Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6058/QĐ-UBND về công nhận sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ của 29 doanh nghiệp đạt “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6046/QĐ-UBND về Phê duyệt kết quả xếp hạng Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6048/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6045/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6043/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được tái cấu trúc theo các tiêu chí | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6042/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6041/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6040/QĐ-UBND về việc phê duyệt 06 quy trình nội bộ tái cấu trúc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực vực Y tế dự phòng, Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Dược phẩm, Tài chính y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6039/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường thuộc phạm vi tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6038/QĐ-UBND về việc phê duyệt 24 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính |

Quy chế hoạt động của BCĐ thực hiện Đề án Tăng cường phố biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo

Ngày 11/9/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Tăng cường phố biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016” (kèm theo Quyết định số 4545/QĐ-UBND), cụ thể như sau:

* Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo

1. Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án, lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố đưa vào kế hoạch ngân sách Thành phố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành và các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đôc, kiểm tra việc thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Đề án; kiến nghị xây dựng chính sách hoặc đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của Đề án.

2. Xét, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án theo quy định về công tác thi đua, khen thưởng.

3. Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện Đề án theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

* Nhiệm vụ của Tổ Thư ký

1. Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đôc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án; trực tiếp triển khai thực hiện một số nội dung của Đề án theo sự phân công của Ban Chỉ đạo.

2. Các thành viên Tổ Thư ký được tham gia tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn kiểm tra các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án; báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo chuyên ngành và phản ánh các ý kiến liên quan với Ban Chỉ đạo.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực

1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Đề án; là đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện Đề án.

2. Thường trực Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên; theo dõi, tiếp nhận, xử lý các thông tin có liên quan đến việc thực hiện Đề án; tổ chức và làm thư ký các cuộc họp Ban Chỉ đạo; tổng hợp kết quả tổ chức thực hiện Đề án và Dự thảo các báo cáo của Ban Chỉ đạo.

* Nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký

1. Nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án

a) Chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của Ban Chỉ đạo Đề án phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo;

b) Ký kế hoạch thực hiện Đề án từng giai đoạn, hàng năm; kế hoạch giao chỉ tiêu, kinh phí cho các cơ quan, đơn vị liên quan; báo cáo sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án của Ban Chỉ đạo;

c) Chủ trì các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban Chỉ đạo, các hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án;

d) Chỉ đạo tổ chức, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị liên quan trong tổ chức thực hiện các hoạt động của Đề án;

đ) Ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt, ký các văn bản liên quan, chủ trì một số hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết công tác thuộc lĩnh vực được phân công hoặc cuộc họp của Tổ Thư ký;

e) Giải quyết các công việc khác liên quan đến việc thực hiện Đề án theo thẩm quyền.

2. Nhiệm vụ của Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án

a) Giúp Trưởng ban thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 4 Quy chế này và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng ban;

b) Chỉ đạo xử lý các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo và báo cáo kết quả thực hiện với Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án.

3. Nhiệm vụ của các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án

a) Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực phụ trách triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công; chủ trì, báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được phân công với Trưởng Ban Chỉ đạo.

b) Thay mặt Ban Chỉ đạo chủ trì, điều hành một số cuộc họp giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc hội nghị chung khi được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền.

4. Nhiệm vụ của các Ủy viên Ban Chỉ đạo Đề án

a) Nhiệm vụ chung:

Đề xuất nội dung hoạt động và biện pháp thực hiện, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án và lãnh đạo các sở, ngành chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đề án;

Tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo theo quy định của Quy chế này; trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc một số hoạt động của Đề án theo sự phân công của Trưởng ban;

Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Đề án trong phạm vi được giao theo quy định.

b) Nhiệm vụ cụ thể:

Ngoài các nhiệm vụ quy định trên, các ủy viên Ban Chỉ đạo còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Thành viên Ban Chỉ đạo thuộc Sở Tư pháp: Tham mưu cho lãnh đạo Sở Tư pháp chỉ đạo nghiệp vụ và nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong phạm vi của Đề án; giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các hoạt động liên quan đến thẩm định kế hoạch triển khai Đề án hàng năm; và phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố chỉ đạo Phòng Tư pháp các quận, huyện phối hợp với Biên phòng cửa khẩu cảng, các Đồn Biên phòng, Hải đội Biên phòng triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo theo kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm.

Thành viên Ban Chỉ đạo thuộc Sở Ngoại vụ: Tham mưu cho Ban Chỉ đạo chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến pháp luật trong nước và quốc tế về biên giới quốc gia và các văn bản pháp luật về dân sự, hình sự có yếu tố nước ngoài trong phạm vi của Đề án.

Thành viên Ban Chỉ đạo thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu cho Ban Chỉ đạo chỉ đạo nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường trong phạm vi của Đề án; phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường các địa phương phối hợp với Biên phòng cửa khẩu cảng, các Đồn Biên phòng, Hải đội Biên phòng triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo theo kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm.

Thành viên Ban Chỉ đạo thuộc Bộ Tư lệnh Thành phố: Tham mưu cho Ban Chỉ đạo chỉ đạo nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực quốc phòng-an ninh trong phạm vi của Đề án; phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố các địa phương triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo theo kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm; chỉ đạo Huyện đội Cần Giờ tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.

Thành viên Ban Chỉ đạo thuộc Sở Tài chính: Tham mưu cho Ban Chỉ đạo chỉ đạo các nội dung liên quan đến dự toán kinh phí thực hiện Đề án để đề nghị Sở Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; hướng dẫn chi tiêu, thanh quyết toán đúng quy định.

Thành viên Ban Chỉ đạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ: Tham mưu cho Ban Chỉ đạo chỉ đạo các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo theo kế hoạch hàng năm trên địa bàn huyện.

Chỉ đạo các Phòng liên quan phối hợp với các Đồn Biên phòng, Hải đội Biên phòng triển khai các mặt công tác liên quan đến thực hiện Đề án.

 

D&P