Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Ngày 18/3/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, cụ thể như sau:
* QUY HOẠCH BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI RỪNG VÀ CÂY XANH THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
Đơn vị tính: ha
Loại cây xanh
|
Hiện trạng 2009
|
Dự kiến quy hoạch phát triển rừng và mảng cây xanh thành phố
|
Ghi chú
|
||
2015
|
2020
|
Dự kiến 2025
|
|||
1. Diên tích đất rừng và cây lâm nghiệp
|
38.954
|
39.100
|
39.960
|
39.960
|
|
+ Diện tích các loại rừng
|
33.659
|
35.000
|
36.460
|
36.460
|
|
- Rừng sản xuất
|
2.361
|
2.300
|
2.400
|
1.200
|
|
- Rừng phòng hộ
|
31.271
|
32.630
|
33.825
|
35.025
|
*
|
- Rừng đặc dụng
|
27
|
70
|
235
|
235
|
|
+ Cây lâm nghiệp trồng ngoài quy hoạch
|
5.295
|
4.100
|
3.500
|
3.500
|
|
2. Diện tích cây xanh, công viên
|
869,37
|
3.250
|
5.790
|
6.500
|
|
Cây xanh đường phố
|
260,19
|
350
|
400
|
500
|
|
Cây xanh sử dụng công cộng
|
609,18
|
2.900
|
5.390
|
6.000
|
|
3. Diện tích cây ven sông, rạch, đê biển
|
|
200
|
1.500
|
4.000
|
|
4. Diện tích cây xanh lâu năm
|
36.090
|
34.100
|
30.300
|
27.500
|
|
- Cây ăn trái
|
9.770
|
9.700
|
8.000
|
8.000
|
|
- Cây cao su
|
3.300
|
3.300
|
3.000
|
3.000
|
|
- Cây vườn tạp, cây bóng mát trong khu dân cư nông thôn
|
23.020
|
21.100
|
19.300
|
16.500
|
|
5. Diện tích cây xanh khác
|
6.097
|
7.200
|
6.910
|
6.800
|
|
- Hoa - cây kiểng
|
1.668
|
2.100
|
2.250
|
2.500
|
|
- Đồng cỏ chăn nuôi
|
2.637
|
4.100
|
4.160
|
4.300
|
|
- Mía
|
1.792
|
1.000
|
500
|
|
|
Diện tích rừng - Cây lâm nghiệp
|
38.954
|
39.100
|
39.960
|
39.960
|
|
Diện tích rừng - các loại cây xanh
|
82.010
|
83.850
|
84.460
|
84.760
|
|
Tỷ lệ che phủ rừng + cây lâm nghiệp (%)
|
18,59
|
18,66
|
19,07
|
19,07
|
|
Tỷ lệ che phủ rừng + các loại cây xanh (%)
|
39,10
|
40,01
|
40,30
|
40,44
|
|
Ghi chú: - Tổng diện tích tự nhiên thành phố: 209.555 ha. Diện tích đất lâm nghiệp theo Quyết định 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009, đến năm 2020: 36.460 ha.
* Diện tích rừng phòng hộ tăng do chuyển đổi một số diện tích rừng sản xuất và cây lâm nghiệp trồng ngoài quy hoạch (đối với diện tích lớn liền vùng liền khoảnh).
* CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
1. Các giải pháp chủ yếu
1.1. Triển khai thực hiện quy hoạch
- Các quận, huyện tổ chức lập, phê duyệt và công bố công khai quy hoạch các loại rừng và mảng cây xanh thành phố đến các cấp chính quyền và người dân để thực hiện quy hoạch.
- Các quận, huyện, sở, ngành triển khai quy hoạch phát triển rừng và mảng xanh theo định hướng như sau:
+ Giữ gìn, cải tạo các khu công viên, cây xanh hiện hữu diện tích khoảng 200 ha, đồng thời tận dụng quỹ đất của các cơ sở công nghiệp phải di dời để phát triển thêm diện tích công viên, cây xanh diện tích khoảng 250 ha tại các quận nội thành cũ.
+ Tổ chức bảo vệ, quản lý tốt và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ diện tích khoảng 75.000 ha; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc địa bàn huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 1.500 ha, Củ Chi có diện tích khoảng 2.250 ha;
+ Bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước kết hợp du lịch, giải trí dọc hai bên bờ sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Nhà Bè có diện tích khoảng 7.000 ha. Dải cây xanh dọc các sông lớn trên địa bàn các huyện, nhiều đoạn, nhiều điểm có chiều rộng lớn, với bề rộng từ 50 - 800 m. Đầu tư để hình thành ba (03) tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết hợp với đất nông nghiệp bề rộng 2.000 - 3.000 m. Đất dự trữ trồng cây xanh tạo không gian mở ở khu vực phía bắc thuộc khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía nam thuộc huyện Nhà Bè, Cần Giờ và phía tây thuộc huyện Bình Chánh;
+ Quy hoạch dải cây xanh phòng hộ đê biển ở huyện Cần Giờ chiều rộng khoảng 300 m dọc theo 20 km bờ biển từ thị trấn Cần Thạnh đến xã Long Hòa (khoảng 600 ha);
+ Đối với diện tích cây xanh lâu năm và cây xanh hàng năm chuyển sang mục đích sử dụng khác phải bảo đảm giữ lại tối thiểu 35 - 40% đất trồng cây xanh.
1.2. Về quản lý nhà nước: Bảo tồn, mở rộng, phát triển diện tích rừng và mảng cây xanh thành phố
1.2.1. Đối với rừng và cây lâm nghiệp:
- Thực hiện đúng và đầy đủ Luật Bảo vệ và phát triển rừng cùng các văn bản liên quan để bảo tồn diện tích rừng và cây lâm nghiệp hiện hữu.
- Chuyển đổi khoảng 2.000 ha rừng kinh tế và cây lâm nghiệp ngoài quy hoạch thành rừng phòng hộ đối với những khu vực có diện tích lớn, liền vùng, liền khoảnh, bằng các biện pháp cụ thể sau:
+ Ngành Lâm nghiệp phối hợp với các quận, huyện và chủ rừng xác định diện tích cần chuyển đổi để đề xuất thành phố.
+ Xây dựng chính sách quản lý hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho các chủ rừng khi chuyển đổi.
- Triển khai nhanh quy hoạch trồng cây ven sông, kênh rạch, phòng hộ ven biển với diện tích 4.000 ha. Xây dựng và trình thành phố phê duyệt các dự án trồng cây xanh, đảm bảo trồng có hiệu quả, quản lý tốt để phát triển diện tích xanh.
1.2.2. Phát triển công viên, cây xanh đô thị:
Phấn đấu đạt 6.500 ha công viên và cây xanh đường phố vào năm 2025, bằng các biện pháp sau:
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch đã có.
- Tạo nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển công viên, cây xanh ngoài nguồn vốn ngân sách, đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư công viên cây xanh.
1.3. Các giải pháp về khoa học công nghệ
- Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, cải tạo, nuôi dưỡng và làm giàu rừng, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng, khai thác sử dụng rừng, quy chuẩn kỹ thuật cho các vùng gây nuôi động vật hoang dã…
- Xây dựng nghiên cứu, cung ứng giống, phương pháp sản xuất giống các loài cây lâm nghiệp có giá trị, năng suất, chất lượng cao. Tuyển chọn, lai tạo tập đoàn giống cây lâm nghiệp và cây xanh trồng chất lượng cao. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác giống cho cán bộ ngành lâm nghiệp và cây xanh thành phố, các cơ sở sản xuất cây lâm nghiệp và cây xanh, để trong 5 - 7 năm tới có thể đáp ứng được đủ giống có chất lượng cao, xuất xứ rõ ràng. Điều tra cây trội trên địa bàn thành phố, từ đó có hồ sơ theo dõi để thu hoạch giống hàng năm. Tăng thêm diện tích và số lượng các vườn ươm giống cây lâm nghiệp và cây xanh thành phố; tuyển chọn và xây dựng vườn giống để cung cấp nguyên liệu cho cấy mô, giâm hom và lai tạo.
- Đối với rừng ngập mặn Cần Giờ, cần chuyển hóa thêm diện tích rừng giống để đáp ứng nhu cầu trồng rừng tại chỗ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với nguồn giống có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng. Các khu rừng giống này cần được tiến hành thủ tục để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, phục vụ cho chương trình phục hồi rừng ngập mặn ven biển của Bộ.
- Tăng cường công tác khuyến lâm và chuyển giao các quy trình mới, tiến bộ trong lĩnh vực trồng rừng thâm canh chất lượng cao cũng như trong chế biến lâm sản. Công tác tuyên truyền và khuyến lâm được đẩy mạnh, giúp mọi người hiểu biết hơn về lâm nghiệp đô thị, cây xanh đô thị, lâm nghiệp xã hội, chứng chỉ rừng.
- Xây dựng và thực nghiệm các mô hình chuyển hóa rừng đước trồng tại Cần Giờ với các loài cây thích hợp theo diễn thế tự nhiên, phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loài cây; nhằm nâng cao chất lượng phòng hộ của rừng Cần Giờ do tăng tính đa dạng sinh học của cấu trúc rừng.
- Xây dựng các mô hình thực nghiệm về phát triển bền vững rừng ở Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ nhằm phát huy vai trò khu dự trữ sinh quyển là phòng thí nghiệm sống (learning laboratory) về phát triển bền vững.
Đồng thời, cũng phát triển nền kinh tế sinh thái gắn với việc xây dựng thương hiệu, dán nhãn chất lượng sản phẩm xanh - sạch có xuất xứ từ Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, đặc biệt là sản phẩm thủy sản, muối, trái cây.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý rừng và mảng cây xanh cũng như theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và mảng cây xanh của thành phố để thống nhất hệ thống dữ liệu trong quản lý rừng và mảng cây xanh thành phố giữa ngành lâm nghiệp, cây xanh và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) đối với sâu bệnh hại cây rừng, nhất là đối với rừng ngập mặn ở Cần Giờ và rừng mưa nhiệt đới ở Củ Chi.
- Tiến hành điều chế và thực hiện các mô hình khai thác đối với khu rừng đước trồng ở Cần Giờ để trồng mới và trồng chuyển hóa nhằm mục đích làm trẻ lại khu rừng đã đến tuổi thành thục này.
- Nghiên cứu tính toán giá trị tổng sản lượng (GDP) rừng và mảng xanh thành phố làm cơ sở cho việc tính đúng, tính đủ mức đóng góp vào GDP chung của thành phố hàng năm của rừng và mảng cây xanh thành phố. Tổng giá trị kinh tế của rừng và mảng cây xanh thành phố cũng là cơ sở để tính toán mức thu nhận tiền chi trả cho dịch vụ môi trường của rừng và mảng cây xanh thành phố sau này.
1.4. Các giải pháp về kinh tế
- Tạo nguồn vốn vay ưu đãi đối với các thành phần kinh tế tham gia việc trồng rừng, trồng cây xanh, sử dụng tài nguyên rừng tài nguyên cây xanh và khai thác lâm sản từ rừng. Chu kỳ và lãi suất cho vay phải phù hợp với chu kỳ kinh doanh rừng, cây xanh và lâm sản.
- Tạo điều kiện và thủ tục thuận lợi để khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp phát triển lâm nghiệp và mảng cây xanh thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhà nước thực hiện việc điều tiết các nguồn thu từ các dịch vụ môi trường do rừng và mảng cây xanh thành phố cung cấp cho xã hội để hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng cũng như mảng cây xanh thành phố.
1.5. Các giải pháp về giáo dục đào tạo
1.5.1. Đào tạo mới và đào tạo lại, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cơ sở
- Thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ ngành lâm nghiệp và cây xanh cập nhật kiến thức mới trong lãnh vực quản lý và kỹ thuật thông qua việc liên kết với các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu trên địa bàn thành phố và chuyên gia nước ngoài.
- Đẩy mạnh chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài của nhà nước đến năm 2014, ưu tiên đào tạo cán bộ trẻ có trình độ và tâm huyết phục vụ cho ngành lâm nghiệp và cây xanh trong tương lai.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề về lâm nghiệp xã hội, cây xanh, sử dụng GIS trong quản lý, phương pháp khuyến lâm, phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái, các mô hình nông - lâm - ngư kết hợp… cho cán bộ tại cơ sở.
1.5.2. Tổ chức các chương trình thông tin tuyên truyền, khuyến nông - lâm - ngư đến cư dân ngoại thành
- Thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa của rừng và mảng cây xanh thành phố đến mọi công dân thành phố qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục môi trường.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông - lâm - ngư cho cư dân ngoại thành để chuyển giao kỹ thuật sản xuất tạo thêm nhiều ngành nghề mới và cơ hội việc làm cho người dân ở vùng nông thôn.
2. Các chương trình mục tiêu trọng điểm
Tổ chức thực hiện 6 chương trình mục tiêu trọng điểm để bảo vệ. phát triển rừng và các loại cây xanh thành phố:
- Chương trình quản lý và phát triển bền vững 3 loại rừng và mảng cây xanh thành phố
- Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển giống cây lâm nghiệp và cây xanh thành phố
- Chương trình cải tạo, chỉnh trang và phát triển mới công viên, cây xanh đường phố
- Chương trình nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực
- Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu
- Chương trình trồng 500.000 cây ven sông rạch
Lam Điền
- Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí ...(21/03/2011)
- Chỉ thị về tăng cường các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững Khu dự trữ ...(21/03/2011)
- Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực ...(21/03/2011)
- Đơn giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ trong dự án đầu tư xây dựng mở rộng ...(21/03/2011)
- Đơn giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ trong dự án đầu tư xây dựng mới Trường ...(21/03/2011)
- Chỉ thị về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn ...(21/03/2011)
- Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ ...(18/03/2011)
- Quy chế tổ chức và quản lý cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ...(16/03/2011)
- Đơn giá đất ở trung bình khu vực và hệ số để tính mức hỗ trợ chuyển đổi nghề ...(16/03/2011)
- Đơn giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ trong dự án Đầu tư xây dựng Trường ...(16/03/2011)