Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Chỉ thị về nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Ngày 02/10/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 22/2012/CT-UBND về nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, cụ thể như sau:


1. Sở Tài chính


- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp; việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các Tổng Công ty, Công ty. Đánh giá kết quả giám sát hàng năm báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố.


- Nâng cao chất lượng phân tích, đánh giá các báo cáo tổng hợp, để phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, mất an toàn tài chính tại các Tổng Công ty, Công ty, từ đó đề xuất tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các giải pháp chấn chỉnh phù hợp.


- Kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm của các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.


- Đánh giá báo cáo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng năm của kiểm sóat viên tại các Tổng Công ty, Công ty thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố.


- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các sở - ngành liên quan thực hiện chức năng “Quản lý, giám sát của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên” theo quy định tại Điều 31 của Nghị định số 25/2010/ND-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.


- Đề xuất Hội đồng xếp loại doanh nghiệp nhà nước và xếp loại Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước đánh giá kết quả xếp loại doanh nghiệp hàng năm đối với các Tổng Công ty, Công ty đảm bảo chính xác, khách quan và công khai minh bạch.


- Hỗ trợ cho Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố thông tin, tình hình các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ kéo dài, mất cân đối tài chính để xem xét hướng sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp này.


- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các kiến nghị với Trung ương nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý tài chính, tạo hành lang pháp lý cho các Tổng Công ty, Công ty hoạt động thuận lợi.


2. Ban Đổi mới Quản lý doanh nghiệp thành phố

 

- Chủ động phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan theo dõi hoạt động của các Tổng Công ty, Công ty 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, để tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố sắp xếp, cơ cấu lại hoặc giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn theo quy định.


- Xây dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp bảo đảm triển khai thực hiện nghiêm túc Phương án sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước do thành phố quản lý đến năm 2015 theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.


- Thẩm định trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, triển khai thực hiện theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”, Công văn số 10800/BTC-TCDN ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 4094/UBND-CNN ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin.


- Theo dõi tiến độ thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp thua lỗ đã có chủ trương xử lý của Ủy ban nhân dân Thành phố; tổng hợp, đề xuất kịp thời với Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo thẩm quyền, phân cấp.


- Theo dõi tiến độ thực hiện Đề án tái cơ cấu, phương án thoái vốn, phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp (trong đó cổ phần hóa doanh nghiệp) của các Tổng Công ty, Công ty được phê duyệt; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.


3. Sở Kế hoạch và Đầu tư


Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành thành phố trong xử lý các hồ sơ có liên quan đến hoạt động đầu tư, bổ sung ngành nghề kinh doanh của các Tổng Công ty, Công ty, đảm bảo phù hợp theo quy định của pháp luật.


4. Sở Nội vụ


- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố việc triển khai thực hiện Thông tư số 03/2012/TT-BNV ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố.


- Kiên quyết tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét xử lý nghiêm đối với Giám đốc các doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, mất vốn trong hai năm liền trở lên để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp và hiệu lực quản lý nhà nước (theo điểm đ, mục 1, Điều 16 tại Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ). Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty không thực hiện đúng quy định trong việc đề xuất xử lý Giám đốc cho trường hợp trên sẽ được xử lý theo trách nhiệm có liên quan.


5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội


Theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương tại các Tổng Công ty, Công ty theo hướng gắn chặt lợi ích với mức độ hoàn thành nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động; thu hút được lao động có trình độ cao.


6. Các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố


- Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, giải pháp sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp đến toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động của đơn vị; nhằm tạo sự nhất trí cao, từ đó nâng cao hơn nữa nhận thức và có hành động quyết liệt, cụ thể trong triển khai thực hiện.


- Xây dựng Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, phương án thoái vốn theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 10800/BTC-TCDN ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính và Công văn số 4094/UBND-CNN của Ủy ban nhân dân Thành phố, trong đó, cần chú ý cơ cấu lại ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tập trung vào ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính và nhiệm vụ được giao để thực hiện chuyên môn hóa; xác định chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015 có tính đến năm 2020; phương án tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, phương án tài chính để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao và xử lý các tồn tại về tài chính trong quá trình tái cơ cấu, rà soát và có biện pháp xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi, tính toán đề xuất phương án xử lý và nguồn bù đắp; kế hoạch đầu tư phát triển; tái cơ cấu các đơn vị thành viên; lập kế hoạch thoái vốn theo lộ trình từ nay đến năm 2015 đối với các khoản đầu tư tài chính ngoài ngành kinh doanh chính; kiên quyết chấm dứt việc đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của Tổng Công ty, Công ty.


Thực hiện đúng tiến độ Đề án tái cơ cấu, phương án thoái vốn, phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp (trong đó cổ phần hóa doanh nghiệp) được phê duyệt xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố trường hợp chậm trễ, không thực hiện.


- Tăng cường công tác tự giám sát hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp đến từng cán bộ quản lý, điều hành và người lao động trong doanh nghiệp thông qua kiểm toán nội bộ (chú trọng kiểm soát rủi ro tài chính), bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra nhân dân, tổ chức công đoàn, đại hội công nhân, viên chức... theo quy định pháp luật và Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, để phát hiện kịp thời những hạn chế và ngăn chặn, khắc phục những vi phạm, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.


- Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ.


- Kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Bố trí lãnh đạo quản lý, người đại diện phần vốn nhà nước đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn để làm tốt vai trò, nhiệm vụ được giao. Trường hợp kinh doanh không hiệu quả, bị mất cân đối tài chính thì cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố.


7. Kiểm soát viên tại các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố


- Chịu trách nhiệm trực tiếp với Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc kiểm soát, giám sát, đánh giá đối với hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm soát viên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ quy định tại Điều 71, 72 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều 26 Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, và theo Điều lệ hoạt động của các Tổng Công ty, Công ty đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.


- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tính hình tài chính tại các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp đang có tồn tại việc quản lý và sử dụng vốn), đề xuất biện pháp củng cố và giải pháp lành mạnh hóa tình hình tài chính, báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

 

Lam Điền