Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2011

Ngày 13/5/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 2175/KH-UBND tổ chức hoạt động hè năm 2011, cụ thể như sau:


I. CHỦ ĐỀ - ĐỐI TƯỢNG - THỜI GIAN:


1. Chủ đề: “Tự hào thiếu nhi Thành phố mang tên Bác”


2. Đối tượng:


2.1 Đối tượng được tham gia: Các em thiếu niên - nhi đồng, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các em thiếu nhi sinh hoạt tại nhà mở, mái ấm, cơ sở xã hội, trẻ em lang thang cơ nhỡ.


2.2 Tập thể, cá nhân thực hiện công tác chăm lo cho thiếu niên - nhi đồng:


- Các sở, ban ngành, quận - huyện, nhà trường, gia đình, các tổ chức chính trị, xã hội.


- Sinh viên, thanh niên tình nguyện, thanh niên địa bàn dân cư, thanh niên công nhân, thanh niên lực lượng vũ trang, phụ trách Đội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


3. Thời gian tổ chức hoạt động hè: từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 10 tháng 8 năm 2011.


II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:


1. Công tác tuyên truyền, giáo dục thiếu niên, nhi đồng về truyền thống lịch sử, đạo đức lối sống, tuyên truyền pháp luật:


Trọng tâm: Giáo dục truyền thống lịch sử thành phố, 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Giao thông đường bộ…


- Tổ chức đợt hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 – 05/6/2011) từ ngày 19/5 đến ngày 05/6/2011 với các nội dung trọng tâm: tổ chức cuộc thi viết bài cảm nhận về ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cho Đội viên, thiếu nhi Thành phố; kết hợp với bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Hồ Chí Minh tổ chức ngày hội “Bác Hồ với tuổi thơ”; tổ chức cho Đội viên, thiếu nhi Thành phố đến dâng hương, dâng hoa, tham quan tại bảo tàng Hồ Chí Minh; tổ chức chuyến “Hành trình theo chân Bác” cho thiếu nhi, Đội viên có thành tích xuất sắc trong năm học 2010 – 2011…


- Tổ chức “Hành trình đến với bảo tàng” tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hóa, bảo tồn bảo tàng, tổ chức các hội thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc, địa phương lồng ghép với hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn như kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc 11/6, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7… để tuyên truyền giới thiệu về lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân và tuổi nhỏ thành phố trong công cuộc bảo vệ và xây dựng thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố Anh hùng. Giáo dục lòng tự hào là măng non thành phố anh hùng, tự hào là người Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh, tự hào với chiếc khăn quàng đỏ của em.


- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát động sâu rộng trong thiếu nhi thực hiện phong trào “Thiếu nhi thành phố thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”; tuyên truyền, hướng dẫn thiếu nhi thực hiện phong trào “Việc tốt ở nhà”, hướng dẫn các em biết giúp đỡ cha mẹ các công việc vừa sức như quét nhà, rửa bát, gấp quần áo, tưới cây, giúp đỡ các em nhỏ, biết sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, giáo dục các em đức tính hiếu thảo, kính trọng, lễ phép với người lớn, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, biết quan tâm, chia sẻ khó khăn với bạn bè, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể; giáo dục ý thức tiết kiệm, không lãng phí, thực hiện việc tiết kiệm, cùng tham gia các hoạt động xã hội, giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn, vận động quyên góp “đồ chơi tặng bạn” cho các bạn thiếu nhi ngoại thành.


- Tổ chức các chương trình “về nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, thăm viếng Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách, có công cách mạng, thắp nến tưởng niệm, dọn dẹp vệ sinh, trồng và chăm sóc cây xanh các khu tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ, vận động sửa chữa, trao tặng nhà tình nghĩa, tình thương kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7.


- Giáo dục thiếu nhi nếp sống văn minh đô thị, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật cơ bản như: Luật Giao thông đường bộ, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, việc phòng tránh tai nạn thương tích, sơ cấp cứu cho trẻ em, quyền và nhiệm vụ của trẻ em.


- Phát huy hệ thống phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình, các loại hình tuyên truyền trực quan sinh động nhằm giáo dục các em thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Các cơ sở văn hóa của thành phố tăng cường phục vụ cho thiếu nhi đến tham gia vui chơi. Miễn tiền vé hoàn toàn trong dịp hè dành cho thiếu nhi đến tham qua khu di tích lịch sử, bảo tàng thuộc quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


- Nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ ông bà cháu trong tổ chức các buổi sinh hoạt hè, phát huy truyền thống gia đình trong quá trình rèn luyện nhân cách, nếp sống văn minh cho thiếu nhi nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6. Đảm bảo mỗi khu phố, ấp đều có 1 câu lạc bộ Ông bà cháu duy trì sinh hoạt trong hè.


- Ban Giám hiệu nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh nhận thức được tầm quan trọng của công tác sinh hoạt hè, phối hợp với địa phương và gia đình trong việc giáo dục toàn diện và chăm lo nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của thiếu nhi. Quận, huyện tuyên truyền đến tận hộ gia đình về chương trình hoạt động hè, sinh hoạt văn hóa, thể thao, dã ngoại cho thanh thiếu nhi của địa phương.


- Tổ chức các hình thức ôn tập văn hóa hè sinh động, hiệu quả, khuyến khích thành lập các nhóm học tập, đôi bạn học tập để cùng kèm cặp, hướng dẫn, giúp đỡ các học sinh có học lực yếu, kém. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho thanh thiếu nhi, đẩy mạnh xây dựng phong trào xã hội học tập.


- Tổ chức điểm đọc sách tại các khu phố – ấp, phường, xã, điểm sinh hoạt cộng đồng, Nhà thiếu nhi, trường học, các điểm bưu điện văn hóa xã. Mỗi phường, xã, thị trấn có ít nhất 1 tủ sách thiếu nhi. Tổ chức thư viện lưu động, giới thiệu sách hay, trưng bày và bán sách với giá ưu đãi cho thiếu nhi, đặc biệt thiếu nhi ngoại thành, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.


- Tổ chức ngày hội “Sách của trẻ em”, với các nội dung cho trẻ đọc sách miễn phí, bán sách với giá ưu đãi, đổi sách cũ lấy quà tặng, góp sách để xây dựng các tủ sách tặng trẻ em ngoại thành, vận động các nguồn lực xã hội chăm lo, trao tặng dụng cụ học tập cho trẻ em; ngày hội “Thiếu nhi với truyền thống dân tộc” tổ chức các chuyến tham quan bảo tồn, bảo tàng, khu di tích lịch sử, di tích văn hóa, công viên văn hóa trên địa bàn thành phố.


2. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, phát động phong trào rèn luyện kỹ năng, nâng cao sức khỏe, thể chất cho thanh thiếu niên – nhi đồng, định hướng cho thanh thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, xây dựng thành phố xanh – sạch – đẹp:


Trọng tâm: Gắn hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu nhi với rèn luyện kỹ năng; tập trung tổ chức các chương trình trại dã ngoại, hướng các hoạt động cho thiếu nhi đến thiên nhiên; tổ chức nhiều hoạt động cho thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường.


- Ban chỉ đạo hè các cấp xây dựng các sân chơi sinh hoạt hè, các hoạt động định kỳ thường xuyên đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vui chơi, giải trí lành mạnh, bổ ích trong dịp hè như: hội trại, liên hoan, các hội thi, hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, du khảo, về nguồn, đố vui, ngày hội… trong trường học và các địa điểm văn hóa của khu phố, ấp, nhà thiếu nhi, trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên quận, huyện. Đẩy mạnh các nội dung sinh hoạt dã ngoại, tìm hiểu thiên nhiên, các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực tại các công viên trên địa bàn thành phố. Phát động thiếu nhi trên địa bàn Thành phố tập thể dục buổi sáng. Phối hợp tốt với các đơn vị phục vụ vui chơi giải trí để thiết kế, tổ chức các chương trình vui chơi, giải trí phù hợp điều kiện kinh phí của địa phương, đơn vị.


- Tổ chức khánh thành 04 điểm sân chơi cho thiếu nhi trên địa bàn Thành phố, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho các em thiếu nhi ở các huyện ngoại thành và thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn Quận, huyện. Vận động các nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng sân chơi thiếu nhi tại các khu dân cư, trường học trên địa bàn.


- Tăng cường phát huy hệ thống Nhà Thiếu nhi, Trung tâm văn hóa, trung tâm sinh hoạt thanh thiếu nhi, các cơ sở văn hóa trên địa bàn thành phố và từng quận - huyện, tận dụng tối đa cơ sở vật chất các trường phổ thông… để đáp ứng nhu cầu tham gia vui chơi, giải trí, sinh hoạt của thiếu nhi trong hè; Đưa các hoạt động của hệ thống các nhà thiếu nhi ra ngoài trời và các công viên trên địa bàn Thành phố. Các thiết chế văn hóa, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm văn hoá thể thao các cấp có nhiều chế độ ưu đãi cho hoạt động chăm lo thiếu nhi, miễn, giảm giá vé các hoạt động vui chơi.


- Đa dạng các loại hình vui chơi, giải trí, tổ chức các hoạt động “Thiếu nhi sáng tạo” như các sân chơi, hội thi trên mạng Internet, tổ chức hội thi “Tin học trẻ không chuyên”, hội thi “Sáng tạo thanh thiếu nhi”, mở các lớp dạy tin học miễn phí, định hướng cho các em tham gia giải trí lành mạnh, vui chơi hiệu quả, phục vụ học tập trong hè.


- Tổ chức tuyên truyền giáo dục thay đổi hành vi ứng xử với môi trường, vận động thực hiện “hè phố xanh - sạch - đẹp” đến từng hộ gia đình, các tụ điểm buôn bán, các nhóm chợ… Tổ chức các sân chơi an toàn giao thông, các hội thi vẽ tranh, thuyết trình “Bảo vệ môi trường”, tuyên truyền khẩu hiệu, thông điệp, hóa trang theo các chủ đề bảo vệ môi trường, xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu, hội thi thiết kế mô hình “Khu phố em văn minh, nghĩa tình”.


- Trồng cây xanh tại công viên, trường học, khu di tích lịch sử, di tích văn hóa trên địa bàn. Tổ chức các hoạt động cải tạo địa bàn dân cư, khu phố, công viên, chăm sóc vườn hoa, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng thành phố văn minh xanh - sạch - đẹp. Tổ chức ngày hội “Thiếu nhi với môi trường”


- Tổ chức ngày cùng hành động “Vì trẻ em” với các hoạt động như: tổ chức khai mạc hè cấp Thành, tổ chức các chương trình rèn luyện kỹ năng, các bảo tàng, khu du lịch, khu vui chơi, rạp chiếu phim trên địa bàn Thành phố mở cửa miễn phí cho tất cả các em thiếu nhi, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tặng quà, dụng cụ học tập, áo trắng, học bổng cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, hướng dẫn các kỹ năng thực hành xã hội cho trẻ em thông qua các ngày hội, hội thi…


- Tổ chức các chương trình, “một tuần là chiến sĩ”, “Hào khí miền Đông”, trại kỹ năng “Sẵn sàng” lần 2 cấp Thành phố; cuộc thi trực tuyến cho thiếu nhi từ 11 đến 15 tuổi và các buổi biểu diễn trống kèn, nhạc cụ dân tộc phục vụ miễn phí cho thiếu nhi định kỳ hàng tuần; Tổ chức ngày hội “Gia đình và tuổi thơ” cấp thành phố...


3. Tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt, thiếu nhi có hoàn cảnh đặc thù:


Trọng tâm: Đầu tư chăm lo và tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi ở mái ấm, nhà mở; tổ chức nhiều hoạt động kết nối giáo dục ý thức giúp đỡ chia sẻ của thiếu nhi với các thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt.


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các nguồn lực xã hội cùng chăm lo, hỗ trợ… như trao học bổng, xây dựng, sửa chữa nhà tình bạn, nhà tình thương, hỗ trợ điều kiện, dụng cụ học tập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như trẻ em đường phố, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em ở nhà mở, mái ấm tình thương, các em thiếu nhi ở các huyện ngoại thành.


- Kiểm tra giám sát và xử lý kịp thời việc sử dụng lao động trẻ em, tập hợp quản lý trẻ em trái phép trên địa bàn thành phố nhằm ngăn chặn lạm dụng bóc lột sức lao động, hành hạ, ngược đãi trẻ em.


- Vận động đoàn viên, thanh niên và các nguồn lực xã hội tiết kiệm, đóng góp tạo nguồn kinh phí giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức chương trình văn nghệ gây quỹ; quyên góp đồ chơi cũ tặng bạn nghèo; tổ chức các hoạt động thiếu nhi giao lưu, động viên, chia sẻ khó khăn với bạn. Vận động 300.000 bộ sách giáo khoa, áo trắng, tập trắng, dụng cụ học tập cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo thiết thực cho các em để chuẩn bị vào năm học mới.


- Tổ chức sinh hoạt hè và các hoạt động chăm lo cho trẻ em tại các mái ấm, nhà mở, trung tâm bảo trợ xã hội.Tổ chức trại hè, các chương trình “học kỳ hồng” cho con công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố, con của các chiến sĩ công tác tại biển, đảo.


- Tổ chức các diễn đàn, gặp gỡ trao đổi giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với thiếu nhi tiêu biểu chủ đề “Lắng nghe tiếng nói trẻ em” để lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng và những đề xuất thiết thực của trẻ em đóng góp cho sự phát triển của địa phương, thành phố, những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các quận – huyện và các Trung tâm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần tổ chức chương trình “Lắng nghe tiếng nói trẻ em”.


- Tổ chức các buổi truyền thông phòng chống bạo lực, các chương trình giáo dục tâm sinh lý, pháp luật, kỹ năng tự vệ, kỹ năng Phòng cháy Chữa cháy và thoát hiểm khi gặp sự cố tại các điểm sinh hoạt hè trên địa bàn Thành phố. Phấn đấu mỗi phường – xã tổ chức ít nhất 01 chương trình “Cùng em vững bước” để tuyên truyền pháp luật cho thiếu nhi trong dịp hè.


- Tăng cường công tác quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet, tổ chức các diễn đàn về tác hại của các trang web đen, game online. Từng bước đa dạng các hình thức sinh hoạt, hiện đại hóa phương thức hoạt động của các website, blog, các diễn đàn trao đổi thông tin; định hướng, giúp đỡ và khuyến khích thiếu nhi sử dụng Internet phục vụ nhu cầu giải trí lành mạnh.


- Thành lập đường dây nóng xử lý các thông tin liên quan đến vấn đề bạo lực trẻ em, nâng cao chất lượng và đổi mới nội dung hoạt động của các trung tâm tư vấn tâm lý trẻ em tại các nhà thiếu nhi quận, huyện và Nhà thiếu nhi Thành phố.


4. Phát huy vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng phụ trách thiếu nhi trong hè:


- Tổ chức tập huấn cấp Thành về tâm lý trẻ em, phương pháp sinh hoạt nhóm, kỹ năng quản trò, sinh hoạt tập thể, kỹ năng tổ chức trò chơi... cho lực lượng nòng cốt phụ trách thiếu nhi tại các quận, huyện.


- Thành lập mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ Sao Bắc Đẩu, chi Đoàn, Câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi tại các quận, huyện. Phát huy vai trò của các Câu lạc bộ, đội nhóm kỹ năng, cán bộ Đoàn học sinh các Trường Trung học phổ thông, lực lượng chiến sĩ của các chiến dịch tình nguyện, tổng phụ trách Đội trong công tác phụ trách thiếu nhi trong hè.


- Nâng cao mức phụ cấp, công tác phí và có chế độ tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với phụ trách thiếu nhi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hè.

 

- Tổ chức hội thi Olympic Cánh én dành cho phụ trách Đội tại cấp quận, huyện và Thành phố.


5. Tổ chức các hoạt động tình nguyện:


Trọng tâm: Tổ chức các hoạt động tình nguyện tại thành phố Hồ Chí Minh,, tập trung các hoạt động gắn đối tượng thiếu nhi thực hiện chủ đề năm “Vì trẻ em” và xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị.


- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn minh đô thị gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”, tổ chức các ngày tình nguyện “Vì khu phố ấp an toàn, sạch đẹp, văn minh, nghĩa tình” tại địa bàn dân cư gắn với các hoạt động vệ sinh môi trường, giải quyết các điểm nóng về trật tự giao thông, tuyên truyền ý thức chấp hành luật lệ giao thông, xây dựng các đội nhóm tuyên truyền phòng chống ma túy, đội hình phản ứng nhanh, thực hiện mục tiêu 3 giảm, tích cực hỗ trợ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng, tăng cường tổ chức sinh hoạt hè, phụ trách hè trên địa bàn dân cư, hỗ trợ hoạt động tại các xã ngoại thành. Tổ chức các hoạt động chăm lo cho thiếu nhi trên địa bàn như xây dựng sân chơi thiếu nhi miễn phí, tặng dụng cụ học tập, áo trắng, học bổng… cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em…


- Tổ chức Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh của sinh viên thành phố, Chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng đỏ của giáo viên và học sinh trung học phổ thông, Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng của thanh niên công nhân, Chiến dịch tình nguyện Hành quân xanh của thanh niên lực lượng vũ trang. Tổ chức “Ngày hội của những người tình nguyện” lần 4 năm 2011.


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:


1. Tổ chức hoạt động cấp Thành phố:


- Tổ chức tập huấn cho lực lượng nòng cốt phụ trách thiếu nhi tại các quận, huyện.


- Tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và khai mạc hè thành phố vào ngày 15/5/2011

 

- Ngày cùng hành động “Vì trẻ em”; tổ chức ngày hội Cháu ngoan Bác Hồ vào ngày 29/5/2011


- Tổ chức ngày hội gia đình và tuổi thơ.


- Tổ chức trại hè Thanh Đa, trại “Hào khí miền Đông”, trại kỹ năng “Sẵn sàng” lần 2, trại rèn luyện Anh ngữ, các chiến dịch tình nguyện.


- Khởi công 04 công trình sân chơi thiếu nhi tại huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh và quận 10.


2. Thành lập Ban chỉ đạo hè các cấp:


Ban chỉ đạo hè do Ủy ban nhân dân các cấp ra quyết định thành lập với cơ cấu thành phần ở mỗi cấp như sau: một đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng Ban chỉ đạo hè; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là Phó trưởng ban Thường trực; ngành Văn hóa - Thông tin và ngành Lao động, Thương binh và Xã hội là Phó ban. Các thành viên khác là Trưởng hoặc Phó các Ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội gồm: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Y tế, Giao thông vận tải, Công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ... Căn cứ tình hình cụ thể ở mỗi địa phương, Ban chỉ đạo hè có thể cơ cấu thêm các ban ngành khác vào Ban chỉ đạo nhằm đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đề ra.


V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:


- Ngày 15/5/2011: Tổ chức Lễ khai mạc hè cấp Thành.


- Ngày 29/5/2011: Tổ chức ngày cùng hành động “Vì trẻ em”.


- Từ 01/6 – 03/6/2011: Tổ chức khai mạc hè ở các phường, xã, thị trấn.


- Từ 01/6 – 10/8/2011: Tổ chức các hoạt động hè.


- Từ 10/8 – 15/8/2011: Cấp quận - huyện, phường - xã, thị trấn tổ chức hội nghị tổng kết hè và gởi báo cáo về cấp thành.


- Từ 15/8 – 30/8/2011: Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động hè.

 

Quỳnh Chi