Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Chỉ thị về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa năm 2011 trên địa bàn thành phố

Ngày 17/3/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 10/2011/CT-UBND về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:


1. Ban Chỉ đạo phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá cấp thành phố:


Theo dõi, kiểm tra, nắm chắc diễn biến tình hình dịch hại, tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo việc phòng trừ rầy nâu và bệnh hại lúa an toàn, hiệu quả.


2. Ủy ban nhân dân huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và các quận: 2, 9, Bình Tân:


2.1. Chỉ đạo áp dụng triệt để các biện pháp phòng trừ không để bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lây lan trên lúa trong năm 2011 đối với những nơi chưa thể chuyển đổi sang cây trồng khác như:


- Hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc lúa đúng kỹ thuật, sử dụng giống có xác nhận, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, có hiệu quả.


- Đảm bảo gieo sạ tập trung, kiên quyết ngăn chặn tình trạng xuống giống rải rác, không theo thời vụ.


- Chủ trì phối hợp với ngành nông nghiệp (Bảo vệ thực vật, Khuyến nông), chỉ đạo các phường, xã và các đơn vị liên quan vận động nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và xử lý rầy khi có mật số cao, đặc biệt là đối với lúa trên 40 ngày tuổi.


- Chỉ đạo Đài truyền thanh quận, huyện, phường, xã, thị trấn tăng cường thông tin thường xuyên cho nông dân các biện pháp phát hiện, các biện pháp phòng trị rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và các sâu bệnh khác.


2.2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường có sản xuất lúa phối hợp với các đoàn thể, ngành nông nghiệp tập trung tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi diện tích lúa có năng suất thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao.


3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:


3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên cập nhật, theo dõi diễn biến rầy nâu - bệnh hại lúa tại thành phố, trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, kịp thời chủ động ứng phó với dịch rầy nâu và bệnh hại lúa trong năm 2011.


3.2. Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật khẩn trương tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch rầy nâu, bệnh hại lúa như:


- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng nắm chắc tình hình rầy nâu và bệnh hại lúa trên địa bàn thành phố và trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ để dự tính, dự báo chính xác khả năng phát sinh gây hại của rầy nâu và bệnh hại lúa.


- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trị rầy nâu và bệnh hại lúa, lưu ý tập trung gieo sạ tránh rầy, sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm; áp dụng “ba giảm; ba tăng”: giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế; “một phải; năm giảm”: phải sử dụng giống lúa có xác nhận; giảm lượng nước vừa đủ, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân đạm.


- Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại, nhân rộng mô hình sử dụng nấm Metarhizium anisopliea trong phòng trừ rầy nâu, mô hình sản xuất lúa VietGAP theo Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP) cho lúa.


- Chuẩn bị vật tư, phương tiện phòng, chống dịch; phân công cán bộ tăng cường công tác ở cơ sở để giám sát chặt chẽ tình hình và diễn biến của các đối tượng dịch hại nguy hiểm trên đồng ruộng, đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và các loài sâu bệnh hại khác, hướng dẫn nông dân phát hiện và xử lý kịp thời, không để rầy nâu, bệnh hại lúa bột phát thành dịch.


- Phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, lực lượng Công an tăng cường lực lượng kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.


3.2. Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông:


- Tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật sử dụng giống, phân bón, kỹ thuật canh tác lúa có hiệu quả.


- Phối hợp Ủy ban nhân dân các quận, huyện vận động nông dân tăng cường sử dụng giống lúa có xác nhận, giống lúa kháng rầy.


- Lồng ghép tuyên truyền công tác phòng trừ rầy nâu, bệnh hại lúa trong các buổi hội thảo, tập huấn cho nông dân.


3.4. Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão theo dõi diễn biến độ mặn, tình hình thời tiết, tình hình khô hạn để thông báo, hướng dẫn cho nông dân và có kế hoạch điều tiết nước kịp thời; xây dựng kế hoạch cung cấp, điều tiết nước, phương án chống hạn; phối hợp với chính quyền địa phương thông báo kịp thời lịch cung cấp nước để nông dân biết và sử dụng nước hợp lý theo đúng nhu cầu đảm bảo hiệu quả sản xuất…

 

Lam Điền