Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc công bố danh mục mục 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đô thị văn minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 01 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bãi bỏ (do được thay thế). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND về việc công bố 01 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 90/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Ngày 23/6/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 11/2014/CT-UBND về tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, cụ thể như sau:

1.    Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, xây dựng kế hoạch, chương trình và nội dung tuyên truyền phổ biến Nghị định số 60/2013/NĐ-CP đến người sử dụng lao động, người lao động để nâng cao nhận thức và hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Nội dung tuyên truyền cần được xây dựng phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền;

b) Tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ đến người sử dụng lao động;

c) Phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố và các cơ quan có liên quan, định kỳ tổ chức giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo quy định và đề xuất khen thưởng những trường hợp thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý đối với những trường hợp người sử dụng lao động cố tình không thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo quy định;

d) Theo dõi, đôn đốc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này; chịu trách nhiệm báo cáo trước Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại doanh nghiệp.

2.    Liên đoàn Lao động Thành phố:

a) Tổ chức tuyên truyền sâu rộng và xây dựng Kế hoạch quán triệt, triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ tới các cấp công đoàn, tới toàn thể người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

b) Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng đối thoại, giải quyết tranh chấp lao động cho chủ doanh nghiệp. Hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ ít nhất 03 tháng một lần, đảm bảo thời gian 12 tháng tổ chức Hội nghị người lao động một lần.

c) Đôn đốc, kiểm tra Liên đoàn Lao động các quận - huyện; công đoàn ngành; công đoàn Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; công đoàn trong các doanh nghiệp về việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Hàng quý xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra công đoàn cơ sở trong việc giám sát thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các doanh nghiệp.

d) Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị cho cơ quan thường trực là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

3.    Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Thành phố; Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố:

a) Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nội dung của Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở tại nơi làm việc và các văn bản pháp luật có liên quan đến thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức tập thể, cá nhân theo quy định của pháp luật, nhất là việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp, tránh hình thức, phô trương.

b) Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong triển khai, thực hiện Nghị định; phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động trong thực hành dân chủ; xây dựng phương thức làm việc theo hướng dân chủ công khai.

c) Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị cho cơ quan thường trực là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

d) Khi phát hiện những trường hợp vi phạm các quy định về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc cần báo cáo kịp thời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động Thành phố để xử lý theo quy định.

4.    Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố:

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền phổ biến Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

b) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường số lượng tin, bài viết về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

c) Phối hợp với các tổng công ty, công ty có nhu cầu thực hiện giải pháp kết nối thông tin về công khai thông tin tài chính theo quy định.

d) Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị cho cơ quan thường trực là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

5.    Sở Tài chính:

Hướng dẫn các doanh nghiệp do nhà nước là chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động công khai tài chính theo quy định.

6.    Ủy ban nhân dân quận - huyện:

a) Tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể ở địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn quản lý; hướng dẫn xây dựng quy chế dân chủ cơ sở, quy chế đối thoại tại nơi làm việc, quy chế tổ chức hội nghị người lao động; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý;

b) Thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện Chỉ thị này về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

c) Kịp thời khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực, có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện tốt quy định về quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc ở địa phương.

7.    Các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn,  sử dụng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động:

a) Xây dựng và thực hiện công khai minh bạch quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động; tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc. Thường xuyên rà soát quy chế, quy định, thực hiện công khai quy chế đến từng công nhân lao động.

b) Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc và tổ chức đối thoại định kỳ ít nhất 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định đã được đề ra trong quy chế; khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày. Hội nghị người lao động được tổ chức 12 tháng một lần.

c) Người sử dụng lao động có trách nhiệm niêm yết công khai biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc tại doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, đội sản xuất và đăng tải trên hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.                                            

                                                                                                           

Lam Điền