Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em thành phố

Ngày 25/5/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 2437/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, cụ thể như sau:


* MỤC TIÊU TỔNG QUÁT


Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh để tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển.


* MỤC TIÊU CỤ THỂ


- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống còn 4,7% tổng số trẻ em


- 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.


- 60% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.


- 50% các quận - huyện thí điểm xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em.


* NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ


1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội:


- Các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em; Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 2004, Nghị định 36/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, Luật Lao động, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Nghị định số 110/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2010 về xây dựng xã phuờng phù hợp với trẻ em, Chương trình Hành động Vì trẻ em 2012 - 2020, Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2009 về Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020…


- Cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về dịch vụ chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho gia đình, người giám hộ, cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em.


2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em:


Tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án; kiến thức cơ bản về hệ thống bảo vệ trẻ em; kiến thức phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em; hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em; các văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các quyền trẻ em; sự phát triển tâm lý của trẻ em; kỹ năng cơ bản trong làm việc với trẻ em; các loại mẫu biểu thu thập báo cáo...


3. Xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em:


- Củng cố hệ thống tổ chức và dịch vụ bảo vệ trẻ em.


Trên cơ sở Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2010 về công tác bố trí cán bộ chuyên trách trẻ em kiêm Bình đẳng giới và Quyết định số 86/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về bổ sung nhiệm vụ và chế độ thù lao cho cộng tác viên dân số kế hoạch hoá gia đình để thực hiện thêm nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc trẻ em, Ủy ban nhân dân quận - huyện và phường - xã, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát công tác bố trí và sử dụng cán bộ trên cơ sở đảm bảo về số lượng, trình độ. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; trong đó đặc biệt lưu ý đến hệ thống cán bộ cơ sở, chuyên trách, cộng tác viên, tư vấn viên, nhóm trẻ nòng cốt.


Đánh giá hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Nghiên cứu xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cấp quận - huyện, cấp phường - xã, thị trấn.


- Đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm công tác xã hội trẻ em thành phố; hệ thống các điểm tư vấn cộng đồng, tư vấn trường học. Tổ chức các hoạt động cung cấp và kết nối dịch vụ Bảo vệ trẻ em như: bảo đảm sự an toàn cho trẻ em; tư vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi tâm lý, thể chất trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và để hòa nhập cộng đồng; các phúc lợi xã hội khác; loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ dẫn đến trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bóc lột, bạo lực, sao nhãng và rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.


Trợ giúp nâng cao kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cộng đồng về Bảo vệ trẻ em, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em.


4. Xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng:


- Xây dựng tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng cần thiết để trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật. Tổ chức chăm sóc, hỗ trợ học tập cho trẻ em khuyết tật tại các lớp giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt. Hỗ trợ và can thiệp cho trẻ em tại các Trung tâm bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập được cấp giấy tờ tùy thân.


- Tổ chức các lớp đào tạo về các kỹ năng tự bảo vệ trước các nguy cơ ngược đãi, xâm hại và bóc lột, cung cấp các kiến thức về phòng chống tác hại khi tiếp xúc với chất độc hại; kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội ở cộng đồng cho trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm; hạn chế tình trạng ngược đãi, bạo lực, xâm hại tình dục và bóc lột trẻ em. Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em bị xâm hại tình dục; phối hợp tổ các lớp hướng nghiệp, học nghề, học văn hoá cho trẻ em.


- Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật; Xây dựng các câu lạc bộ trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, các điểm trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; Tổ chức các lớp đào tạo về các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng; Hỗ trợ các em và các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động, giúp các em có việc làm và thu nhập ổn định; xây dựng tài liệu tập huấn; tổ chức tập huấn cho các nhóm đối tượng thuộc địa bàn thí điểm.


5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Bảo vệ chăm sóc trẻ em:


- Tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức và năng lực về tư pháp đối với người chưa thành niên cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ làm việc với người chưa thành niên là nạn nhân, nhân chứng, người chưa thành niên vi phạm pháp luật; tuyên truyền phổ biến các vấn đề liên quan đến tư pháp cho trẻ em và người chưa thành niên, đặc biệt trẻ em và người chưa thành niên là nạn nhân, nhân chứng hoặc người chưa thành niên vi phạm pháp luật, có nguy cơ tại cộng đồng và các trường giáo dưỡng. Thực hiện thí điểm mô hình xử lý chuyển hướng thân thiện đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.


- Tổ chức rà soát hệ thống luật pháp liên quan đến Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em từ đó tìm ra những bất cập đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.


- Quản lý, lưu trữ thông tin, số liệu thu thập được và phân tích, đáp ứng nhu cầu quản lý hệ thống; xây dựng trình tự, thủ tục, cơ chế thu thập số liệu, nhập tin, xử lý số liệu và cung cấp số liệu cho các cơ quan quản lý liên quan. Tổ chức các đợt kiểm tra nhằm hỗ trợ cho cán bộ chuyên trách trong việc thu thập, cập nhật thông tin.

 

Nguyên Ngân