Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Tổ chức kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2011)

Ngày 18/07/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 3603/KH-UBND tổ chức kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2011), cụ thể như sau:


* Công tác tuyên truyền: tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, Báo chí, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, Đài Truyền hình thành phố với chủ đề:


- Những thành tích về công tác Thương binh liệt sĩ - Người có công mà Đảng bộ, nhân dân thành phố đã tổ chức thực hiện kể từ sau ngày giải phóng miền Nam đến nay.


- Biểu dương những địa phương, các tập thể tiêu biểu phổ biến những kinh nghiệm tốt trong phong trào chăm sóc thương bệnh binh - gia đình liệt sĩ, chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bố mẹ liệt sĩ, thương binh nặng đặc biệt, con liệt sĩ tàn tật cô đơn khó khăn.


- Biểu dương anh chị em là thương bệnh binh - gia đình liệt sĩ - người có công cách mạng vượt khó vươn lên tổ chức sản xuất, ổn định cuộc sống, làm giàu chính đáng.


- Biểu dương các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công cách mạng gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật tại địa phương, các gia đình văn hóa, hạnh phúc.


- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động, tạo kinh phí để chăm sóc các gia đình thương bệnh binh - gia đình liệt sĩ một cách thiết thực hiệu quả.


* Thực hiện tốt các chế độ chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân quận, huyện rà soát lại việc thực hiện các chế độ chính sách cho người hưởng chính sách có công ở quận, huyện, phường, xã, thị trấn, đảm bảo việc thực hiện các chính sách chế độ đúng theo quy định của nhà nước, phát hiện ngăn ngừa những thiếu sót sai phạm trong quá trình thực hiện; kiên quyết xử lý những trường hợp tiêu cực, tham nhũng, làm sai, gây phiền hà cho đối tượng.


* Tiếp tục cuộc vận động xây dựng “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa”: Các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tiếp tục cuộc vận động xây dựng “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa”, cùng các nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ Xóa đói giảm nghèo, để chăm sóc sức khỏe, giúp đỡ các gia đình thương bệnh binh - gia đình liệt sĩ phát triển sản xuất, tạo việc làm và cuộc sống ổn định. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện tiến hành rà soát, nắm lại tình hình đời sống diện chính sách trên địa bàn, thống kê số lượng diện chính sách thuộc đối tượng nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để có biện pháp hỗ trợ, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tiếp tục xây dựng kế hoạch hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa chống dột cho các gia đình thương binh liệt sĩ - gia đình chính sách có công hiện có hoàn cảnh khó khăn mà bản thân và gia đình không có điều kiện sửa chữa.


* Tổ chức họp mặt truyền thống: Ủy ban nhân dân các quận huyện có nội dung hướng dẫn cụ thể các phường, xã, thị trấn tổ chức họp mặt các gia đình chính sách nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, sự hy sinh to lớn của cán bộ chiến sỹ, đồng bào; qua đó lắng nghe những tâm tư nguyện vọng, những kiến nghị của các diện chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện công tác chính sách tại địa phương để kịp thời đề xuất giải quyết.


* Tu bổ, sửa chữa đài tưởng niệm và nhà bia ghi danh liệt sĩ: Các quận, huyện tiếp tục thực hiện kế hoạch tu bổ, sửa chữa đài tưởng niệm và nhà bia ghi danh liệt sĩ ở các địa phương. Thực hiện chỉnh trang, tôn tạo các nghĩa trang liệt sĩ.


* Tổ chức mít tinh kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh liệt sĩ:


* Quà tặng của thành phố cho thương bệnh binh - gia đình liệt sĩ do quận, huyện quản lý và thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đang công tác tại Bộ Tư lệnh thành phố, Công an thành phố và Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy: (có hướng dẫn của liên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính), gồm 3 mức:


- Mức 1.000.000 đồng/người: gồm bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống (170 mẹ), thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B, bệnh binh nặng hạng đặc biệt (mù 2 mắt, cụt 2 chân, liệt hoàn toàn .v.v…) (179 người), người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (78 người).


- Mức 600.000 đồng/người: thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B nặng 1/4 (494 người), bệnh binh nặng 1/3 (22 người), bố, mẹ, vợ liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ hưởng trợ cấp định suất nuôi dưỡng (551 người), thân nhân 2 liệt sĩ (538 người).


- Mức 400.000 đồng/người: gồm thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B hạng 2/4, 3/4, 4/4 (16.219 người), bệnh binh 2/3, 3/3 (2.462 người), thân nhân chủ yếu của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp cơ bản (11.008 người), thân nhân liệt sĩ hưởng quyền lợi chính trị (22.502 người), diện thờ cúng liệt sĩ được công nhận (9.389 người), thân nhân thờ cúng bà mẹ VNAH (1.926 người), người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống (1.091 người).


- Quà tặng của thành phố cho thương binh, thân nhân chủ yếu của liệt sĩ đang công tác tại Bộ Tư lệnh thành phố và Công an thành phố, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy không hưởng chính sách tại địa phương (100 người): mức 400.000 đồng/người


NTL