Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2720/QĐ-UBND về điều chỉnh Phiếu đăng ký và Thang điểm bình chọn sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2716/QĐ-UBND về công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2715/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét bổ nhiệm và chuyển ngạch thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2714/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2709/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận Phú Nhuận | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 20 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2695/QĐ-UBND về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Tổ chức và các Tiểu ban giúp việc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2693/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2681/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tân Bình |

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Ngày 11/6/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2838/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 34-CTrHĐ/TU của Thành ủy và Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24 -NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

1. Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường

-         Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức và tầng lớp nhân dân, từng cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trong công tác phòng, chống tác động của biến đổi khí hậu; kiểm soát ngập, lũ, bảo vệ công trình thoát nước,…; sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường thông qua công tác vận động, tuyên truyền của hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí.

-         Ða dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu tiên tuyên truyền, giáo dục; nghiên cứu lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo ngoại khóa các cấp học phổ thông.

-         Tăng cường công tác phối hợp triển khai các Chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường, thường xuyên phát động các phong trào bảo vệ môi trường, trồng cây xanh; xây dựng “Khu phố không rác” tại các khu đô thị mới, khu dân cư; gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Toàn dân bảo vệ môi trường”, nhân rộng, đẩy mạnh hoạt động mô hình bảo vệ môi trường gắn với thực hiện các chương trình, dự án phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở cộng đồng dân cư.

-         Vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân tình nguyện tham gia công tác phòng, chống ngập, lụt theo phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị nhiều phương án ứng phó ngập, lụt, giảm nhẹ thiên tai; tổ chức các lớp tập huấn, tạo điều kiện, huy động ngay lực lượng này tham gia cùng với lực lượng chuyên nghiệp khi có ngập, lụt.

-         Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phê phán các hành vi gây mất vệ sinh môi trường, các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường; cổ vũ, biểu dương, nhân rộng các điển hình, sáng kiến, cách làm hay trong bảo vệ môi trường. Tổ chức biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát sóng định kỳ các chuyên trang, phim tài liệu, phóng sự chuyên đề về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với từng đối tượng trên địa bàn thành phố.

-         Tăng cường công tác cán bộ, sắp xếp cán bộ có đủ năng lực, chuyên môn và khả năng quản lý, điều hành các chương trình, dự án nhằm tránh thất thoát, lãng phí. Thường xuyên cập nhật thông tin và nâng cao kiến thức, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, tích hợp biến đổi khí hậu vào quản lý đô thị cho cán bộ quản lý về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường cấp thành phố, cấp quận huyện.

-         Tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

-         Tăng cường tập huấn, diễn tập, huy động, nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia công tác ứng cứu sự cố; phòng, chống ngập, lũ, bảo vệ công trình thoát nước; bảo vệ môi trường.

2. Ðẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

-         Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ dự báo mới, tiên tiến trong cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

-         Thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất và khuyến khích tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và phát thải các-bon thấp; nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng đến các giải pháp phi công trình.

-         Triển khai việc lắp đặt hệ thống quan trắc, giám sát tự động tại cửa xả nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp; đồng thời bắt buộc các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung và có lắp đặt hệ thống quan trắc tự động; lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung trên địa bàn thành phố.

3. Tăng cường quản lý Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

-         Phổ biến, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường có hiệu quả.

-          Ðẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về sử dụng tài nguyên trái phép và bảo vệ môi trường; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng thanh tra chuyên ngành và chính quyền phường - xã - thị trấn; nghiên cứu kiến nghị bổ sung thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan thanh tra thuộc chuyên ngành thoát nước, chống ngập nước đô thị góp phần nâng cao hiệu quả thoát nước của hệ thống thoát nước, tạo điều kiện giảm dần chi phí duy tu, nạo vét hàng năm.

-         Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu. Thống nhất tổ chức quản lý đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải và các công trình kiểm soát triều. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Hoàn thiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế phối hợp ứng cứu và khắc phục sự cố tràn dầu; Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội để vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.

-         Tiếp tục củng cố, tăng cường nhân sự, phương tiện kỹ thuật cho bộ máy quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường từ cấp thành phố cho đến quận - huyện, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về môi trường; có cơ chế, chính sách mời gọi các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi trong và ngoài nước về làm việc, hợp tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

-         Phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm bảo vệ môi trường giữa các cấp, các ngành. Điều chỉnh, bổ sung hoặc đề nghị hoàn chỉnh bổ sung hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.

-         Tăng cường số lượng đào tạo cán bộ về tài nguyên môi trường theo Chương trình 500 tiến sỹ, thạc sỹ, kể cả phối hợp với các viện, trường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu về công tác bảo vệ môi trường.

4. Tài chính và thu hút đầu tư

- Thành phố ưu tiên bố trí ngân sách phù hợp theo quy định, kết hợp đa dạng hóa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của thành phố. Chủ động tìm kiếm các nguồn hỗ trợ về công nghệ và tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt cho các dự án phát triển nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng. Tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn ODA, ưu tiên đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước, thu gom nước thải, các công trình hồ điều tiết, đê bao, cống kiểm soát triều.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường thành phố, tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ, khuyến khích, huy động và tận dụng tối đa các nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế - xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu, ngăn ngừa, giải quyết sự cố môi trường theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

5. Mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế

- Chủ động phối hợp với các nước có liên quan, các tổ chức và các diễn đàn quốc tế nhằm tăng cường trao đổi thông tin và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường trao đổi, hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, môi trường, thoát nước đô thị. Mở rộng chuyên ngành đào tạo tại các trường dạy nghề để đào tạo đội ngũ công nhân ngành nước phục vụ yêu cầu quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, các nhà máy xử lý nước thải.

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, giới thiệu, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ của các đối tác, tổ chức quốc tế về kinh nghiệm, công nghệ và tài chính phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

 

Lam Điền