Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5162/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5161/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5155/QĐ-UBND về việc thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở An toàn thực phẩm. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5147/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5146/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5139/QĐ-UBND về việc công bố 02 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5138/QĐ-UBND về việc công bố 02 thủ tục hành chính được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15 tháng 6 năm 2022 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5133/QĐ-UBND về Ban hành Quy chế bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam |

Tập trung phòng trừ, ngăn chặn tái bùng phát dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá hại lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa năm 2011

Ngày 10/6/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Công văn số 2757/UBND-CNN về việc tập trung phòng trừ, ngăn chặn tái bùng phát dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá hại lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa năm 2011 trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:


Để chủ động phòng trừ, ngăn chặn tái phát rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có sản xuất lúa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan trên địa bàn thành phố khẩn trương triển khai các công việc sau:


1. Đề nghị các Sở, ngành, quận, huyện:


Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp theo Chỉ thị số 10/2011/CT-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


2. Ủy ban nhân dân các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và các quận: 9, Bình Tân.


- Kiện toàn, củng cố và duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá hại lúa cấp quận, huyện.


- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá; tránh tình trạng gây hoang mang cho nông dân, phun thuốc trừ sâu tràn lan, không theo khuyến cáo.


- Huy động nguồn lực kịp thời, trường hợp dịch có xu hướng lây lan, tổ chức dập dịch quyết liệt đồng loạt.


2.1. Đối với vụ Hè Thu:


Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường có sản xuất lúa Hè Thu và các đơn vị có liên quan phối hợp với ngành nông nghiệp tập trung thực hiện các công việc sau:


+ Đối với diện tích chưa xuống giống: Vận động nông dân sử dụng giống lúa xác nhận, giống lúa kháng rầy; đảm bảo gieo sạ tập trung, đồng loạt, né rầy theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật; kết thúc gieo sạ lúa Hè Thu trước ngày 10/6/2011.


+ Đối với trà lúa đang trong giai đoạn mạ - đẻ nhánh: Vận động nông dân thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện sớm diện tích bị nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá để nhổ hủy cây lúa bệnh, phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” khi cần thiết theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật.


2.2. Đối với vụ Mùa:


Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường có sản xuất lúa vụ Mùa và các đơn vị có liên quan phối hợp với ngành nông nghiệp tập trung thực hiện các công việc sau:


- Bám sát dự báo các đợt rầy nâu di trú cao điểm của Chi cục Bảo vệ thực vật để xác định lịch gieo sạ vụ Mùa né rầy, vận động nông dân sử dụng giống xác nhận, giống kháng rầy, thực hiện biện pháp kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng (giảm lượng giống, giảm lượng phân đạm, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế) theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp.


- Tập trung chỉ đạo công tác phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá hại lúa Mùa, theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá ngay từ đầu vụ, vận động nông dân thường xuyên kiểm tra, phòng trừ rầy nâu kịp thời ngay trong giai đoạn mạ, giai đoạn lúa non, không để rầy nâu bộc phát thành dịch; xử lý dứt điểm ở những nơi xuất hiện bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá.


3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:


3.1. Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, chuyên môn trong công tác phòng trừ sinh vật hại lúa:


- Tổ chức có hiệu quả công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo chính xác khả năng phát sinh gây hại để phát hiện và tham mưu phòng trị kịp thời, không để rầy nâu và bệnh hại lúa lây lan, bột phát thành dịch.


- Chuẩn bị vật tư, phương tiện phòng chống dịch; phân công cán bộ tăng cường công tác ở cơ sở, giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch hại và hướng dẫn kịp thời các biện pháp phòng trị hiệu quả.


- Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.


- Đối với vụ Hè Thu: Khẩn trương tổ chức điều tra, giám sát đồng ruộng, thống kê, phân loại diện tích nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên từng trà lúa để kịp thời huy động nguồn lực phòng trừ kịp thời, trường hợp dịch có xu hướng lây lan, tổ chức dập dịch quyết liệt đồng loạt.


- Đối với vụ Mùa:


+ Tiếp tục bám sát dự báo các đợt rầy nâu di trú cao điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các tỉnh phía Nam và dựa trên kết quả theo dõi, điều tra phát hiện để xác định lịch gieo sạ vụ Mùa né rầy cho từng quận, huyện, dự báo chính xác khả năng phát sinh rầy nâu và bệnh hại lúa ngay từ giai đoạn mạ.


+ Tiếp tục tổ chức điều tra, phân công cán bộ tăng cường công tác ở cơ sở để giám sát đồng ruộng, giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch hại và hướng dẫn kịp thời các biện pháp phòng trị hiệu quả.


3.2. Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông:


- Đối với vụ Hè Thu: Khẩn trương tổ chức tập huấn hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật canh tác, các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá trên lúa Hè Thu.


- Đối với vụ Mùa:


+ Phối hợp Ủy ban nhân dân các quận, huyện vận động nông dân tăng cường sử dụng giống lúa xác nhận, giống lúa kháng rầy.


+ Tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa Mùa, áp dụng 3 giảm, 3 tăng (giảm lượng giống, giảm lượng phân đạm, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế), công tác phòng trừ rầy nâu, bệnh hại lúa cho nông dân.


3.3. Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão theo dõi diễn biến độ mặn, tình hình thời tiết, tình hình khô hạn để thông báo, hướng dẫn cho nông dân và có kế hoạch điều tiết nước kịp thời; xây dựng kế hoạch cung cấp, điều tiết nước, phương án chống hạn; phối hợp với chính quyền địa phương thông báo kịp thời lịch cung cấp nước để nông dân biết và sử dụng nước hợp lý theo đúng nhu cầu đảm bảo hiệu quả sản xuất.


4. Sở Tài chính:


- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kinh phí phòng chống rầy nâu và bệnh hại lúa năm 2011.


- Hướng dẫn các Sở, ngành, quận, huyện lập dự toán kinh phí phòng chống rầy nâu và bệnh hại lúa; bố trí đủ kinh phí kịp thời, tổ chức thực hiện cấp phát, thanh quyết toán và kiểm tra việc thực hiện kinh phí, đảm bảo các yêu cầu công tác hoạt động phòng chống rầy nâu và bệnh hại lúa theo kế hoạch đã được phê duyệt.


5. Sở Thông tin và Truyền thông:


Phối hợp Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành liên quan, hướng dẫn phòng Văn hóa thông tin các quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền qua băng rôn, áp phích tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về các chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, vận động nông dân chuyển đổi diện tích lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao.


6. Sở Công Thương:


Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Ủy ban nhân dân các quận-huyện, lực lượng Công an, tăng cường lực lượng kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và vật tư nông nghiệp khác. Xử phạt nghiêm các trường hợp tăng giá sản phẩm; thuốc, phân bón ngoài danh mục; hàng giả, kém chất lượng…


7. Đề nghị Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thành Đoàn thành phố:


Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện tốt công tác phòng chống dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá hại lúa, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá gây ra.

 

Lam Điền