Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020

Ngày 18/3/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020, cụ thể như sau:


* MỤC TIÊU CHUNG: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày được nâng cao.


* THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


1. Thời gian thực hiện chương trình: từ năm 2010 đến năm 2020.


2. Chương trình triển khai trên phạm vi vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, lấy xã làm đơn vị thực hiện.


* NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH


1. Quy hoạch


* Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể: Năm 2010 có 06 xã (tỷ lệ 10%) hoàn thành công tác quy hoạch đến năm 2020; Năm 2011 có 52 xã (tỷ lệ 90%) hoàn thành công tác quy hoạch đến năm 2020.


* Nội dung 2: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. Cụ thể: Năm 2010 có 06 xã (tỷ lệ 10%) hoàn thành công tác quy hoạch đến năm 2020; Năm 2011 có 52 xã (tỷ lệ 90%) hoàn thành công tác quy hoạch đến năm 2020.


2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội


2.1. Giao thông: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Hoàn thiện mạng lưới giao thông liên suốt nối liền huyện, xã, ấp. Đến năm 2015: 100% đường giao thông từ trung tâm xã về đến các ấp được tráng nhựa hay bê tông nhựa nóng; đường giao thông trục ấp, ngõ xóm được cứng hóa, không lầy lội; hệ thống giao thông nội đồng được nâng cấp thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư nông nghiệp, sản phẩm.


2.2. Điện: Đến năm 2015, hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã; 100% số hộ dân được sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn điện của xã.


2.3. Nhà văn hóa: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã.


- Đến năm 2015, trên 50% (30 xã) và đến năm 2017, 100% (58 xã) có Trung tâm văn hóa thể dục thể thao, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, phòng đọc sách xã… được nâng cấp về cơ sở vật chất, thiết chế hoạt động và cơ chế vận hành linh hoạt tương xứng để thường xuyên có nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng dân cư ở nông thôn; đài truyền thanh xã, đảm bảo thông tin phủ kín trên địa bàn.


- Đến năm 2015, trên 50% (30 xã) và đến năm 2017, 100% (58 xã) có tụ điểm sinh hoạt văn hóa, khu thể thao ấp đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


2.4. Trạm y tế: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã. Đến năm 2015, 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.


2.5. Trường học: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã. Đến năm 2015, 100% trường học cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn Quốc gia.


Phát triển hệ thống đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn thành phố.


2.6. Trụ sở Ủy ban nhân dân xã, văn phòng ấp và nhà ở dân cư: Hoàn chỉnh trụ sở Ủy ban nhân dân xã, văn phòng ấp và các công trình phụ trợ; hỗ trợ sửa chữa kiên cố nhà ở khu dân cư với kết cấu khang trang, hài hòa với môi trường thiên nhiên.


- Đến năm 2012: 100% số hộ dân không sống trong nhà tạm, dột nát. Đến năm 2015: 100% số hộ dân có nhà ở kiên cố.


- Đến năm 2015, 100% xã, ấp có trụ sở, văn phòng đạt chuẩn Quốc gia.


2.7. Hệ thống thủy lợi: Cải tạo, xây dựng mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Tùy điều kiện tự nhiên từng xã, hệ thống thủy lợi có chức năng tiêu, thoát nước, giao thông nông thôn; đến năm 2015, 100% hệ thống thủy lợi cung cấp đủ nước để khai thác toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đáp ứng yêu cầu dân sinh.


2.8. Chợ nông thôn: Cải tạo, xây dựng mới chợ đáp ứng nhu cầu mua bán của dân cư nông thôn. Đến năm 2015, có trên 50% số xã (30 xã) có chợ đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2017, 100% số xã có chợ đạt chuẩn quốc gia.


2.9. Bưu chính - viễn thông: Cải tạo, xây dựng mới bưu điện đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc của dân cư nông thôn. Đến năm 2015, 100% xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông đạt chuẩn quốc gia; 100% ấp có hệ thống internet. Thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ để 100% hộ gia đình có điện thoại (cố định, di động).


Ứng dụng công nghệ thông tin giúp nâng cao năng lực quản lý, theo dõi và giám sát quy trình sản xuất, phân phối, tiếp thị. Đặc biệt, hệ thống thông tin địa lí (GIS) được ứng dụng trên thực địa để theo dõi sát tình hình sâu bệnh, dịch tễ…


3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập:


3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập: Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp; trong cơ cấu kinh tế thành phố đến 2015, tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp chiếm 1%. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2011 - 2020: tăng trên 4%/năm; trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng trên 5%/năm. Đến năm 2015, giá trị sản xuất bình quân đạt 220 triệu đồng/ha/năm và năm 2020 là 300 triệu đồng/ha/năm.


Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, hình thành giống cây, giống con, dịch vụ phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến của khu vực và vùng kinh tế trọng điểm.


Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông thôn, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thân thiện với môi trường nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống theo phương châm “Mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của từng địa phương.


3.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên tổng số lao động đang làm việc đạt trên 65%; giải quyết việc làm cho 40.000 - 50.000 lao động nông thôn.


4. Giảm nghèo và an sinh xã hội:


* Nội dung 1: Tiếp tục triển khai chương trình giảm nghèo giai đoạn 3 của thành phố đạt thu nhập trên 12 triệu/người/năm vào năm 2015 và giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 2 USD/người/ngày xuống còn dưới 1% năm 2020.


* Nội dung 2: Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.


- Tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; hỗ trợ người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; hỗ trợ kinh phí xóa nhà dột nát cho người nghèo; khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; chính sách cho người có công…


- Tăng cường thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần đảm bảo các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước thực sự hỗ trợ được người nghèo và các đối tượng chính sách.


5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn:


* Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.


Liên kết sản xuất hộ nông dân tập trung vào phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã. Đến năm 2015: có trên 100% số xã (30 xã) có THT và HTX làm ăn có hiệu quả; tỷ lệ cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo có trình độ đại học đạt 50% và trình độ trung cấp đạt 80%; tỷ trọng tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tập thể chiếm 3% GDP nông nghiệp (bao gồm cả kinh tế của các thành viên).


* Nội dung 2: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Mở rộng hợp đồng tiêu thụ nông sản, phấn đấu đến năm 2015 có 60% sản phẩm tiêu thụ thông qua các hợp đồng kinh tế ổn định và 95% vào năm 2020.


* Nội dung 3: Thực hiện chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn: Liên hiệp hợp tác xã cùng ngành nghề, liên tổ hợp tác, liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác…


6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn: Tiếp tục thực hiện hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.


7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Nâng tỷ lệ 15 bác sỹ/10.000 dân (năm 2020); giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 10,8% (năm 2005) xuống còn 5% (năm 2020). Đến năm 2015: 70% người dân vùng nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.


8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn:


* Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.


- Đến năm 2015: có trên 50% số xã (30 xã) đạt tiêu chuẩn xã có ấp văn hóa theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia; đến năm 2017: 100% số xã đạt tiêu chuẩn xã văn hóa theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia.


* Nội dung 2: Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2015, 100% xã đạt tiêu chuẩn.


9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:


* Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.


* Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, ấp theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong ấp, tổ; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng v.v…


- Nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp ở nông thôn, dịch vụ công cộng, khu dân cư sẽ được xử lý cục bộ, bảo đảm đến năm 2015 đạt 65% và năm 2017 đạt 100% tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào hệ thống kênh, rạch, sông; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có hoạt động làm suy giảm môi trường; chất thải được thu gom, xử lý theo quy định. Từng bước cải tạo hệ thống sông rạch thành mạng lưới thoát nước có thể điều khiển được. Nâng tỷ lệ hộ dân có hố xí tự hoại đạt 100% (năm 2015), số hộ chăn nuôi sử dụng biogas giải quyết chất thải chăn nuôi đạt 100% (năm 2015).


- Hàng năm trồng mới khoảng 200.000 cây xanh (trong đó cây xanh đường phố là 5.000 cây, nhằm đảm bảo độ che phủ cây xanh thành phố đạt trên 40% (năm 2020).


10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn:


- Nội dung 1: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2015, 100% cán bộ xã đạt chuẩn.


- Nội dung 2: Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã.


- Nội dung 3: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.


Rà soát, xác định rõ vai trò của mỗi tổ chức trong xây dựng nông thôn mới; đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng. Tiếp tục đổi mới thiết chế dân chủ cơ sở, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, từng bước xây dựng nền hành chính văn minh, xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương có đủ kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức để vận hành tốt nhiệm vụ.


11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn:


* Nội dung 1: Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tại cơ sở. Các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác vận động tuyên truyền hội viên, đoàn viên làm nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới.


* Nội dung 2: Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, ấp, tổ hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.


- Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở; vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hạn chế đơn thư khiếu nại tố cáo.


- Quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân; giải quyết kịp thời, dứt điểm đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng khiếu kiện phức tạp đông người xảy ra.


- Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và tự nguyện đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt là lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, dự bị động viên… để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

 

Lam Điền