Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu đô thị chỉnh trang kế cận Khu đô thị mới Thủ Thiêm (khu 335,59ha), quận 2

Ngày 17 tháng 10 năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5323/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu đô thị chỉnh trang kế cận Khu đô thị mới Thủ Thiêm (khu 335,59ha), quận 2, cụ thể như sau:


* Vị trí, diện tích và giới hạn khu vực quy hoạch:


- Vị trí khu vực quy hoạch: thuộc một phần phường Bình An, phường Bình Khánh và phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.


- Giới hạn khu vực quy hoạch như sau:


+ Phía Đông và Đông Bắc giáp: khu đô thị An Phú - An Khánh (131 ha), khu đô thị phát triển An Phú (88,76ha), đường Mai Chí Thọ (Đại lộ Đông - Tây cũ), dự án Khu dân cư Công ty TNHH Văn Minh;


+ Phía Tây giáp: sông Sài Gòn và Khu đô thị mới Thủ Thiêm;


+ Phía Nam và Đông Nam giáp: sông Sài Gòn và sông Giồng Ông Tố;


+ Phía Bắc giáp: Xa lộ Hà Nội.


- Tổng diện tích khu vực quy hoạch: 335,59ha.


- Tính chất của khu vực quy hoạch: là khu đô thị chỉnh trang nằm kế cận Khu đô thị mới Thủ Thiêm, kết nối đồng bộ với Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng như các khu vực xung quanh dựa trên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội một cách hoàn chỉnh. Chức năng chính là khu dân cư hiện hữu chỉnh kết hợp xây dựng mới.


* Các khu chức năng trong khu vực quy hoạch:


Giải pháp bố cục phân chia các khu chức năng theo phương án đề xuất của đồ án như sau:


- Trong khu vực quy hoạch có nhiều đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 đã được duyệt theo từng cụm nhỏ lẻ nên quỹ đất dành cho các công trình hạ tầng xã hội không nhiều và tập trung mà phân bổ rải rác trên toàn khu.


- Khu đô thị chỉnh trang này được xác định là khu dân cư nằm kế cận Khu đô thị mới Thủ Thiêm với các hạng mục hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tương đồng với Khu đô thị mới Thủ Thiêm dựa trên ba trục đường chính là đường Trần Não, đường Lương Định Của và đường Mai Chí Thọ.


Các nhóm ở:


Trên cơ sở địa hình tự nhiên và các tuyến giao thông chính khu quy hoạch dự kiến chia thành 10 nhóm ở (ký hiệu: A, F, G, H, J, K, L, M, N, O).


Các nhóm ở ký hiệu A, M, N nằm phía Bắc của kênh đào dự kiến là phần rạch cải tạo mở rộng nâng cấp nối từ sông Sài Gòn theo hướng Đông - Tây để vào nhánh rạch Cá Trê nhỏ nhằm tạo cảnh quan cũng như giải quyết phần tiêu thoát nước cho khu vực, sông Sài Gòn, Xa lộ Hà Nội, khu dân cư 131 ha An Phú - An Khánh. Khu ở này chủ yếu là khu dân cư hiện hữu chỉnh trang với hình thức cư trú là nhà liên kế phố có sân vườn, biệt thự thấp tầng, xen lẫn với một số điểm nhấn công trình cao tầng xây dựng mới. Bên cạnh đó, trục đường Trần Não được xác định là trục thương mại dịch vụ kết hợp ở.


Các nhóm ở ký hiệu F, H, J, K, L nằm phía Nam kênh đào dự kiến, giới hạn bởi sông Sài Gòn, rạch Cá Trê nhỏ và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khu ở này chủ yếu là khu dân cư hiện hữu chỉnh trang với hình thức cư trú là nhà liên kế phố, biệt thự thấp tầng nằm ở phía Tây đường Trần Não và khu dân cư mới nằm ở phía Đông đường Trần Não. Bên cạnh đó, trục đường Trần Não và đường Lương Định Của được xác định là trục thương mại dịch vụ kết hợp ở.


Các nhóm ở ký hiệu G, O nằm phía Đông của dự án, giới hạn bởi khu dân cư 131 ha An Phú - An Khánh, tuyến đường Mai Chí Thọ, sông Sài Gòn. Khu ở này được xác định là khu ở kết hợp thương mại dịch vụ cao tầng nhằm nhấn mạnh chức năng các dịch vụ xung quanh nhà ga. Khu tái định cư 30ha dọc theo đường Mai Chí Thọ.


Cụ thể như sau:


- Nhóm ở A: Có quy mô 11,63 ha, dân số dự kiến khoảng 2.455 người, có vị trí được giới hạn như sau:


+ Phía Đông giáp: đường An Phú - An Khánh.


+ Phía Tây giáp: đô thị mới An Phú - An Khánh.


+ Phía Nam giáp: đường dự kiến D1.


+ Phía Bắc giáp: đô thị mới An Phú - An Khánh.


- Nhóm ở F: Có quy mô 14,63 ha, dân số dự kiến khoảng 4.965 người, có vị trí được giới hạn như sau:


+ Phía Đông Bắc và Đông Nam giáp: rạch Cá Trê Lớn.


+ Phía Tây Bắc và Tây Nam giáp: Khu đô thị mới Thủ Thiêm thông qua đường dự kiến D15.


- Nhóm ở G: Có quy mô 67,78 ha, dân số dự kiến khoảng 9.610 người, có vị trí được giới hạn như sau:


+ Phía Đông giáp: đường Mai Chí Thọ.


+ Phía Tây giáp: rạch Cá Trê Lớn.


+ Phía Nam giáp: đường Mai Chí Thọ.


+ Phía Bắc giáp: đường Lương Định Của.


- Nhóm ở H: Có quy mô 36,42 ha, dân số dự kiến khoảng 8.060 người, có vị trí được giới hạn như sau:


+ Phía Đông giáp: đường An Phú - An Khánh.


+ Phía Tây giáp: đường Trần Não.


+ Phía Nam giáp: đường Lương Định Của.


+ Phía Bắc giáp: kênh đào mới dự kiến.


- Nhóm ở J: Có quy mô 27,21 ha, dân số dự kiến khoảng 6.850 người, có vị trí được giới hạn như sau:


+ Phía Đông giáp: đường Trần Não.


+ Phía Tây giáp: rạch hiện hữu.


+ Phía Nam giáp: Khu đô thị mới Thủ Thiêm.


+ Phía Bắc giáp: kênh đào mới dự kiến.


- Nhóm ở K: Có quy mô 7,02 ha, dân số dự kiến khoảng 2.325 người, có vị trí được giới hạn như sau:


+ Phía Đông và phía Bắc giáp: nhóm ở H.


+ Phía Tây giáp: đường Trần Não.


+ Phía Nam giáp: Khu đô thị mới Thủ Thiêm.


- Nhóm ở L: Có quy mô 7,55 ha, dân số dự kiến khoảng 1.670 người, có vị trí được giới hạn như sau:


+ Phía Đông Bắc giáp: rạch hiện hữu.


+ Phía Tây Bắc giáp: sông Sài Gòn.


+ Phía Tây giáp: Khu đô thị mới Thủ Thiêm.


+ Phía Nam giáp: Khu đô thị mới Thủ Thiêm.


- Nhóm ở M: Có quy mô 18,75 ha, dân số dự kiến khoảng 4.085 người, có vị trí được giới hạn như sau:


+ Phía Đông giáp: đường Trần Não.


+ Phía Tây giáp: sông Sài Gòn.


+ Phía Nam giáp: kênh đào mới dự kiến.


+ Phía Bắc giáp: đường Trần Não (đoạn chui dưới cầu Sài Gòn).


- Nhóm ở N: Có quy mô 34,50 ha, dân số dự kiến khoảng 12.266 người, có vị trí được giới hạn như sau:


+ Phía Đông giáp: đường An Phú - An Khánh.


+ Phía Tây giáp: đường Trần Não.


+ Phía Nam giáp: kênh đào mới dự kiến.


+ Phía Bắc giáp: Khu đô thị mới An Phú - An Khánh.


- Nhóm ở O: Có quy mô 30,22 ha, dân số dự kiến khoảng 4.290 người, có vị trí được giới hạn như sau:


+ Phía Đông giáp: rạch hiện hữu.


+ Phía Tây giáp: rạch Cá Trê Lớn.


+ Phía Nam giáp: sông Sài Gòn và sông Giồng Ông Tố.


+ Phía Bắc giáp: đường Mai Chí Thọ.


- Các khu chức năng công cộng xen cài trong các khu ở, bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và siêu thị. Không gian mở bao gồm kênh đào dự kiến (kênh Đông Tây) nối kết sông Sài Gòn với rạch Cá Trê nhỏ, quảng trường nhà ga mới, các công viên vườn hoa ven sông Sài Gòn. Cây xanh được khuyến khích trồng chọn lọc ở mọi khu vực, trên các tuyến giao thông chính và trong từng nhóm nhà ở.


a) Các khu chức năng thuộc các nhóm ở:


Các khu chức năng trong từng nhóm ở được xác định cụ thể bao gồm đất ở, đất hỗn hợp, đất công trình dịch vụ cấp đơn vị ở, đất cây xanh phục vụ công cộng và đất giao thông đối nội.


a.1) Các khu chức năng xây dựng nhà ở: tổng diện tích 108,33 ha, trong đó:


- Đất ở hiện hữu: 44,31 ha.


- Đất ở xây dựng mới: 25,59 ha.


- Đất ở kết hợp thương mại dịch vụ: 38,43 ha.


a.2) Khu chức năng đất hỗn hợp: tổng diện tích 6,38 ha


a.3) Khu chức năng dịch vụ đô thị cấp đơn vị ở: tổng diện tích 27,13 ha, trong đó:


- Đất giáo dục: 11,37 ha, gồm:


+ Trường mầm non : 4,42 ha.


+ Trường tiểu học : 4,02 ha.


+ Trường trung học cơ sở : 2,93 ha.


- Đất trung tâm hành chính cấp phường : 1,41 ha.


- Đất y tế: 3,40 ha.


- Đất văn hóa: 0,86 ha.


- Đất thương mại dịch vụ: 5,49 ha.


- Đất thương mại dịch vụ kết hợp văn phòng cho thuê, khách sạn...: 4,60 ha.


a.4) Khu chức năng cây xanh phục vụ công cộng: tổng diện tích 27,30 ha, trong đó:


- Đất cây xanh công viên tập trung: 19,90 ha.


- Đất cây xanh cảnh quan: 7,41 ha.


a.5) Mạng lưới đường giao thông cấp phân khu vực: tổng diện tích 71,62 ha.


b) Các khu chức năng ngoài đơn vị ở nằm đan xen giữa các nhóm ở:


b.1) Đất giao thông đối ngoại: tổng diện tích 19,99 ha bao gồm ba tuyến chính là đường Trần Não, đường Lương Định Của và đường Mai Chí Thọ.


b.2) Đất tôn giáo: tổng diện tích 2,47 ha.


b.3) Đất giáo dục ngoài đơn vị ở: tổng diện tích 3,86 ha, gồm 02 trường trung học phổ thông và 01 ký túc xá Đại học Giao thông vận tải.
b.4) Đất hạ tầng kỹ thuật: tổng diện tích 1,78 ha, trong đó:


- Hai trạm xử lý nước với quy mô diện tích 0,78 ha (một trạm nằm trong dự án tái định cư 17,3 ha và một trạm trong dự án tái định cư 30 ha Bình Khánh).


- Hai trạm trung chuyển rác với quy mô 1 ha (vị trí dự kiến trạm số 1 nằm dưới chân cầu Sài Gòn và trạm thứ 2 nằm trong công viên cây xanh tại nút giao đường Lương Định Của và đường Mai Chí Thọ).


b.5) Nhà ga Thủ Thiêm: tổng diện tích 15,15 ha (không tính phần giao thông cắt ngang nhà ga). Nằm trong nhóm ở G. trong khu nhà ga này có bố trí thêm quảng trường ga và bãi đậu xe với quy mô dự kiến khoảng 3,76 ha nằm tiếp giáp với đường Mai Chí Thọ về phía Nam.


b.6) Đất an ninh quốc phòng: khu H26 Bộ Quốc phòng với tổng diện tích 2,21 ha, nằm xen cài trong nhóm ở A.


b.7) Khu cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan và mặt nước: tổng diện tích 49,36 ha trong đó:


- Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan : 7,82 ha.


- Mặt nước : 41,54 ha.


* Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị:


1. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:


- Toàn khu vực dự kiến chia thành 10 nhóm ở với bố cục không gian và phân khu chức năng một cách rõ nét. Các công trình có khối tích lớn, cao tầng được bố cục theo các trục đường Trần Não, đường Lương Định Của, đường Mai Chí Thọ và một số điểm nhấn chính. Chức năng tại các trục này phần lớn là thương mại dịch vụ, chức năng ở là không đáng kể.


- Các công trình bên trong các khu vực còn lại chủ yếu là thấp tầng và được chỉnh trang từng bước. Tổ chức các công trình công cộng với mật độ xây dựng thưa thoáng, nhiều cây xanh.


- Tuyến nhấn là trục đường Trần Não, đường Mai Chí Thọ với các công trình có khối bệ khoảng 2  5 tầng và khối tháp 5  30 tầng. Điểm nhấn là giao điểm giữa đường Trần Não với đường Lương Định Của được bố trí công trình có hình thức kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan chung. Các khoảng không gian mở dọc theo các trục này được khuyến khích tổ chức cứ mỗi 200 - 300m cho 1 điểm để tạo các góc nhìn phối cảnh công trình. Các công trình cao tầng dọc trục này khuyến khích thiết kế chiếu sáng công trình vào ban đêm để tạo không khí sống động đô thị.


- Các công trình được bố trí ưu tiên theo hướng đồng dạng với hình dáng ô phố đã được quy hoạch, với khối bệ bên ngoài và khối tháp bên trong. Các công trình phía bờ sông cần ngắt quảng để xen lẫn với cây xanh được trồng dạng tán che bóng mát.


- Chiều cao công trình tối đa ở nhóm ở M là 30 tầng. kiến trúc điểm nhấn bao gồm khu TMDV ở Nhóm ở N, điểm nhấn công trình dọc theo sông Sài Gòn, khu vực xung quanh nhà ga mới dự kiến và kiến trúc cảnh quan trên trục đường Mai Chí Thọ.


- Các dự án cần lưu ý việc xây dựng các tường rào che chắn một cách hợp lý. Việc tổ chức các công trình công cộng nằm gần tuyến đường cao tốc cần có giải pháp tiếp cận biên khi các dự án xung quanh hình thành, hạn chế tiếp cận trực tiếp trên đường cao tốc.


- Phần dân cư hiện hữu nằm xen cài trong các nhóm ở M, N, G sẽ khoanh vùng phát triển và có quy định phù hợp giữa khu quy hoạch mới và quy hoạch chỉnh trang.


- Khu vực cảnh quan ven sông Sài Gòn và rạch Cá Trê nhỏ được xác định là không gian công cộng, nơi sinh hoạt cộng đồng và trao đổi thông tin, là khu vực trọng tâm cần được quan tâm thiết kế cảnh quan kết hợp các loại cây xanh, mặt nước, kiến trúc nhỏ hoặc tượng đài. Các công trình công cộng là các không gian mở được khuyến khích thiết kế hình thức kiến trúc mái dốc mang phong cách phương Đông và nhiệt đới.


- Khoảng cây xanh cách ly dọc sông Sài Gòn là 50m và rạch Cá Trê nhỏ tối thiểu 20m. Không được xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ sông rạch này.


- Điểm nhấn không gian trong khu vực này là những khối tháp công trình với các chức năng thương mại dịch vụ văn phòng và căn hộ, việc bố trí các khối cao tầng có khối đế thương mại sẽ hình thành một hành lang xuyên suốt. Đối với các lô nhà chung cư cao tầng cần tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Bộ Xây dựng, trong đó lưu ý khoảng cách giữa các khối chung cư từ 10 - 25m để đảm bảo thoáng gió và cung cấp ánh sáng. Giải pháp xây dựng nén tạo nhiều khoảng xanh bên cạnh quỹ đất cây xanh tập trung theo quy hoạch. Điểm nhấn của dự án tập trung nhiều trên đường Mai Chí Thọ, đường Trần Não, đường Lương Định Của, khu vực xung quanh nhà ga, khu SOHO (cảnh quan dự kiến thiết kế tập trung bởi các ô phố N7 ÷ N20) và điểm dọc theo sông Sài Gòn. Khoảng lùi công trình sẽ được quy định cụ thể trong phần quy hoạch chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, riêng công trình trường học thì khoảng lùi tối thiểu là 6m. Khuyến khích hình thức kiến trúc hiện đại và đồng nhất tạo sự hài hòa và có định hướng trên tổng thể quận 2.


- Đối với các lô đất trong khu nhà ở thấp tầng hiện hữu chỉnh trang, mật độ xây dựng khoảng 50% - 60% diện tích lô đất, khoảng lùi phía trước tối thiểu 4m, các phía còn lại tối thiểu 2m, tầng cao không quá 5 tầng (≤ 20 m), khuyến khích thiết kế mái dốc thay cho mái bằng, độ dốc mái từ 30 - 45 độ. Đối với các lô đất nhà liên kế phố (khu hiện hữu chỉnh trang), khoảng lùi phía trước tối thiểu 3m, phía sau tối thiểu 1,5m, tầng cao tối đa 4 tầng.


2. Thiết kế đô thị:


- Thống nhất việc áp dụng khoảng lùi tối thiểu của công trình so với ranh lộ giới theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01: 2008/BXD ban hành theo Quyết định số 04/2008/BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng.


- Về nội dung thiết kế đô thị, ngoài việc áp dụng khoảng lùi công trình tối thiểu theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam nêu trên, về lâu dài Ủy ban nhân dân quận 2 cần chỉ đạo việc nghiên cứu, áp dụng và thực hiện các nội dung khác về thiết kế đô thị và lập quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị được quy định trong Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, Thông tư số 19/TT-BXD ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Xây dựng về quy chế quản lý kiến trúc đô thị như: cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính (đường Trần Não, đường Lương Định Của...), khu trung tâm, các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn và các ô phố theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010.


* Quy hoạch giao thông đô thị:


Việc tổ chức giao thông bám theo mạng lưới đường hiện hữu kết hợp với việc dự phóng quy hoạch một số đoạn, tuyến đường để đảm bảo kết nối, thông suốt.


Lộ giới các trục đường theo quy hoạch tại Quyết định số 4963/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 6982/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố.


• Giao thông đối ngoại:


- Khu đất có điều kiện rất thuận lợi về giao thông đối ngoại do nằm tiếp giáp với các trục đường giao thông đối ngoại và đường trục chính của thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:


- Phía Bắc giáp đường Xa lộ Hà Nội có lộ giới 153,5m (dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội đang được triển khai với quy mô rộng 153,5m, phù hợp quy hoạch);


- Phía Đông kết nối với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây có lộ giới 140m (đoạn An Phú - Vành đai 2 của dự án xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây được thực hiện với quy mô rộng 116m);


- Phía Đông Nam kết nối với đường Liên tỉnh lộ 25B có lộ giới 60m;


- Phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với đường Mai Chí Thọ (đại lộ Đông – Tây cũ) có lộ giới 100m (đi qua một phần phía Nam khu đất quy hoạch).


- Việc tập trung lưu lượng kết nối với mạng lưới giao thông đô thị còn được tổ chức thông qua 2 tuyến đường trục chính:


+ Đường Trần Não (quy hoạch lộ giới 60m) kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm - khu quy hoạch - Xa lộ Hà Nội và mạng lưới giao thông khu vực.


+ Đường Lương Định Của (lộ giới 30m, ngoại trừ đoạn nối từ cầu Ông Tranh đến nút giao An Phú lộ giới thay đổi từ 30m đến 60m) kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm - khu quy hoạch - đường Mai Chí Thọ (đại lộ Đông Tây cũ) hoặc đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và mạng lưới giao thông khu vực.


+ Tuyến đường sắt trên cao số 2 kết nối từ Bến Thành đi Thủ Thiêm (sẽ được cập nhật trong giai đoạn tiếp theo).


• Giao thông đối nội:


- Khu đất có tổng diện tích 335,59ha, trong đó diện tích đất đơn vị ở là 240,76 ha; diện tích đất giao thông đối nội là 71,62 ha (chiếm 21,34% diện tích toàn khu).


- Quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông trong khu quy hoạch bao gồm các tuyến chính cho khu vực, các tuyến đường phân khu vực và cả một số tuyến đường nội bộ trong khu dân cư phù hợp với yêu cầu tổ chức giao thông trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000, các tuyến đường nội bộ và chi tiết các nhánh đường nhỏ khác sẽ được thể hiện cụ thể trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.


- Ngoài ra, do đặc điểm hiện trạng khu vực đã có nhiều dự án được xây dựng và hầu hết đều có dự án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nên việc quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ bị chi phối bởi hiện trạng đường giao thông, các tuyến rạch hiện hữu và pháp lý của một số dự án trong khu vực đã được phê duyệt và quản lý quy hoạch từ trước đến nay. Từ đó, chọn giải pháp quy hoạch tổ chức mạng lưới đường dạng hỗn hợp trên cơ sở tận dụng một phần mạng lưới đường hiện hữu, kết hợp quy hoạch xây dựng mới các tuyến đường trong nội bộ khu quy hoạch đảm bảo kết nối liên tục thông suốt trong mạng lưới đường.


- Một số các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:


+ Bán kính cong bó vỉa: theo QCXDVN 01: 2008


+ Tầm nhìn góc phố: >= 20m


+ Tốc độ thiết kế trong khu dân cư: 40 : 60km/h (ngoại trừ tốc độ thiết kế trên các tuyến giao thông đối ngoại như đường Xa lộ Hà Nội, đường Mai Chí Thọ, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây có tốc độ thiết kế từ 80km/h trở lên).


+ Kết cấu áo đường: bê tông nhựa nóng.


• Quản lý lộ giới tại giao lộ:


- Trong phạm vi tam giác nhìn cần chấp hành các điều kiện sau:


+ Không được xây dựng hoặc đặt bất cứ vật gì.


+ Không được trồng cây bóng mát.


+ Không trồng cây bụi cao hơn 1m.


+ Không đậu xe ô tô trong khu vực này.


Lưu ý:


- Nút giao đường Trần Não - đường Lương Định Của (theo dạng đảo tròn đồng mức) R= 42.


- Nút giao đường vòng dưới chân cầu Sài Gòn và mặt cắt ngang trục đường Trần Não (lộ giới 60m) sẽ được cập nhật sau khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cải tạo.

 

NCĐ