Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Nhà Bè đến năm 2020

Ngày 26/11/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Nhà Bè đến năm 2020, cụ thể như sau:


* Vị trí và quy mô nghiên cứu:


1. Vị trí khu đất quy hoạch: huyện Nhà Bè nằm về phía Nam của thành phố Hồ Chí minh, có các mặt giáp giới như sau:


- Phía Đông : giáp huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và huyện Cần Giờ.


- Phía Tây : giáp huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) và huyện Bình Chánh.


- Phía Nam : giáp huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) và huyện Cần Giờ.


- Phía Bắc : giáp quận 7.


2. Quy mô nghiên cứu: 10.055,57 ha.


* Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án:


1. Mục tiêu:


- Xác định các khu vực hiện hữu ổn định, khu vực chỉnh trang và khu vực quy hoạch xây dựng mới hợp lý.


- Khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững, phù hợp xu hướng phát triển đô thị của huyện.


- Tổ chức các khu ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ.


- Phục vụ công tác quản lý quy hoạch xây dựng và đất đai; lập kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị.


- Bảo đảm sự phát triển ổn định, hài hoà, cân đối và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Nhà Bè.


2. Nhiệm vụ của đồ án:


- Tuân thủ theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng huyện Nhà Bè được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1063/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2007.


- Xác định phương hướng và cơ sở cho từng bước đầu tư xây dựng để hình thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.


- Đánh giá tổng hợp các điều kiện hiện trạng tự nhiên, xã hội và hạ tầng kỹ thuật.


- Bố cục phân khu chức năng đô thị trên toàn địa bàn theo các giai đoạn quy hoạch, đáp ứng được mục tiêu kinh tế xã hội của huyện.


- Xác định tính chất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quy mô dân số và quỹ đất phát triển đô thị cho từng giai phát triển.


- Định hướng phát triển mạng lưới giao thông tạo kết nối giữa huyện Nhà Bè với các khu vực xung quanh, điển hình như khu vực Nam Sài Gòn, quận 7, quận 8 và huyện Bình Chánh.


- Xác lập các pháp lý để quản lý xây dựng đô thị và xác định cơ sở để lập quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư.


* Tính chất, chức năng quy hoạch:


- Huyện Nhà Bè là huyện ngoại thành gắn liền với sản xuất công nghiệp, là nơi dự trữ đất phát triển của thành phố.


- Cơ cấu kinh tế của huyện trong tương lai là: công nghiệp - cảng, thương mại và dịch vụ…, với thế mạnh công nghiệp quy mô lớn gắn liền với hệ thống cảng biển.


- Nơi bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng của thành phố về phía Nam.


- Khu dân cư đô thị và một số chức năng đặc biệt của thành phố.


* Các khu chức năng trong khu vực quy hoạch:


1. Các đơn vị ở: toàn khu vực quy hoạch được phân chia thành 5 cụm tập trung, được xác định như sau:


- Cụm I: khu vực phía Đông huyện Nhà Bè, giới hạn bởi sông Nhà Bè - Soài Rạp, Mương Chuối, rạch Dơi và sông Phú Xuân, gồm xã Phú Xuân và thị trấn Nhà Bè.


- Cụm II: khu vực phía Bắc huyện Nhà Bè, giới hạn bởi rạch Tắc Bà Phổ, rạch Dơi, rạch Long Kiển, rạch Ông Bốn, rạch Bà Tánh, rạch Cây Khô, rạch Ông Lớn, gồm toàn bộ xã Phước Kiển.


- Cụm III: Giới hạn bởi cụm II ở phía Bắc, sông Mương Chuối ở phía Đông, ranh xã Long Thới ở phía Nam, rạch Tôm và rạch Ống Theo, bao gồm một phần xã nhơn Đức và một phần khu đô thị GS.


- Cụm IV: khu vực phía Nam huyện Nhà Bè, gồm toàn bộ xã Hiệp Phước.


- Cụm V: Khu vực phía Tây huyện Nhà Bè, phía Đông, Nam giới hạn bởi rạch Cây Khô, rạch Bà Tánh, rạch Ống Theo, ranh giới giữa xã Nhơn Đức và xã Long Thới, sông Mương Chuối, sông Soài Rạp và sông Đồng Điền, phía Tây giới hạn bởi ranh huyện Nhà Bè, gồm toàn bộ xã Phước Lộc, một phần xã Nhơn Đức và toàn bộ xã Long Thới.


2. Các trung tâm và công trình công cộng:


- Đảm bảo đủ các loại hình phục vụ thiết yếu, cấp phục vụ, quy mô phục vụ và bố trí theo giải pháp phân tán trong các khu ở.


- Để phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, hệ thống công trình công cộng được xây dựng gồm: công trình công cộng trong các đơn vị ở, thị trấn và xã mang tính thường xuyên như công trình hành chánh cấp xã - thị trấn, thương mại dịch vụ, chợ, trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở,… và công trình công cộng khu vực (liên xã) và huyện.


- Trung tâm công cộng cấp huyện tại khu trung tâm huyện Nhà Bè, trong đó gồm công trình hành chính, thương mại - dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa - thể dục thể thao,…


- Trung tâm công trình công cộng liên xã quy mô khoảng 15 - 20 ha/trung tâm, là điểm tựa phát triển khu dân cư giữ vai trò thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.


3. Các khu công viên cây xanh:


- Khu công viên văn hóa du lịch 166 ha xã Long Thới.


- Khu cây xanh dự trữ khoảng 229,27 ha xã Phước Kiển.


- Các khu công viên cây xanh - thể dục thể thao bố trí xen kẽ trong các khu ở.


- Khu công viên dọc các nhánh sông lớn như sông Mương Chuối, rạch Dơi, Long Kiển, Tắc Bà Phổ, rạch Cây Khô, rạch Cống Vinh, rạch Ông Bốn...


- Khu công viên chuyên đề thuộc đô thị Cảng Hiệp Phước.


- Ngoài ra còn có hệ thống cây xanh cách ly khu công nghiệp với dân cư và cây xanh hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật,...


4. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:


- Khu công nghiệp Hiệp Phước dọc sông Soài Rạp, quy mô 2.000 ha, là khu công nghiệp - dịch vụ cảng - logistics.


- Cảng Hiệp Phước khoảng 335 ha, với công suất dự kiến khoảng 130 triệu tấn/năm.


- Khu kho, cảng Nhơn Đức khoảng 106,16 ha tại ngã ba sông Bà Lào và rạch Tôm (thay thế cảng Cây Khô do không đảm bảo về luồng, tuyến).


- Tổng kho xăng dầu Nhà Bè khoảng 157,1 ha.


- Các xí nghiệp không gây ô nhiễm bố trí xen cài trong các khu dân cư trên địa bàn huyện được duy trì.


5. Công trình và quần thể công trình tôn giáo: công trình tôn giáo sẽ tôn tạo trùng tu bảo vệ. Khi có nhu cầu mở rộng sẽ được xác định trong quy hoạch chi tiết sử dụng đất của khu vực.


6. Các khu vực đặc biệt:


- Đất an ninh quốc phòng (T30) xã Phước Lộc, xã Hiệp Phước.


- Đất khu quân sự tại xã Phú Xuân.


7. Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:


- Khu xử lý nước thải tại xã Phước Kiển : 25 ha


- Khu xử lý nước thải tại xã Nhơn Đức : 15 ha


- Khu nghĩa trang tại xã Nhơn Đức : 50 ha


- Các trạm điện và tuyến điện 500KV, 220KV Nhà Bè tại xã Phước Kiển, các trạm xử lý nước thải,…


8. Nông nghiệp: đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp còn lại 200 ha, phân bố tập trung tại các xã Phước Lộc, xã Nhơn Đức và xã Long Thới.


* Quy hoạch giao thông đô thị:


a) Hệ thống giao thông đối ngoại:


- Đường bộ:


+ Đường cao tốc liên vùng phía Nam (đường cao tốc Bến Lức - Long Thành): là trục đường Vành đai cao tốc bảo đảm chức năng phục vụ giao thông với tốc độ cao, liên tục kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Tây, Miền Đông được nhanh chóng, thuận lợi, lộ giới và hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện theo Quyết định số 2925/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.


+ Đường Vành đai 4: là đoạn đường cuối của tuyến, đảm bảo kết nối giao thông liên tục, nhanh chóng, thuận lợi, lộ giới và hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện theo Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.


+ Các tuyến đường giao thông đối ngoại khác: đường Nguyễn Hữu Thọ (lộ giới 60m), đường Huỳnh Tấn Phát (lộ giới 30m) đảm bảo cân bằng chức năng giao thông, không gian đô thị gắn kết với các khu vực đô thị của thành phố Hồ Chí Minh.


- Đường sắt quốc gia: xây dựng mới tuyến đường sắt chuyên dụng phía Nam của huyện Nhà Bè được kết nối từ đường sắt quốc gia đến khu cảng Hiệp Phước, đảm bảo vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa, phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 và Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.


b) Hệ thống giao thông đối nội:


- Đường bộ:


+ Đối với các đường hiện hữu: tiếp tực thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.


+ Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông của khu vực đảm bảo khai thác giao thông hiệu quả.


- Đường sắt đô thị: xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 4 chuyên chở khối lượng lớn đến Khu đô thị Hiệp Phước phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010. Về phương án tuyến, vị trí và quy mô các nhà ga bố trí dọc tuyến sẽ được xác định cụ thể khi dự án được thực hiện, triển khai theo quy định.


- Hệ thống bến bãi: trên cơ sở Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, quy hoạch bến bãi trên địa phận huyện Nhà Bè chiếm 108 ha dự kiến được phân bổ và xác định như sau:


- Các nút giao thông chính: ưu tiên nghiên cứu giải pháp tổ chức giao thông khác mức hoặc xây dựng và cải tạo khoảng 04 nút giao thông chính tại các vị trí giao cắt giữa trục đường chính với các tuyến đường khác nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao thông của khu vực, bao gồm:


+ Nút giao cắt đường Nguyễn Hữu Thọ - đường Kho B.


+ Nút giao cắt đường Nguyễn Hữu Thọ - đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (bố trí tách thành 2 nút giao khác mức theo dự án).


+ Nút giao cắt đường Nguyễn Hữu Thọ - đường Nguyễn Bình.


+ Nút giao cắt đường Lê Văn Lương - đường Nguyễn Bình - đường Kho B.


- Đường thủy: đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật trên địa phận huyện Nhà Bè thực hiện theo Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020 và hành lang bảo vệ sông, rạch theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố.

 

Lam Điền