Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc công bố danh mục mục 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đô thị văn minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 01 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bãi bỏ (do được thay thế). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND về việc công bố 01 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 90/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |

Đề án nông thôn mới xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn giai đoạn 2012 - 2015

Ngày 14/01/2013, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 208/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn giai đoạn 2012 - 2015, cụ thể như sau:


* Mục tiêu chung:


- Xây dựng xã Nhị Bình trở thành xã nông thôn mới thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, có các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ… nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã, thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng.


- Xây dựng xã Nhị Bình trở thành xã nông thôn mới theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ.


* Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2012 đến năm 2015.


* Nội dung và nhiệm vụ cụ thể


1. Quy hoạch.


- Tiếp tục hoàn thiện các đồ án quy hoạch tại xã.


- Thực hiện đồ án quy hoạch nông thôn mới nhằm kết nối các đồ án quy hoạch hiện hữu trên địa bàn xã, bao gồm quy hoạch định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.


2. Phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội nông thôn.


2.1. Giao thông:


Từ nay đến năm 2014 xây dựng hệ thống giao thông nông thôn hiện đại, chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản, góp phần giảm khoảng cách chênh lệch về kinh tế cũng như trình độ dân trí giữa nông thôn và thành thị.
Tập trung phát triển đồng bộ, bền vững mạng lưới giao thông của xã:


- Đường nối giữa các xã hay từ trung tâm hình chính xã tới các ấp được nhựa hóa hay bê tông hóa đạt chuẩn kỹ thuật;


- Đường trục nối giữa các ấp được cứng hóa đạt chuẩn kỹ thuật;


- Đường liên ấp, liên tổ sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.


2.2. Kênh rạch (Công trình phòng chống lụt bão):


+ Đến năm 2015, hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã.


+ Gia cố đắp bờ bao (kết hợp giao thông nông thôn) khoảng 670m đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm của huyện bằng nguồn vốn phòng chống lụt bão của thành phố.


2.3. Điện:


Đến năm 2015, hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã; 100% số hộ dân được sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn điện của xã. Gồm:


- Vận động, tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ người dân sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm (đèn huỳnh quang thay thế đèn dây tóc);
- Trạm biến thế: lắp mới: 52 trạm - sông suất: 9.360 KVA


- Trạm tăng cường chiếu sáng: 6 trạm - công suất: 1.174 KVA.


- Đường dây trung thế: lắp mới: 2,14km; cải tạo: 2,066 km


- Đường dây hạ thế: 3,18km; cải tạo: 0,31 km.


- Bóng đèn chiếu sáng dân lập: lắp mới 400 bóng;


2.4. Trường học:


Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học, thực hiện đúng phương châm “học đi đôi với hành”


Xây dựng mới:


+ Trường Mẫu giáo: 01 trường: Diện tích: 5.000 m2, số phòng: 26, quy mô học sinh: 700. Dự trù kinh phí: 60.000 triệu đồng.


+ Trường tiểu học Võ Văn Thặng: 01 trường. Địa điểm: mở rộng khu vực trường chính (ấp 4) quy mô diện tích 9.359,8 m2; số phòng: 46; quy mô học sinh dự kiến: 1.610; tổng số giáo viên cán bộ công nhân viên: 80 người; với trung bình 10-15m2/học sinh (6,35m2/học sinh).


+ Trường trung học cơ sở: 01 trường. Địa điểm: địa điểm xây dựng trường mới đạt chuẩn là vị trí đất công khu vực Ban nhân dân ấp 3, tổng diện tích trường xây mới là 10.600m2.


2.5. Cơ sở vật chất văn hóa:


Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã:


- Xây dựng văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa tại 2 ấp: 1, 3;


- Sửa chữa, nâng cấp văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa tại ấp 2; Sửa chữa, nâng cấp văn phòng ấp 4;


- Láng sân, làm hàng rào, hệ thống thóat nước trụ sở Ủy ban nhân dân xã;


- Xây dựng 01 Trung tâm văn hóa thể thao xã.


2.6. Chợ:


Xây dựng mới chợ đáp ứng nhu cầu mua bán của dân cư nông thôn.


* Xây dựng mới chợ 01 chợ: đã có trong quy hoạch của huyện với diện tích 2.691,7 m2 tại khu vực Hợp tác xã Nhị Bình ấp 3.


2.7. Bưu chính - viễn thông:


Cải tạo, xây dựng mới bưu điện đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc của dân cư nông thôn. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp nâng cao năng lực quản lí, theo dõi và giám sát quy trình sản xuất, phân phối, tiếp thị.


2.8. Nhà ở dân cư:


Cải tạo, xây dựng mới, nâng cấp nhà ở của người dân đạt chuẩn theo hiện trạng.


3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất.


3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập:


- Nâng thu nhập bình quân đầu người năm đạt từ 1,5 đến 1,8 lần so với trước khi xây dựng đề án.


- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/ năm): dưới 2%.


- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Nông nghiệp - Dịch vụ, thương mại - Tiểu thủ công nghiệp.


- Phấn đấu đào tạo nghề cho lao động đạt trên 70% tổng số lao động trên địa bàn xã trong đó có 40% là lao động nữ.


- Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả cao, an toàn vệ sinh dịch bệnh. Trong đó quy hoạch sản xuất rau an toàn; hoa cây kiểng; cá cảnh; cỏ; bò sữa.


3.2. Giảm nghèo và an sinh xã hội:


* Nội dung 1: Tiếp tục triển khai chương trình giảm nghèo giai đoạn 3 của thành phố đạt thu nhập trên 12 triệu/người/năm và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2%.


* Nội dung 2: Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.


3.3. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm:


Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, cụ thể:


+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 400 lao động.


+ Vận động tự đi học, doanh nghiệp đào tạo,...: 4.745 lao động.


+ Hỗ trợ giải quyết việc làm cho 384 lao động;


3.4. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn:


* Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã. Đến năm 2015 sẽ có 02 tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả về sản xuất nông nghiệp và ngành nghề.


* Nội dung 2: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Mở rộng hợp đồng tiêu thụ nông sản, phấn đấu đến 2015 có 60% sản phẩm tiêu thụ thông qua các hợp đồng kinh tế ổn định.


* Nội dung 3: Thực hiện chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn: Liên hiệp Hợp tác xã cùng ngành nghề, liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác…


4. Văn hóa, xã hội và môi trường.


4.1. Giáo dục:


Tiếp tục thực hiện hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, gồm:


- Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, thực hiện dạy đủ các môn học của chương trình.


- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt 100%.


- Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cả hai hệ đạt 100%.


- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 95%.


4.2. Y tế:


Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã.


- Vận động nâng tỷ lệ của người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 100%.


- Xây dựng mới trạm y tế: 1 trạm (theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân huyện về giao vốn thành phố phân cấp huyện quản lý).


4.3. Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh:


* Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Xã có từ 70% số ấp trở lên đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa - theo lộ trình từng giai đoạn: năm 2011 là 3/4 ấp; năm 2012 là 4/4 ấp.


* Nội dung 2: Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2015, 100% ấp đạt tiêu chuẩn.


- Xây dựng quy ước hoạt động của tổ nhân dân, khu dân cư về nếp sống văn hóa nông thôn, tập trung vào việc cưới, tang, chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Triển khai từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn hóa, ấp văn hóa, gương người tốt, việc tốt.


- Xã hội hóa Trung tâm văn hóa thể dục thể thao, tụ điểm văn hóa tại các ấp trên cơ sở chọn lọc những loại hình phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ phục vụ cộng đồng, thông tin địa phương.


- Nâng cấp, sửa chữa hệ thống đài truyền thanh của xã: sơn 01 tháp, sửa chữa 12 cụm; thay vành loa (41); lấp mới 03 cụm; nâng cấp đường dây; trang bị máy tăng âm; trang bị lại hệ thống radio, đĩa, mixer lọc âm....


4.4. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:


* Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng mới trạm cấp nước sạch có diện tích khoảng 2.400 m2 (kinh phí 15 tỷ đồng) và phủ kín hệ thống ống nước sạch trên địa bàn xã.


* Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, ấp theo quy hoạch, gồm: xây dựng; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; phát triển cây xanh ở các công trình công cộng.v.v…


- Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.


- Trong 05 năm trồng mới khoảng 4.000 cây xanh (các tuyến đường chính, liên ấp, dọc bờ bao sông Sài Gòn), nhằm đảm bảo độ che phủ cây xanh thành phố đạt trên 40% (2020).


4.5. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội:


Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.


4.6. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội:


* Nội dung 1: Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và ban hành nội quy, quy ước các mô hình tự quản về an ninh trật tự, an ninh; phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và trật tự giao thông.


* Nội dung 2: Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh cơ sở xã, ấp, tổ hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

 

Lam Điền