Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố
Ngày 29/5/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2751/QĐ-UBND về ban hành Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
1. Xác định danh mục các công trình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc và các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu theo Luật Di sản văn hóa:
- Rà soát danh mục các công trình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu đã và dự kiến xếp hạng di tích theo Luật Di sản văn hóa (kết hợp với danh mục đã được ban hành theo Quyết định số 5360/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố, có điều chỉnh và bổ sung).
- Thực hiện khảo sát, đánh giá phân loại và đề xuất sơ bộ giải pháp quản lý.
- Tập hợp tư liệu, thể hiện lên bản đồ GIS.
* Thời gian thực hiện: Trong năm 2013.
2. Xác định các đối tượng kiến trúc cảnh quan đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cần bảo tồn:
- Rà soát các công trình kiến trúc, quần thể kiến trúc không đủ điều kiện xếp hạng di tích theo Luật di sản nhưng cần được quản lý bằng các quy định, quy chế về quy hoạch kiến trúc.
- Thực hiện khảo sát, đánh giá phân loại và đề xuất sơ bộ giải pháp quản lý.
- Đề xuất sơ bộ về cơ chế quản lý quy hoạch-kiến trúc đối với nhóm đối tượng này và khu vực xung quanh.
- Công tác cấp bách:
(1) Rà soát đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục các đối tượng nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị thành phố (phù hợp hoặc chưa phù hợp) tại Thông báo số 46/TB-UB-QLĐT ngày 17 tháng 5 năm 1996 của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời tham khảo thêm danh sách liệt kê vị trí các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa - lịch sử, dự kiến nghiên cứu bảo tồn trong Khu Trung tâm thành phố hiện hữu (930ha) theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc tại Công văn số 4332/SQHKT-QHKTT ngày 26 tháng 12 năm 2012 (nội dung 2.b trong Thông báo số 70/TB-VP ngày 25 tháng 01 năm 2013).
(2) Đề xuất cụ thể tiêu chí làm cơ sở phân loại, lập “Danh mục các công trình biệt thự cần bảo tồn (nhóm 1, 2)” và “Danh mục các công trình chưa được phép tháo dỡ”, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt công bố. Trên cơ sở đó có thể xác định được các công trình không thuộc diện bảo tồn (nhóm 3) và xác định danh mục các “Khu vực cần bảo vệ không gian kiến trúc biệt thự” (nội dung 2.c trong Thông báo số 70/TB-VP ngày 25 tháng 01 năm 2013).
* Thời gian thực hiện: Trong năm 2013.
3. Xác định các khu vực kiến trúc cảnh quan đô thị cần bảo tồn:
- Xác định sơ bộ các khu vực cần nghiên cứu quy chế bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất lộ trình ưu tiên.
- Thể hiện lên bản đồ các khu vực cần nghiên cứu quy chế bảo tồn trên nền quy hoạch chung thành phố.
- Phân tích, đề xuất sơ bộ về định hướng, giải pháp bảo tồn đối với từng khu vực.
* Thời gian thực hiện: trong năm 2013.
4. Xây dựng các quy định chung trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn thành phố:
- Xác định các nhóm tiêu chí bảo tồn: kiến trúc công trình, văn hóa - lịch sử, chất lượng công trình, quy hoạch khu vực, tính khả thi về bảo tồn.
- Xây dựng các quy định chung về bảo tồn kiến trúc cảnh quan đô thị trên địa bàn thành phố cho các nhóm đối tượng.
* Thời gian thực hiện: năm 2013 - 2014.
5. Xây dựng các quy chế bảo tồn cảnh quan kiến trúc đối với các đối tượng (khu vực, công trình):
- Xác định các nhóm tiêu chí bảo tồn.
- Xây dựng quy chế bảo tồn kiến trúc cảnh quan đô thị cho từng khu vực, đối tượng cụ thể trên địa bàn thành phố.
* Thời gian thực hiện:
- Trong năm 2013: Xây dựng quy chế bảo tồn cho các khu vực ưu tiên (kết hợp với các nghiên cứu của Công ty Nikken Sekkei, Nhật Bản trong phạm vi quy hoạch Khu trung tâm thành phố hiện hữu mở rộng 930ha và kết quả của Dự án nghiên cứu bảo tồn khu 68ha tại quận 5, 6 và Khu vực Chợ Lớn của Công ty Design Convergence Urbanism SL, Tây Ban Nha).
- Năm 2014 - 2015: Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy chế bảo tồn cho các khu vực còn lại đã được xác định.
6. Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ cho công tác bảo tồn:
- Khảo sát, phân tích thực trạng một số đối tượng bảo tồn tiêu biểu: tình trạng công trình, sở hữu, các khó khăn vướng mắc trong công tác bảo tồn.
- Đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
* Thời gian thực hiện: trong năm 2014.
7. Tổ chức xây dựng trang web bảo tồn cảnh quan kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh (kết nối với các dự án khác cùng mục tiêu):
* Thời gian thực hiện: năm 2014 - 2015.
8. Nghiên cứu thành lập một đơn vị tập trung về công tác quản lý bảo tồn cảnh quan kiến trúc thành phố (tạm gọi là Cơ quan Bảo tồn và Phát triển):
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
9. Tổ chức các lớp tập huấn, đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm ở một số thành phố trong và ngoài nước:
* Thời gian thực hiện: được tổ chức hàng năm từ 2013 - 2015.
D&P
- Hội thảo chuyên đề “Điều dưỡng 2013”(04/06/2013)
- Kế hoạch tuyên truyền hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và ...(04/06/2013)
- Cuộc đua Xe đạp lần thứ IX Cúp Đông Á Bank năm 2013(04/06/2013)
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ(04/06/2013)
- Kế hoạch triển khai, tổ chức Tháng hành động Vì trẻ em năm 2013(04/06/2013)
- Thả cá tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên kênh Nhiêu Lộc và kênh ...(04/06/2013)
- Giải Điền kinh Vô địch trẻ Đông Nam Á lần thứ VIII năm 2013(04/06/2013)
- Hội thảo chuyên đề “Phương pháp Pap LBC trong việc phát hiện sớm các bệnh phụ ...(04/06/2013)
- Kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2013(04/06/2013)
- Kế hoạch tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi ...(04/06/2013)