Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6058/QĐ-UBND về công nhận sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ của 29 doanh nghiệp đạt “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6046/QĐ-UBND về Phê duyệt kết quả xếp hạng Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6048/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6045/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6043/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được tái cấu trúc theo các tiêu chí | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6042/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6041/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6040/QĐ-UBND về việc phê duyệt 06 quy trình nội bộ tái cấu trúc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực vực Y tế dự phòng, Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Dược phẩm, Tài chính y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6039/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường thuộc phạm vi tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6038/QĐ-UBND về việc phê duyệt 24 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính |

Chỉ thị về quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni lông

Ngày 09/9/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 23/2014/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni lông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan và các tổ chức chính trị xã hội từ Thành phố đến các địa phương thuộc Thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân sử dụng và thải bỏ đúng túi ni lông với các nội dung: hướng dẫn và khuyến khích sử dụng túi ni lông tiết kiệm, chỉ sử dụng khi thật cần thiết, thay thế túi ni lông bằng các loại túi đựng hàng thân thiện môi trường; Tăng cường tái sử dụng túi ni lông; Phân loại và đem đến các điểm thu gom, thu hồi túi ni lông hoặc chuyển giao cho đơn vị thu gom rác sinh hoạt; Không thải túi ni lông ra đường phố, khu vực công cộng, cống rãnh, kênh rạch; Không tự ý đốt hoặc chôn lấp túi ni lông;

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức, xúc tiến đầu tư hạ tầng thu gom tái chế chất thải túi ni lông đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn Thành phố;

c) Phối hợp với Sở Công Thương đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích việc kinh doanh, sử dụng các loại túi, phương tiện đựng hàng thân thiện môi trường thay thế túi ni lông đồng thời kiến nghị các hình thức xử lý đối với các tổ chức bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại) không có kế hoạch giảm sử dụng túi ni lông;

d) Cho vay vốn ưu đãi theo quy định đối với hoạt động thu gom và tái chế túi ni lông đã qua sử dụng, hoạt động sản xuất túi ni lông thân thiện môi trường và các loại túi đựng hàng thân thiện môi trường thay thế túi ni lông trên địa bàn Thành phố thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Thành phố;

e) Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi, tổ chức về các hoạt động quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni lông trên địa bàn Thành phố;

g) Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về hiện trạng sử dụng túi ni lông và công tác quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni lông trên địa bàn Thành phố.

2. Giám đốc Sở Công Thương:

a) Thống kê số lượng và lập danh sách các tổ chức phân phối, bán lẻ thuộc thẩm quyền quản lý (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và nhà sách);

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân bán lẻ cam kết giảm sử dụng túi ni lông;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích việc kinh doanh, sử dụng các loại túi, phương tiện đựng hàng thân thiện môi trường thay thế túi ni lông; nghiên cứu hình thức chế tài đối với các tổ chức bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại) không xây dựng kế hoạch giảm sử dụng túi ni lông;

d) Chỉ đạo Chi Cục Quản lý thị trường phối hợp với Chi Cục Thuế quận -huyện tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh túi ni lông vi phạm các quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện:

a) Chủ trì rà soát, lập danh sách các tổ chức bán lẻ có sử dụng túi ni lông (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, nhà sách) trên địa bàn quận - huyện thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương và các tổ chức, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân bán lẻ trên địa bàn giảm sử dụng túi ni lông;

c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, đoàn thể thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng và thải bỏ túi ni lông;

d) Tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt theo quy định pháp luật đối với các hành vi thải bỏ túi ni lông không đúng quy định, tự ý đốt hoặc chôn lấp túi ni lông;

e) Chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban, cơ quan chức năng phối hợp với Cục Thuế Thành phố và Chi Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra và xử phạt các đơn vị kinh doanh, sản xuất túi ni lông vi phạm các quy định về Luật Thuế bảo vệ môi trường và các quy định về túi ni lông thân thiện môi trường;

g) Định kỳ báo cáo hiện trạng sử dụng túi ni lông và công tác quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni lông trên địa bàn trước ngày 31 tháng 10 hàng năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.

4. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Đề xuất tiêu chí đánh giá các loại túi đựng hàng thân thiện môi trường thay thế túi ni lông;

b) Nghiên cứu phát triển các loại túi đựng hàng thân thiện môi trường;

c) Tổ chức nghiên cứu và làm đầu mối chuyển giao công nghệ tiên tiến trong tái chế túi ni lông.

5. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng và thải bỏ túi ni lông cho học sinh, khuyến khích lồng ghép nội dung trên vào một số môn học tại lớp và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.

6. Thủ trưởng các Sở - ngành khác như Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tổ chức, đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân quận - huyện trong việc tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân bán lẻ, người dân giảm sử dụng túi ni lông.

7. Cục trưởng Cục Thuế Thành phố chỉ đạo các phòng chức năng thuộc Cục Thuế và Chi Cục Thuế ở từng quận - huyện tích cực kiểm tra, phát hiện và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm các quy định về thuế bảo vệ môi trường.

8. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và nhà sách chủ động áp dụng các giải pháp giảm sử dụng túi ni lông, cụ thể như:

a) Hạn chế hoặc không phát miễn phí túi ni lông cho khách hàng (ngoại trừ túi ni lông dùng để chứa đựng và cân các mặt hàng tươi sống sử dụng bên trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi);

b) Bố trí điểm thu hồi túi ni lông đã qua sử dụng;

c) Có các loại túi, phương tiện đựng hàng thay thế túi ni lông bố trí ngay tại quầy tính tiền để khách hàng lựa chọn, đồng thời có hình thức khuyến cáo khách hàng về tác hại của túi ni lông đối với sức khỏe và môi trường;

d) Định kỳ báo cáo tình hình quản lý sử dụng túi ni lông và kết quả thu hồi túi ni lông đã qua sử dụng của đơn vị cho Ủy ban nhân dân quận - huyện trước ngày 15 tháng 10 hàng năm;

e) Bố trí quầy tính tiền ưu tiên dành cho khách hàng có đem theo túi, phương tiện đựng hàng khi mua sắm.

9. Ban Quản lý chợ và trung tâm thương mại có trách nhiệm:

a) Phối hợp tuyên truyền, vận động các tiểu thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc chợ và trung tâm thương mại giảm sử dụng túi ni lông;

b) Bố trí điểm thu hồi túi ni lông đã qua sử dụng;

c) Phối hợp với các Sở - ngành liên quan thực hiện rà soát, thống kê việc sử dụng túi ni lông của các tiểu thương, hộ kinh doanh bán lẻ thuộc phạm vi quản lý;

d) Lồng ghép báo cáo công tác thu gom, sử dụng túi ni lông của các tiểu thương, hộ kinh doanh bán lẻ thuộc phạm vi quản lý trong báo cáo hoạt động định kỳ của đơn vị.

10. Các tổ chức, cá nhân bán lẻ khác (tiểu thương chợ, tiểu thương ở trung tâm thương mại...):

a) Giảm sử dụng túi ni lông bằng cách hạn chế cung cấp túi ni lông đựng hàng (sử dụng tiết kiệm, hợp lý túi ni lông khi đựng hàng cho khách);

b) Thay thế túi ni lông bằng các loại túi, phương tiện đựng hàng thân thiện môi trường hoặc túi ni lông thân thiện môi trường;

c) Tổ chức theo dõi, kiểm soát và thống kê tình hình sử dụng túi ni lông trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

 

Lam Điền