Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp trên địa bàn thành phố
Ngày 16/01/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 230/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
* MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tuyên truyền, phổ biến Luật Giám định tư pháp đến các sở ngành, tổ chức giám định tư pháp, các giám định viên tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp; làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc.
- Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng trong tổ chức, hoạt động và quản lý công tác giám định tư pháp, bảo đảm hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng kịp thời, có chất lượng mọi yêu cầu giám định trong hoạt động tố tụng.
2. Yêu cầu:
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp.
* NỘI DUNG
1. Tuyên truyền, phổ biến Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành:
- Tổ chức phổ biến, quán triệt, giới thiệu và triển khai thực hiện các quy định của Luật Giám định tư pháp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giám định tư pháp, Nghị định thay thế Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự, các Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn giám định viên tư pháp, các Thông tư quy định quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp, các Thông tư về phí, chi phí giám định tư pháp, Quyết định về chế độ bồi dưỡng giám định viên tư pháp và các văn bản khác có liên quan. với nhiều hình thức phù hợp tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật, lập danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ để phù hợp với Luật Giám định tư pháp.
3. Tổ chức rà soát, xây dựng các quy trình, thủ tục liên quan đến lĩnh vực giám định tư pháp: thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; thủ tục cấp phép thành lập, đăng ký hoạt động Văn phòng Giám định tư pháp; lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc;…
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các Đề án, quy chế về giám định tư pháp:
- Xây dựng Quy chế phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp.
- Xây dựng Đề án củng cố và kiện toàn tổ chức, hoạt động của tổ chức pháp y trong ngành y tế.
- Phối hợp thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực.
- Xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự.
- Xây dựng Đề án quy hoạch, phát triển các tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
5. Bổ sung, lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở các lĩnh vực.
Nội dung thực hiện:
+ Tiến hành rà soát, lựa chọn những người có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định để lập hồ sơ, đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong các lĩnh vực.
+ Tiến hành lựa chọn, lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở các lĩnh vực xây dựng, tài chính - kế toán, tín dụng - ngân hàng, thuế, văn hóa, thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, quy hoạch kiến trúc và các lĩnh vực khác.
6. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giám định tư pháp và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp và người làm công tác giám định.
7. Đảm bảo các nguồn lực, điều kiện về tổ chức, bộ máy, nhân sự, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của các sở, ngành trong hoạt động giám định tư pháp.
Nguyên Ngân
- Điều chỉnh, bổ sung đơn giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ trong dự án Mở ...(22/01/2013)
- Đề án nông thôn mới xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn giai đoạn 2012 - 2015(22/01/2013)
- Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu dân cư phường 5, quận 3(21/01/2013)
- Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư phường 8, ...(21/01/2013)
- Trường Tiểu học Âu Cơ, quận Tân Phú đạt chuẩn quốc gia(21/01/2013)
- Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Văn Xơ, huyện Củ Chi đạt chuẩn quốc gia (21/01/2013)
- Trường Trung học Cơ sở Nguyễn An Ninh, quận 12 đạt chuẩn quốc gia(21/01/2013)
- Trường Mầm non Ngọc Lan, huyện Bình Chánh đạt chuẩn Quốc gia(21/01/2013)
- Quy định điều kiện an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa thô sơ có ...(14/01/2013)
- Chỉ thị về tăng cường quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ an toàn công ...(14/01/2013)