Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 57/QĐ-UBND về ủy quyền phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 56/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 11 thủ tục được sửa đổi, bổ sung và 11 thủ tục bị bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 54/QĐ-UBND về phê duyệt Danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa thực hiện 14 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong lĩnh vực công thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 53/QĐ-UBND về phê duyệt thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến do Sở Y tế quản lý năm 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 52/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 39/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND về việc công bố 10 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan trong lĩnh vực thanh tra thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 27/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ Cựu chiến binh nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND về việc công nhận công trình cấp Thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2075 - 30/4/2025) đối với công trình “Xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng”. |

Đề án nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh

Ngày 15 tháng 5 năm 2013 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2506/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015. Nội dung cụ thể như sau:


1. Công tác quy hoạch (Tiêu chí 1)


- Hoàn chỉnh quy hoạch xã nông thôn mới theo Thông tư Liên tịch số 13


- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.


- Hoàn chỉnh Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu nhà ở nông thôn, Tỷ lệ 1/2000.


2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn


2.1.Giao thông (Tiêu chí 2)


- Đường trục ấp, liên ấp: cải tạo nâng cấp lên nhựa hóa 10 tuyến đường (18,271km)


- Đường ngõ xóm: Cải tạo nâng cấp 57 tuyến đường hẻm lên bêtông hóa, đạt 100% đường ngõ xóm cứng hóa.


- Nâng cấp, mở rộng cầu Bún xeo ấp 3.


2.2. Thủy lợi (Tiêu chí 3)


- Cải tạo, nâng cấp hệ thống cống thủy lợi: 28 công trình thủy lợi


2.3. Điện (Tiêu chí 4)


- Cải tạo nâng cấp:


+ Đường dây trung thế 1,648 km tại ấp 3


+ Trạm biến áp 03 cái, công suất 300 KVA


- Xây dựng mới:


+ Đường dây hạ thế 1,685 km tại ấp 3


+ Hệ thống chiếu sáng các tuyến đường xuyên ấp: 560 bóng đén


2.4. Trường học (Tiêu chí 5)


Đang cải tạo, nâng cấp trường THCS Đa Phước theo Quyết định số 4512/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh.


2.5. Cơ sở vật chất văn hoá (Tiêu chí 6)


- Cải tạo, sửa chữa:


+ Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa (ấp 2, 3)


+ Trụ sở Ủy ban nhân dân, Công an, Quân sự xã


- Xây dựng mới:


+ Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa (ấp 1, 5)


+ Xây dựng mới Nhà văn hóa – khu thể thao xã tại ấp 4 khu dân cư 12 ha (quy mô 2.000m2).


2.6. Chợ nông thôn (Tiêu chí 7)


- Xây dựng mới 01 chợ


- Phát triển thương mại dịch vụ dọc trục Quốc lộ 50 và các tuyến đường chính, bổ sung hàng tiêu dùng, vật tư phục vụ nông nghiệp.


2.7. Bưu điện (Tiêu chí 8)


- Cải tạo, nâng cấp sữa chữa bưu điện văn hóa xã tại ấp 5.


2.8. Nhà ở dân cư nông thôn (Tiêu chí 9)


- Xóa 24 căn nhà tạm, dột nát


- Kiên cố hóa 659 nhà dân theo chuẩn của Bộ Xây dựng.


3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí 10, 11, 12, 13)


3.1.1 Xây dựng các mô hình sản xuất


a) Mô hình nuôi cá da trơn, cá lóc:


- Địa điểm áp dụng ấp 4, 5.


- Quy mô dự kiến: 20 ha.


b) Mô hình thí điểm nuôi cá dứa, cá rô đầu vuông:


- Địa điểm phát triển: ấp 1, 4, 5.


- Quy mô dự kiến: 20 ha.


- Mô hình nuôi cá dứa, cá rô đầu vuông mới du nhập vào Đa Phước trong thời gian gần đây.


c) Mô hình nuôi tôm sú:


- Địa điểm phát triển: ấp 2, 4.


- Quy mô dự kiến: 10 ha.


d) Mô hình nuôi cá sấu lấy thịt:


- Địa điểm áp dụng ấp 5.


- Quy mô dự kiến: 1.000m2.


đ) Mô hình nuôi heo:


- Địa điểm phát triển: tại 5 ấp.


- Quy mô dự kiến: 3.000 con.


e) Trồng hoa lan, cây kiểng:


- Địa điểm dự kiến phát triển: ấp 4, 5.


- Quy mô dự kiến: 02 ha


g) Mô hình mai ghép:


- Địa điểm phát triển: ấp 4, 5.


- Quy mô dự kiến: 2.000 chậu.


h) Mô hình trồng rau an toàn:


- Địa điểm phát triển: ấp 2, 4, 5


- Quy mô dự kiến: 20 ha.


i) Mô hình trồng mía:


- Địa điểm phát triển: ấp 4, 5.


- Quy mô dự kiến: 10 ha.


k) Mô hình trồng hoa nền.


- Địa điểm phát triển: 2, 4, 5.


- Quy mô dự kiến: 05 ha.


3.1.2. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm


- Ban quản lý liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện, các trường lân cận và các doanh nghiệp nhằm có định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật để giải quyết lao động có việc làm.


- Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi.


- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, Trường đại học, Viện nghiên cứu... với nông dân, hộ sản xuất trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.


- Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ kế toán cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất, doanh nghiệp.


3.2. Các hình thức tổ chức cần phát triển


- Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể.


- Bồi dưỡng, đào tạo: tổ trưởng, tổ phó tổ hợp tác nhằm nâng cao về năng lực quản lý.


- Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu như trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, đào tạo trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính,...).


- Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế tổ hợp tác thông qua:


- Thành lập mới 01 tổ hợp tác rau an toàn và 01 tổ hợp tác sinh vật cảnh trong năm 2012 và đưa vào hoạt động có hiệu quả.


4. Văn hoá, xã hội và môi trường


4.1. Giáo dục (Tiêu chí 14)


- Xây dựng các chương trình như tập huấn khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, đào tạo cán bộ tại chỗ,…


- Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được học tập; nắm bắt các trường hợp học sinh bỏ học và kịp thời có hỗ trợ, động viên các em đến trường.


4.2. Y tế (Tiêu chí 15)


- Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân;


- Hỗ trợ bảo hiểm y tế, chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe... Vận động người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 70%;


- Tổ chức các hoạt động y tế cộng đồng.


- Tăng cường thêm 01 bác sĩ, y tá nhằm bảo đảm công tác thăm khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương.


- Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị trạm y tế Đa Phước


4.3. Xây dựng đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh (Tiêu chí 16)


- Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” góp phần chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn ấp.


- Các tiêu chí phấn đấu xây dựng ấp văn hóa đạt trên 70%.


- Xây dựng các chỉ tiêu về hoạt động văn hóa, thể thao đối với xã.


- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.


- Tổ chức và duy trì các đội nhóm văn nghệ, thể thao.


- Đầu tư trang thiết bị.


- Tổ chức và duy trì các lớp tuyên truyền pháp luật, khoa học kỹ thuật cho nông dân.


4.4. Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn (Tiêu chí 17)


- Củng cố 01 tổ thu gom và xử lý rác.


- Cải tạo, nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước trong thôn xóm.


- Trồng cây xanh các tuyến đường, trường học, cơ quan, y tế…


- Xây dựng mới: 03 trạm cấp nước sinh hoạt (ấp 3, 4, 5


4.5. Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở (Tiêu chí 18)


- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân;


- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy và Ủy ban nhân dân Huyện về công tác rà soát, bổ sung nguồn quy hoạch cán bộ và thực hiện công tác luân chuyển cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao..


- Thường xuyên giáo dục truyền thống cách mạng của xã nhà cho lực lượng Đoàn viên, thanh niên trong trường học và địa bàn dân cư;


- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 9 về phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc, công tác dân tộc, công tác tôn giáo trong tình hình mới.


- Phân công Đảng viên làm tốt công tác vận động nhân dân theo qui định 1043 của Thành ủy.


- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân


4.6. An ninh chính trị và trật tự xã hội nông thôn (Tiêu chí 19)


- Thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo đấu tranh phòng chống tội phạm, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng


- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương và vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân


 

NCĐ