Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc công bố danh mục mục 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đô thị văn minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 01 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bãi bỏ (do được thay thế). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND về việc công bố 01 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 90/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |

Đề án “Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020”

Ngày 23/6/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3077/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020”, cụ thể như sau:

* MỤC TIÊU

Đề án Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020 đảm bảo đáp ứng đủ về số lượng giáo viên (kể cả đáp ứng giáo viên cho việc dạy 2 buổi), đồng bộ về cơ cấu, loại hình đào tạo theo nhu cầu phát triển quy mô các ngành học, cấp học, vừa đạt và nâng cao các tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

 Đề án nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đạt chuẩn và nâng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn hóa trường học và góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố.

Đề án cũng chú trọng việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cho địa phương.

* ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

- Cán bộ, công chức, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng  Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở (gọi chung là công chức).

- Cán bộ, viên chức quản lý trường học, giáo viên các ngành học, cấp học.

- Nhân viên trường học: Văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế, thí nghiệm, thư viện, thiết bị, bảo vệ, phục vụ, tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp.

* NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Bồi dưỡng cho đội ngũ công chức:

- Lý luận chính trị: Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh cán bộ, ngạch công chức và chức danh lãnh đạo quản lý.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước:

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý;

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;

+ Bồi dưỡng văn hóa công sở.

- Kiến thức về hội nhập quốc tế;

- Tin học, ngoại ngữ chuyên ngành;

- Đào tạo trình độ đại học, sau đại học cho cán bộ, công chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ.

2. Bồi dưỡng quản lý giáo dục:

- Đối với Hiệu trưởng (Giám đốc), các Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc) và giáo viên thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý bậc học Mầm non, phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX): Yêu cầu 100% có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Tất cả CBQL và giáo viên thuộc diện quy hoạch tham gia khóa bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore.

- Đối với Hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông; Giám đốc Trung tâm GDTX: Bồi dưỡng chuẩn Hiệu trưởng (Giám đốc) theo từng bậc học (bao gồm tự bồi dưỡng và bồi dưỡng theo chuyên đề do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức).

- Đối với Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và giáo viên thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp: Yêu cầu tham gia bồi dưỡng chương trình quản lý theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo đề cử một số CBQL đương nhiệm và giáo viên thuộc diện quy hoạch tham gia đào tạo Thạc sĩ Quản lý giáo dục theo Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy.

- Đối với Tổ trưởng chuyên môn: 100% có chứng chỉ bồi dưỡng công tác quản lý cho Tổ trưởng chuyên môn.

- Đối với Giáo viên chủ nhiệm: Các trường phổ thông chọn giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp theo từng bậc học.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn: 

- Khuyến khích các CBQL và giáo viên, đặc biệt là các CBQL và GV bậc Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX), Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp học nâng cao trình độ chuyên môn (trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành).

4. Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên:

 - Đảm bảo 100% CBQL và giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên; các thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non, giáo viên Phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với mỗi cấp học (Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Giáo dục thường xuyên; Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non).

5. Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị:

- Đối với Hiệu trưởng (Giám đốc), các Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc) và giáo viên các trường học, TTGDTX thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý: Yêu cầu có trình độ trung cấp chính trị trở lên.

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quy hoạch của ngành Giáo dục và Đào tạo giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp Phó Trưởng phòng Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện và tương đương trở lên và cán bộ trong nguồn quy hoạch: Yêu cầu có trình độ cao cấp chính trị.

 - Đối với giáo viên, nhân viên trường Mầm non, Phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp: Khuyến khích đạt trình độ trung cấp chính trị.

6. Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ:

- Đối với cán bộ, công chức trong quy hoạch: Đảm bảo 100% cán bộ đương nhiệm, dự bị các chức danh lãnh đạo, quản lý đủ trình độ về ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định đối với từng loại chức danh hoặc vị trí việc làm (theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 5033/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

- Đối với CBQL và giáo viên không giảng dạy ngoại ngữ: Khuyến khích đạt chứng chỉ tiếng Anh theo khung đánh giá năng lực ngôn ngữ của Cộng đồng chung Châu Âu (CEFR).

- Đối với giáo viên giảng dạy Tiếng Anh: Phấn đấu đến năm 2015, tất cả giáo viên Tiếng Anh các bậc học đều đạt chuẩn theo khung đánh giá năng lực ngôn ngữ của Cộng đồng chung Châu Âu (CEFR) hoặc tương đương theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”  theo Quyết định số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đề án này, giáo viên dạy ngoại ngữ phải có năng lực ngôn ngữ giảng dạy cao hơn trình độ chung của cấp dạy 2 bậc. Trình độ giáo viên dạy tiếng Anh cấp Tiểu học (TiH), Trung học cơ sở (THCS) phải đạt tối thiểu cấp độ 4/6 do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là KNLNN), giáo viên tiếng Anh cấp Trung học phổ thông (THPT), Giáo dục thường xuyên (GDTX), Cao đẳng (CĐ), Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) phải đạt cấp độ 5/6 KNLNN. Ngoài ra, đối với giáo viên các trường chuyên nghiệp: cần tập trung cho các giáo viên giảng dạy các mã ngành tiên tiến có liên kết với nước ngoài theo chương trình hợp tác quốc tế.

7. Đào tạo, bồi dưỡng về tin học:

 - Đối với CBQL: Đảm bảo tất cả CBQL có khả năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng dành cho quản lý.

 - Đối với giáo viên: Yêu cầu  giáo viên có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên môn (phần mềm soạn giảng).

- Đối với nhân viên: Đảm bảo đạt trình độ tin học theo tiêu chuẩn của ngạch, có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong các hoạt động nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của từng chức danh.

8. Đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu thực tế (bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng hè,…):

- Hàng năm, các phòng chuyên môn thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề theo yêu cầu thực tiễn, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hè,…. Các đơn vị trực thuộc sở và Phòng Giáo dục- Đào tạo quận, huyện căn cứ vào các kế hoạch của sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương tổ chức bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên.

- Đưa một số CBQLGD chủ chốt, chuyên viên và giáo viên cốt cán đi học tập các mô hình, phương pháp giáo dục tiến tiến ở nước ngoài để nghiên cứu vận dụng và nhân rộng trong các cơ sở giáo dục - đào tạo Thành phố.

9. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trường học:

Bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên trường học (văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế, thư viện, thiết bị, thí nghiệm, bảo vệ, phục vụ, tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp) có bằng cấp phù hợp với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp để đáp ứng với nhiệm vụ được phân công.

 

Nguyên Ngân