Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phần hạ tầng kỹ thuật)

Ngày 25/01/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 406/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phần hạ tầng kỹ thuật), cụ thể như sau:


1. Quy hoạch giao thông:


+ Về quy hoạch mạng lưới giao thông: Đảm bảo kết nối giao thông phù hợp với quy hoạch chung xây dựng quận 2. Cụ thể, trong đó có 4 cầu bắc qua sông Sài Gòn, Thủ Thiêm I, Thủ Thiêm II, Thủ Thiêm III, Thủ Thiêm IV kết nối từ các quận Bình Thạnh, quận 1, quận 4, quận 7 vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 1 hầm chui Đại lộ Đông Tây, 1 cầu đi bộ.


+ Về quy hoạch các tuyến giao thông đối ngoại: Tuyến đại lộ Động Tây lộ giới 100m đi xuyên qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm với chức năng kết nối mạng lưới giao thông liên khu vực, đồng thời đảm bảo chức năng không gian kiến trúc cảnh quan cho khu vực.


+ Về giao thông đối nội: Quy mô lộ giới (chỉ giới đường đỏ), mặt cắt ngang quy hoạch các tuyến đường trục chính như sau:


• Tuyến Đại lộ Vòng Cung có lộ giới 55m, nối từ Khu Lõi trung tâm đến Khu dân cư phía Bắc và kết nối vào đường Lương Định Của.


• Trục đường Bắc Nam có lộ giới 44,7m, nối từ chân cầu Thủ Thiêm (giao lộ đường Vòng Cung) đi qua khu dân cư phía Nam đại lộ Đông Tây và kết nối vào cầu vượt sông Sài Gòn sang quận 7.


• Đường công viên hồ trung tâm có lộ giới 29,2m nối từ nút giao với đường Vòng Cung và đường Vòng Châu Thổ đến nút giao với đường Lương Định Của và đường Trần Não.


• Ngoài ra, xây dựng các tuyến đường nội bộ trong khu vực Thủ Thiêm tối thiểu 2-4 làn xe chạy đảm bảo yêu cầu giao thông thuận lợi.


2. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt:


* Cao độ nền xây dựng:


+ Cao độ nền xây dựng lựa chọn: Hxd ≥ 2,50m – Hệ cao độ VN 2000.


+ Cao độ thiết kế đường được xác định đảm bảo điều kiện kỹ thuật tổ chức giao thông và tổ chức thoát nước mặt cho khu vực. Riêng đối với các điểm giao cắt đầu cầu, cao độ thiết kế căn cứ theo nhu cầu giao thông thủy của khu vực.


+ Nền dốc theo hướng Bắc - Nam, dốc về phía Đại lộ Đông Tây.


* Quy hoạch thoát nước mặt:


+ Tổ chức thoát riêng hệ thống thoát nước thải và mưa. Hệ thống thoát nước được thiết kế bao gồm cống thoát nước đặt ngầm và hệ thống Bioswale (dải cây trồng đặc biệt có khả năng thấm hút thoát nước mưa hoặc các bể thu dự phòng tại các vị trí đặc biệt sẽ được nghiên cứu trong các giai đoạn thiết kế chi tiết).


+ Tổ chức các tuyến cống xây dựng mới dọc các trục đường giao thông chính theo 30 lưu vực nhỏ.


+ Nguồn thoát nước: tập trung thoát nước mặt về các trục mương đào thiết kế mới sau đó thoát xả ra sông Sài Gòn.


+ Thông số kỹ thuật mạng lưới:


• Thống nhất với quy mô lưu vực và kích thước đề xuất thiết kế cho các tuyến cống trong khu vực quy hoạch.


• Độ sâu chôn cống Hc ≥ 0,90m. Trong trường hợp điều kiện không cho phép, độ sâu chôn cống được lấy thấp hơn 0,90m, tuy nhiên tuyệt đối không nhỏ hơn 0,3m, và cống thoát nước sẽ được chọn có kết cấu có đủ khả năng để hỗ trợ tải trọng áp đặt.


• Độ dốc cống tối thiểu là 0,5% đủ để đảm bảo khả năng tự làm sạch cống.


3. Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng:


+ Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch giai đoạn đầu được lấy từ trạm hiện hữu 110/22KV An Khánh. Giai đoạn sau, nguồn cấp điện được lấy từ các trạm xây dựng mới T1, T2, T3 và cải tạo trạm 110/22KV An Khánh. Nguồn cấp cho các trạm xây dựng mới được lấy từ trạm 220/110KV An Khánh 2x250MVA được xây dựng sau này. Nguồn 110KV dự phòng được lấy từ các trạm gần khu quy hoạch là trạm 220/110KV Thủ Đức, Cát Lái và Tao Đàn.


+ Trạm biến áp phân phối 22/0,4KV xây dựng mới trong khu quy hoạch được xây dựng đảm bảo mỹ quan theo từng khu vực và sử dụng các loại trạm theo tiêu chuẩn phát triển điện lực của thành phố.


+ Phương án quy hoạch lưới phân phối:


•• Xây dựng mới các tuyến 22KV xuất phát từ trạm 110/22KV dẫn dọc theo các trục đường giao thông chính trong khu quy hoạch dùng cáp đồng 3 lõi cách điện XLPE, chôn ngầm.


• Mạng hạ thế cấp điện cho các công trình dùng cáp đồng 4 lõi bọc cách điện chôn ngầm, tiết diện phù hợp với các công trình.


• Chiếu sáng giao thông sử dụng đèn phù hợp với từng tuyến đường thuộc khu đô thị Thủ Thêm.


4. Quy hoạch cấp nước:


+ Nguồn cấp nước: Sử dụng nguồn nước máy thành phố, dựa vào tuyến ống cấp nước chính Φ1500 nằm ở phía Đông Bắc khu quy hoạch từ Nhà máy nước BOT Thủ Đức và tuyến ống hiện trạng có đường kính Φ500 trên đường Lương Định Của thuộc Nhà máy nước Thủ Đức.


+ Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: 200 lít/người/ngày.


+ Tổng lưu lượng nước cấp toàn khu: Qmax = 100.000 m3/ngày.


+ Chỉ tiêu cấp nước chữa cháy: 95 lít/s cho 01 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng lúc là 03 đám cháy.


+ Mạng lưới cấp nước: Mạng lưới bên trong khu quy hoạch được đấu nối vào tuyến ống cấp nước chính Φ1500 và tuyến ống hiện trạng Φ500. Từ 2 điểm đấu nối, thiết kế mạng lưới theo mạng vòng với nguyên tắc mạng lưới phải bao trùm được các điểm tiêu thụ, các tuyến ống chính đặt theo các đường phố lớn, ống nhánh nối vào ống chính phân phối nước cấp tới từng khu chức năng, nơi tiêu thụ.


+ Hệ thống cấp nước chữa cháy: Dựa trên các tuyến ống cấp nước của khu quy hoạch bố trí các trụ lấy nước chữa cháy với bán kính phục vụ từ 100m - 200m.


5. Quy hoạch thoát nước thải và rác thải:


a) Thoát nước thải:


+ Chỉ tiêu thoát nước thải sinh hoạt: 200 lít/người/ngày.


+ Tổng lưu lượng nước thải toàn khu: Qmax= 79.150 m3/ngày.


+ Giải pháp thoát nước thải:


• Giai đoạn ngắn hạn: Nước thải trong khu quy hoạch, được chia thành các lưu vực và đưa về các trạm xử lý nước thải cục bộ; nước thải sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn quy định sẽ được thoát ra sông Sài Gòn.


• Giai đoạn dài hạn: Nước thải từ các trạm xử lý cục bộ sẽ được đấu nối đưa vào hệ thống cống thu gom và tập trung về Nhà máy xử lý nước thải Cát Lái theo quy hoạch.


b) Rác thải:


+ Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt: 1.0 kg/người/ngày.


+ Tổng lượng rác thải sinh hoạt: 400-500 tấn/ngày.


+ Phương án xử lý rác thải: Rác thải phải được phân loại và đưa đến trạm ép rác kín; vận chuyển đến các Khu xử lý rác tập trung của thành phố theo quy hoạch.


+ Trong các khu công trình công cộng cần phải bố trí nhà vệ sinh công cộng.


6. Tổng hợp đường dây đường ống:


Việc bố trí các hệ thống hạ tầng kỹ thuật có thể thay đổi trong các bước triển khai thiết kế tiếp theo (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công của dự án) đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật.

 

Lam Điền