Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 57/QĐ-UBND về ủy quyền phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 56/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 11 thủ tục được sửa đổi, bổ sung và 11 thủ tục bị bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 54/QĐ-UBND về phê duyệt Danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa thực hiện 14 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong lĩnh vực công thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 53/QĐ-UBND về phê duyệt thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến do Sở Y tế quản lý năm 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 52/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 39/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND về việc công bố 10 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan trong lĩnh vực thanh tra thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 27/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ Cựu chiến binh nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND về việc công nhận công trình cấp Thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2075 - 30/4/2025) đối với công trình “Xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng”. |

Đề án nông thôn mới xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn

Ngày 15 tháng 5 năm 2013 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2508/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn giai đoạn 2013 - 2015. Nội dung cụ thể như sau:


1. Công tác Quy hoạch:


Tiếp tục thực hiện đồ án quy hoạch xã nông thôn mới theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch của Ủy ban nhân dân huyện, dự kiến đến quý II năm 2013 hoàn thành đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.


2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội:


2.1. Giao thông:


- Đường trục xã, liên xã: láng nhựa, vỉa hè kèm hệ thống thoát nước 03 tuyến với chiều dài 3.699m


- Đường trục ấp, liên ấp: láng nhựa, vỉa hè kèm hệ thống thoát nước 08 tuyến với chiều dài 5.202m.


- Đường trong ngõ xóm: cứng hóa bằng bê tông xi măng 301 tuyến với chiều dài 27.000m.


- Đường trục chính nội đồng: cứng hóa, đá mi 05 tuyến, chiều dài 1.868m.


2.2. Thủy lợi:


Nạo vét khai thông dòng chảy, gia cố bờ bao và kết nối giao thông 10 tuyến kênh, rạch tương đương 6.898m tạo thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp.


Đến năm 2014, hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã.


2.3. Điện:


- Vận động, tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ người dân sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm (đèn huỳnh quang thay thế đèn dây tóc).


- Trạm biến áp: lắp mới: 57 trạm - công suất: 10.260 KVA. Trạm tăng áp nâng cấp: 7 trạm - công suất: 1.287 KVA.


- Đường dây trung thế: lắp mới: 2,08 km; cải tạo: 1,71 km.


- Đường dây hạ thế: lắp mới 4,2 km; cải tạo: 0,32 km.


- Bóng đèn chiếu sáng dân lập: lắp mới 200 bóng; sửa chữa: 637 bóng.


Người dân góp tiền mua cả bộ bóng đèn, điện lực hỗ trợ công lắp đặt.


2.4. Trường học:


Trường Mầm non: Xây mới trường Mầm non 2 tháng 9 (vị trí công ty Đông Thiên, ấp Thới Tứ) đạt chuẩn quốc gia (Công văn số 1793/UBND ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nhà đất số 100E ấp Thới Tứ, xã Thới Tam Thôn và giao Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình chủ trì các phòng ban có liên quan lập dự án xây dựng mới trường Mầm non 2/9 theo quy định).


Xây mới trường Tiểu học Thới Tam 1 (vị trí mặt tiền đường Tô Ký, ấp Tam Đông 1) (Quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn về việc duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Trường TH Thới Tam 1 (Nguồn vốn: Vốn tập trung do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện làm chủ đầu tư).


2.5. Cơ sở vật chất văn hóa:


Xây dựng trụ sở Ban nhân dân các ấp, kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa - thể thao ấp, với một số công năng chính như làm nơi tập họp nhân dân vui chơi văn hóa lành mạnh, trao đổi kinh nghiệm để người dân mở mang kiến thức và phát triển kinh tế - xã hội. Do diện tích đất công của xã không còn nên việc xây dựng các Ban nhân dân ấp và kết hợp nhà văn hóa hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.


Xây dựng mới nhà văn hóa các ấp sinh hoạt theo cụm có kết hợp hoạt động trung tâm học tập cộng đồng.


2.6. Chợ:


Giải tỏa các chợ tự phát trên địa bàn gồm chợ Bắp ấp Đông, chợ Thới Tam Thôn 6 ấp Đông 1, chợ Thới Tứ ấp Thới Tứ và Trung Đông; nhằm tạo cảnh quan môi trường thông thoáng và đảm bảo an toàn giao thông được thông suốt.


2.7. Bưu chính - viễn thông:


100% doanh nghiệp, điểm thương mại dịch vụ trên địa bàn xã ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.


2.8. Nhà ở dân cư:


- Hỗ trợ cộng đồng xây dựng 29 căn nhà tình thương, mức hỗ trợ (20 triệu đồng/căn).


- Thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng về nhà ở. Chỉnh trang nhà ở các khu dân cư phù hợp với quy hoạch phát triển, đảm bảo vẻ mỹ quan khu dân cư nông thôn ven đô.


3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức:


3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập:


+ Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 tăng ít nhất 1,5 -1,8 lần so với lúc xây dựng đề án (không thấp hơn 37 triệu đồng/người/năm).


Tăng trưởng bình quân công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp đạt trên 12,5%/năm.


Tiếp tục triển khai chương trình giảm nghèo giai đoạn 3 của thành phố đạt thu nhập trên 12 triệu/người/năm vào năm 2015 và giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 xuống còn dưới 2%.


Kết hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 590 hộ nghèo.


Phấn đấu đào tạo nghề cho lao động đạt trên 70% tổng số lao động trên địa bàn xã trong đó có 40% là lao động nữ.


3.1.1. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh, môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao:


- Khuyến khích mở rộng các điểm thương mại - dịch vụ có ích phục vụ nhu cầu giúp phát triển đời sống của người dân.


- Nông nghiệp:


Hướng đến đặc thù của thị trường thành phố Hồ Chí Minh là đa dạng sản phẩm, phục vụ thị dân vì vậy nên hướng dẫn người dân sản xuất sản phẩm có lợi thế theo hướng thị trường và hàng hóa.


Khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, diện tích đất ít nhưng hiệu quả kinh tế cao và tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. Xã quy hoạch ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp để Nhà nước hỗ trợ cho quy hoạch hạ tầng cơ bản (đường, điện, cấp nước và xử lý chất thải…) phục vụ sản xuất. Trước mắt, chuyển đổi diện tích cây con kém hiệu quả, diện tích đất bỏ hoang, bị nhiễm phèn sang xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với nông nghiệp đô thị đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, đào tạo kiến thức cho các chủ hộ.


- Trồng trọt: Giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích rau an toàn, nấm, hoa lan, cây kiểng, cây lâu năm…


- Chăn nuôi: Tăng quy mô đàn bò sữa, heo nhưng không mở rộng hộ.


Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn phù hợp với nông nghiệp đô thị đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh, môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao:


+ Mô hình các loại rau an toàn theo hướng VietGap, rau nhà lưới: Quy mô 50 ha (Trong đó có 20 ha VietGap).


+ Mô hình trồng nấm bàu ngư: Quy mô 01 ha.


+ Hoa lan, cây kiểng các loại: Quy mô 22 ha.


+ Mô hình nuôi nhím: Quy mô 1.500 con.


+ Mô hình nuôi cá sấu: Quy mô 2.000 con.


3.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn:


- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn huy động vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh hướng đến xuất khẩu.


- Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, may gia công đa dạng sản phẩm.


3.2. Giảm nghèo và an sinh xã hội:


Tiếp tục triển khai chương trình giảm nghèo giai đoạn 3 của thành phố đạt thu nhập trên 12 triệu/người/năm vào năm 2015 và giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 xuống còn dưới 2%;


Kết hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 590 hộ nghèo;


Tăng cường thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần đảm bảo các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước thực sự hỗ trợ được người nghèo và các đối tượng chính sách;


Tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, cho vay vốn để hộ nghèo phát triển kinh tế khoảng 500 suất; hỗ trợ người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế.


3.3. Tỷ lệ lao động có việc làm:


Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, cụ thể:


+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.


+ Vận động tự đi học, doanh nghiệp đào tạo,...: 5.000 lao động.


+ Hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động.


3.4. Các hình thức tổ chức cần phát triển:


Thành lập mới 2 tổ hợp tác và 01 hợp tác xã;


Củng cố hoạt động của 2 tổ hợp tác.


Mở rộng hợp đồng tiêu thụ nông sản. Thực hiện chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn: Liên hiệp hợp tác xã cùng ngành nghề, liên tổ hợp tác, liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác…


* Công việc thực hiện:


- Tăng cường công tác tuyên truyền về kinh tế hợp tác...


- Phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các chương trìn gặp gỡ giữa doanh nghiệp và các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn xã.


4. Văn hóa, xã hội và môi trường


4.1. Giáo dục:


Tích cực thực hiện công tác phổ cập giáo dục để duy trì và nâng chất đã đạt.


Khuyến khích và tạo điều kiện cho số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục theo học trung học phổ thông, trung học bổ túc, trung học nghề...


Đào tạo nghề cho ít nhất 1.400 lao động.


4.2. Y tế:


Tích cực vận động người tham gia bảo hiểm y tế. Duy trì tỉ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm trên 70% trong tổng số dân trên địa bàn xã.


Duy trì y tế xã đạt chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng phục vụ y tế ngày càng tốt hơn:


+ Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, phổ biến sâu rộng đến nhân dân về các dịch vụ y tế;


+ Thiết kế khu trưng bày thuốc nam;


+ Xây mới Trạm y tế khang trang và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.


4.3. Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh:


Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ hội, đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, làm cho phong trào càng phát triển sâu rộng trong toàn thể nhân dân, góp phần làm chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn ấp.


Triển khai dần từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn hóa, ấp văn hóa, gương người tốt, việc tốt.


- Xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ở xã. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, xã văn hóa.


Hiện tại chưa có ấp đạt ấp văn hóa.


Phấn đấu:


+ Năm 2012: đạt 02 ấp văn hóa.


+ Năm 2013: đạt ít nhất 05 ấp văn hóa.


+ Năm 2014: đạt ít nhất 07 ấp văn hóa.


4.4. Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn:


Xây mới hệ thống cấp nước sinh hoạt. Đang chờ huyện chọn địa điểm. Hàng năm lấy mẫu nước kiểm tra chất lượng nước để có hướng xử lý kịp thời;


Phấn đấu hạn chế tối đa các hoạt động suy giảm môi trường và tăng cường các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp;
Đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm môi trường trên địa bàn xã;


Di chuyển số cơ sở ngành nghề gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, khuyến khích xây dựng hầm biogas nhất là những cơ sở gần khu dân cư;


Thành lập ở mỗi ấp 01 tổ chức thu gom rác dân lập. Vận động hộ dân đăng ký đổ rác dân lập;


Trồng 5.000 cây xanh nhằm tạo cảnh quanh môi trường sống xanh, sạch và thoáng mát;


Đặt 100 thùng rác tại các nơi công cộng.


5. Hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã hội:


5.1. Hệ thống chính trị:


Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt chuẩn để không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Cán bộ xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã và phải hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;


Xây dựng Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh": Đảng bộ hoặc chi bộ cơ sở "Trong sạch, vững mạnh" phải đảm bảo 05 yêu cầu theo quy định. Chính quyền "Trong sạch, vững mạnh" đảm bảo 07 yêu cầu theo quy định.


5.2. An ninh chính trị và trật tự xã hội:


Củng cố lực lượng dân quân, chỉ tiêu giao quân đạt 100%, thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao, thực hiện sẵn sàng chiến đấu;


Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, kéo giảm phạm pháp hình sự xuống dưới 3%, phá các vụ án hình sự được 70%...;


Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp giữ ổn định chính trị và xã hội “Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ” đạt từ khá trở lên;


Không để xảy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng. Không để xảy các hoạt động chống đối Đảng, chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Không để xảy ra các hoạt động gây rối an ninh trật tự.

 

NCĐ