Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2720/QĐ-UBND về điều chỉnh Phiếu đăng ký và Thang điểm bình chọn sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2716/QĐ-UBND về công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2715/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét bổ nhiệm và chuyển ngạch thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2714/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2709/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận Phú Nhuận | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 20 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2695/QĐ-UBND về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Tổ chức và các Tiểu ban giúp việc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2693/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2681/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tân Bình |

Đề án “Phát triển quan hệ lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020”

Ngày 23/4/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Phát triển quan hệ lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020”, cụ thể như sau:

1. Nhóm giải pháp thứ nhất: Nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ quan hệ lao động của các cơ quan Nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động:

a) Hình thành bộ phận chuyên trách về quan hệ lao động trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, là đầu mối phối hợp, kết nối với các Sở - ngành, đơn vị và các quận, huyện để thực hiện Đề án.

b) Tổ chức kiện toàn và nâng cao năng lực, chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách, phụ trách về quan hệ lao động và lực lượng hòa giải viên lao động.

- Rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách, phụ trách về quan hệ lao động tại các cơ quan, đơn vị và đội ngũ hòa giải viên lao động tại các quận, huyện.

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về quan hệ lao động, các quy định pháp luật, cung cấp kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách, phụ trách về quan hệ lao động và lực lượng hòa giải viên lao động, đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, hỗ trợ quan hệ lao động theo quy định pháp luật; đồng thời đáp ứng yêu cầu tác nghiệp hòa giải tranh chấp lao động, bao gồm tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền và về lợi ích.

- Đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý, phân bổ, hỗ trợ hòa giải viên lao động tại các quận, huyện. Xây dựng “Quy chế tổ chức và hoạt động của hòa giải viên” để có cơ chế quản lý thống nhất, nâng cao hiệu quả việc phân bổ, điều phối, hỗ trợ hòa giải viên thực hiện tác nghiệp hòa giải tranh chấp lao động.

c) Xây dựng hồ sơ quan hệ lao động, nhất là đối với những doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động, đình công nhằm thiết lập công cụ nắm bắt, theo dõi, đánh giá đầy đủ về tình hình vận hành của quan hệ lao động tại doanh nghiệp để có những giải pháp kịp thời phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công xảy ra.

- Thí điểm xây dựng mẫu hồ sơ quan hệ lao động đối với doanh nghiệp và các hướng dẫn về việc lập, cập nhật và theo dõi hồ sơ.

- Tiến hành rà soát và lập danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động cao.

- Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp và mẫu hồ sơ quan hệ lao động, các quận, huyện giao cho từng hòa giải viên hoặc nhóm các hòa giải viên phối hợp với doanh nghiệp lập hồ sơ và thường xuyên theo dõi, cập nhật định kỳ 01 quý/lần. Hồ sơ sau khi lập, cập nhật được quản lý tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và phục vụ cho hòa giải viên tham gia các hoạt động hỗ trợ, hòa giải tranh chấp tại doanh nghiệp.

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện mẫu hồ sơ quan hệ lao động, các hướng dẫn về việc lập, cập nhật, theo dõi hồ sơ và triển khai nhân rộng diện áp dụng.

d) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức xã hội về quan hệ lao động, giúp định hướng dư luận đối với các vấn đề liên quan trong quan hệ lao động, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lao động và đình công.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, giới thiệu cho công nhân, người lao động, người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp nhận thức đúng về quan hệ lao động; tuyên truyền các quy định pháp luật lao động có liên quan, các quy tắc ứng xử phù hợp, đúng quy định trong quan hệ lao động… bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng như: cẩm nang, sổ tay, tờ rơi, các hội thi tìm hiểu, nói chuyện chuyên đề, tọa đàm…

- Các báo, đài Thành phố có các chuyên trang, chuyên mục định kỳ, bài viết liên quan đến quan hệ lao động, pháp luật lao động nhằm tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân.

2. Nhóm giải pháp thứ hai: Tăng cường năng lực của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động.

a) Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách của Thành phố có đủ chuyên môn, năng lực, thời gian để thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn đối với người lao động, của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với công đoàn cơ sở, với tập thể người lao động tại các doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở, theo quy định pháp luật, nhất là trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định trong doanh nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho cán bộ công đoàn các cấp.

- Tiếp tục đề xuất các chính sách đào tạo bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp.

b) Xây dựng cơ chế công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ hiệu quả đối với công đoàn cơ sở, cơ chế đại diện và bảo vệ hiệu quả đối với tập thể người lao động tại những doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, góp phần nâng cao vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Công đoàn năm 2012.

- Rà soát, đánh giá các cơ chế hỗ trợ đang thực hiện của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với công đoàn cơ sở và tập thể người lao động.

- Lập kế hoạch, xây dựng cơ chế hỗ trợ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với công đoàn cơ sở.

- Tổ chức tập huấn chuyên đề, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cơ sở.

- Thành lập các đội, nhóm chuyên gia của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở trong quá trình đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động.

- Làm điểm xây dựng cơ chế thực hiện vai trò đại diện của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với tập thể người lao động tại những doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, làm cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm và hoàn thiện cơ chế để triển khai nhân rộng.

c) Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ tập thể người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước thành lập công đoàn cơ sở theo hướng tiếp cận từ dưới lên, đảm bảo đủ năng lực và vị thế để đại diện cho tập thể người lao động tương tác với người sử dụng lao động, nhất là trong hoạt động đại diện cho tập thể lao động đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động.

- Tìm hiểu, xây dựng hạt nhân người lao động tích cực, nhóm công nhân nòng cốt có ý thức chấp hành pháp luật, có ảnh hưởng tốt đối với tập thể người lao động. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, ý thức, hiểu biết văn hóa và quy định pháp luật cho hạt nhân người lao động tích cực, nhóm công nhân nòng cốt. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hạt nhân người lao động tích cực, nhóm công nhân nòng cốt vận động tập thể người lao động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.

- Tổ chức thực hiện thí điểm tại một số doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và tại các quận, huyện. Tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế hỗ trợ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài nhà nước theo hướng tiếp cận từ dưới lên và mở rộng diện áp dụng.

d) Thí điểm việc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ đưa ra các khuyến nghị về những nội dung, điều khoản cơ bản trong thỏa ước lao động để công đoàn cơ sở tham khảo trong quá trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

- Định kỳ hàng năm, trên cơ sở đánh giá sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người lao động, diễn biến tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố, tổ chức công đoàn xây dựng các khuyến nghị về những nội dung, điều khoản cơ bản trong thỏa ước lao động để công đoàn cơ sở tham khảo trong quá trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

- Tiến hành lựa chọn một số quận, huyện thực hiện thí điểm việc xây dựng cơ chế hỗ trợ, các nội dung khuyến nghị phù hợp với loại hình, điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, giày da và một số ngành nghề khác, làm cơ sở để các công đoàn cơ sở tham khảo, áp dụng. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện thí điểm để hoàn thiện cơ chế hỗ trợ, các khuyến nghị về điều khoản cơ bản trong thỏa ước lao động tập thể phù hợp với doanh nghiệp và mở rộng diện áp dụng.

3. Nhóm giải pháp thứ ba: Nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể.

a) Thành lập các đội, nhóm chuyên gia của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn, đại diện giới sử dụng lao động trực tiếp tham gia hỗ trợ quá trình đối thoại tại nơi làm việc, quá trình thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, đưa ra mô hình đối thoại hiệu quả tại doanh nghiệp và hướng dẫn thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo quy định tại Chương V Bộ Luật Lao động năm 2012.

- Rà soát, đánh giá những hình thức đối thoại đang thực hiện tại các doanh nghiệp. Xây dựng mô hình đối thoại hiệu quả tại nơi làm việc và tiến hành làm điểm tại một số quận, huyện, doanh nghiệp.

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện mô hình và mở rộng diện áp dụng.

c) Tăng cường hoạt động hỗ trợ của bên thứ ba (cơ quan Nhà nước, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động) trong quá trình đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

- Xây dựng bộ tài liệu, cẩm nang hướng dẫn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho các bên tham gia thực hiện hoạt động đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

- Xây dựng cơ chế bên thứ ba (cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động) cung cấp thông tin, tham gia, hỗ trợ hiệu quả quá trình đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

- Tổ chức làm điểm việc công đoàn cấp trên cơ sở, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động trực tiếp xuống doanh nghiệp hỗ trợ đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể tại một số doanh nghiệp trên địa bàn.

- Tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế hỗ trợ của bên thứ ba đối với hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể và mở rộng diện áp dụng.

4. Nhóm giải pháp thứ tư: Chủ động giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công.

a) Bổ sung, hoàn thiện quy trình giải quyết các cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định, từ giai đoạn hỗ trợ trước đình công, giải quyết đình công đến việc theo dõi tình hình quan hệ lao động của doanh nghiệp sau đình công.

- Rà soát, đánh giá lại Quy trình xử lý bước đầu các vụ đình công không đúng pháp luật lao động tại Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động trên địa bàn Thành phố để đề xuất định hướng bổ sung, cải tiến, làm cơ sở hình thành quy trình khung về giải quyết các cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục pháp luật thông qua hòa giải với các giai đoạn trước, trong và sau khi xảy ra đình công.

- Triển khai thực hiện thí điểm việc áp dụng quy trình tại một số quận, huyện, doanh nghiệp. Tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình giải quyết đình công không đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định và mở rộng diện áp dụng.

b) Thí điểm hoạt động can thiệp, hỗ trợ chủ động của hòa giải viên trong giai đoạn có nguy cơ xảy ra đình công (trước đình công) tại doanh nghiệp.

- Thí điểm xây dựng cơ chế hòa giải viên thường xuyên nắm bắt thông tin, theo dõi tình hình quan hệ lao động tại những doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động trong hồ sơ quan hệ lao động; chủ động xuống doanh nghiệp hỗ trợ các bên hòa giải ngay khi có dấu hiệu phát sinh tranh chấp lao động.

- Tổ chức thực hiện thí điểm tại một số quận, huyện và doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động. Tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế hỗ trợ chủ động của hòa giải viên và mở rộng diện áp dụng.

5. Nhóm giải pháp thứ năm: Cải thiện, phát triển các yếu tố môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội có tác động đến quan hệ lao động.

a) Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình nhà ở xã hội cho công nhân theo chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố. Đa dạng hóa các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng… nhằm thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở, nhà cho thuê cho công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung.

b) Tiếp tục thực hiện các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, giúp công nhân an tâm lao động sản xuất, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình phục vụ đời sống công nhân như: nhà giữ trẻ cho con công nhân, cửa hàng tiện ích, phòng khám đa khoa, bếp ăn tập thể, các Trung tâm sinh hoạt công nhân… từng bước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, điều kiện sống cho công nhân, người lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.

- Tiếp tục triển khai các chương trình chăm lo cho công nhân với các hoạt động như: tư vấn pháp luật, tư vấn sức khỏe, tổ chức sân chơi cuối tuần, các chương trình giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, chiếu phim lưu động, chương trình bán hàng với giá ưu đãi, phiên chợ công nhân, chăm lo nhân các dịp lễ, tết, hỗ trợ vé xe, vé tàu… góp phần nâng cao đời sống cho công nhân lao động.

 

Nguyên Ngân