham vấn và hỗ trợ cộng đồng thuộc các Trung tâm Y tế dự phòng các quận, huyện hoặc tại các cơ sở chăm sóc điều trị thích hợp.

d) Đối với người bán dâm có sử dụng trái phép chất ma túy: Lập hồ sơ xử lý như người nghiện ma túy theo Luật Phòng, chống ma túy và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

đ) Đối với chủ cơ sở vi phạm: Lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

7. Duy trì, kết nối các mô hình trợ giúp tại cồng đồng đối với người bán dâm, như: cung cấp các dịch vụ về tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe, can thiệp dự phòng lây truyền HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục;   hỗ trợ vay vốn, học nghề và giới thiệu việc làm thông qua Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá, các chương trình tín dụng ưu đãi bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để giúp đỡ người bán dâm hoàn lương thay đổi công việc và  ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

 

Lam Điền