Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư phường 12 (phần còn lại) - quận Bình Thạnh

Ngày 29/9/2012, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 5037/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư phường 12 (phần còn lại) - quận Bình Thạnh (phần hạ tầng kỹ thuật). Nội dung cụ thể như sau:


* Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực quy hoạch:


- Vị trí khu vực quy hoạch: thuộc một phần phường 12, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.


- Giới hạn khu vực quy hoạch như sau:


+ Đông giáp : Giới hạn bởi rạch Lăng và đường Phan Chu Trinh dự phóng, giáp dự án khu Trường Cán bộ thành phố, khu công viên cây xanh và khu tái định cư;


+ Tây giáp : Giới hạn bởi đường Phan Văn Trị và Trần Quý Cáp, giáp phường 11 và phường 14 quận Bình Thạnh;


+ Nam giáp : Giới hạn bởi đường Bùi Đình Túy, giáp phường 24 quận Bình Thạnh;


+ Bắc giáp : giới hạn bởi rạch Lăng, giáp phường 13 quận Bình Thạnh.


- Tổng diện tích khu vực quy hoạch: 84,28 ha.


- Tính chất của khu vực quy hoạch: là khu dân cư hiện hữu cải tạo kết xây dựng mới, công trình công cộng, thương mại-dịch vụ và giáo dục.


* Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:


1 Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị:


1.1. Quy hoạch chiều cao:


- Chọn cao độ khống chế cho toàn khu vực là H=2,0m (hệ VN2000).


- Khu vực có nền đất ≥2,0m: chỉ hoàn thiện mặt phủ khi xây dựng công trình.


- Khu hiện hữu cải tạo giữ lại có nền đất <2,0m: khuyến cáo nâng dần nền đất lên cao độ 2,0m khi có điều kiện.


- Khu xây dựng mới có nền đất <2,0m: nâng nền triệt để, đảm bảo cao độ xây dựng >=2,0m.


- Độ dốc nền: đổ dốc từ giữa các tiểu khu ra xung quanh và về phía sông rạch.


1.2. Quy hoạch thoát nước mặt:


- Giải pháp thoát nước: thoát chung hệ thống nước mặt và nước thải.


- Tổ chức thoát nước:


+ Giữ lại các tuyến cống thoát nước hiện hữu còn phục vụ hiệu quả trong khu vực.


+ Bổ sung hoặc thay thế cống phù hợp nhằm thoát nước triệt để theo định hướng quy hoạch chung.


- Nguồn thoát nước: thoát ra phía Đông ra rạch Lăng.


- Các thông số kỹ thuật mạng lưới:


+ Sử dụng cống bê tông cốt thép ngầm, kích thước cống xây mới biến đổi từ Φ600mm đến Ø1500mm, cống hộp B1600mm và B2000mm.


+ Độ sâu chôn cống tối thiểu 0,7m, độ dốc cống đảm bảo khả năng tự làm sạch cống i≥1/D.


2. Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị:


- Chỉ tiêu cấp điện: 2.500 KWh/ người/năm.


- Nguồn điện được cấp từ trạm 110/15-22KV Thanh Đa.


- Cải tạo các trạm biến áp 15/0,4KV hiện hữu, tháo gỡ các trạm ngoài trời, có công suất thấp, vị trí không phù hợp với quy hoạch.


- Xây dựng mới các trạm biến áp 15-22/0,4KV, sử dụng máy biến áp 3 pha, dung lượng ≥ 400KVA, loại trạm phòng.


- Cải tạo mạng trung thế hiện hữu, giai đoạn đầu nâng cấp lên 22KV, dài hạn sẽ được thay thế bằng cáp ngầm.


- Xây dựng mới mạng trung và hạ thế cấp điện cho khu quy hoạch, sử dụng cáp đồng bọc cách điện XLPE, tiết diện dây phù hợp, chôn ngầm trong đất.


- Hệ thống chiếu sáng dùng đèn cao áp sodium 150 ÷ 250W – 220V, có chóa và cần đèn đặt trên trụ thép tráng kẽm.


3. Quy hoạch cấp nước đô thị:


- Nguồn cấp nước: sử dụng nguồn nước máy thành phố, từ các tuyến ống cấp nước hiện trạng thuộc hệ thống cấp nước NMN Thủ Đức bổ sung tuyến Ø450 trên đường Phan Chu Trinh.


- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt : 180 (lít/người/ngày);


- Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy : 25 lít/s/đám cháy, số đám cháy đồng thời: 2 đám cháy (theo TCVN 2622-1995);


- Tổng nhu cầu dùng nước: 14.000-17.000 (m3/ngày).


- Mạng lưới cấp nước:


+ Các tuyến ống cấp nước chính trong khu quy hoạch được nối với nhau tạo thành 6 vòng cấp nước chính Ø200-Ø150 mm nhằm đảm bảo cấp nước được an toàn và liên tục cho mạng cấp nước.


+ Từ các vòng cấp nước sẽ phát triển các tuyến ống Ø150 đến Ø100 nhánh dạng cành cây cụt nước phân phối chính đến từng công trình.


4. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn:


4.1. Thoát nước thải:


- Giải pháp thoát nước bẩn: sử dụng hệ thống cống thoát nước chung kết hợp hệ thống cống bao và giếng tách dòng để thu gom nước thải cho khu quy hoạch. Nước thải sau khi được tách ra khỏi cống chung bằng giếng tách dòng sẽ theo hệ thống cống bao trong khu vực thoát vào tuyến cống bao chính của lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè về trạm bơm đặt cạnh rạch Thị Nghè và rạch Văn Thánh.
Trạm bơm nước thải có công suất Q = 800.000 m3/ngày được đặt cạnh rạch Thị Nghè và rạch Văn Thánh, cách khu quy hoạch khoảng 2 km về phía Đông Nam. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý cơ học trước khi được bơm ra sông Sài Gòn. Khi nhà máy xử lý nước thải lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè hình thành, nước thải từ trạm bơm sẽ theo tuyến cống chuyển tải về nhà máy để được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường.


- Tiêu chuẩn thoát nước sinh hoạt: 180 (lít/người/ngày);


- Tổng lượng nước thải: 10.071-13.092 (m3/ngày).


- Mạng lưới thoát nước: Nước thải trong lưu vực này được thu gom vào hệ thống cống thoát nước chung và tập trung theo các tuyến cống chính trên đường Chu Văn An (2000 x 2000), đường Nơ Trang Long (1600 x 1600  2000 x 2000), đường Phan Chu Trinh (1600x1600) và các tuyến cống dọc theo các hẻm thoát ra rạch Lăng. Hệ thống cống chung trong khu quy hoạch chủ yếu là hệ thống cống hiện hữu và một số tuyến cống thay thế và bổ sung.


4.2. Xử lý chất thải rắn:


- Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt: 1,2 (kg/người/ngày);


- Tổng lượng rác thải sinh hoạt: 44,72 (tấn/ngày).


- Phương án thu gom và xử lý rác: Rác được thu gom, vận chuyển về các khu xử lý tập trung của thành phố theo quy hoạch.


5. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc:


- Nhu cầu điện thoại cố định: 30 máy/100 dân.


- Định hướng đấu nối từ bưu cục hiện hữu (Bưu điện trung tâm Gia Định) xây dựng các tuyến cáp chính đi dọc các trục đường giao thông đến các tủ cáp chính của khu quy hoạch.


- Mạng lưới Thông tin liên lạc được ngầm hóa đảm bảo mỹ quan khu quy hoạch và đáp ứng nhu cầu thông tin thông suốt trong khu quy hoạch.


- Hệ thống các tủ cáp xây dựng mới được lắp đặt tại các vị trí thuận tiện, đảm bảo mỹ quan và dễ dàng trong công tác vận hành, sửa chữa.


6. Tổng hợp đường dây đường ống:


Việc bố trí, sắp xếp đường dây, đường ống có thể thay đổi trong các bước triển khai thiết kế tiếp theo (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công của dự án) đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật.

 

NCĐ