Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 10 đến năm 2020, tỷ lệ 1/5.000

Ngày 26/11/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6011/QĐ-UBND về duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 10 đến năm 2020, tỷ lệ 1/5.000, cụ thể như sau:


* Vị trí, diện tích và phạm vi ranh giới khu vực quy hoạch: quận 10 nằm về phía Tây khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh, các mặt giáp giới như sau:


- Phía Đông : giáp quận 3, giới hạn bởi đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Điện Biên Phủ và đường Lý Thái Tổ.


- Phía Tây : giáp quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt.


- Phía Nam : giáp quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh.


- Phía Bắc : giáp quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải.


Diện tích khu vực quy hoạch: 571,81 ha.


* Tính chất, chức năng quy hoạch: chức năng dân cư và một phần chức năng trung tâm công cộng của thành phố. Cơ cấu kinh tế được chuyển đổi từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sang thương mại dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, ngành thương mại dịch vụ được xác định là ngành kinh tế chủ lực của quận.


* Các khu chức năng trong khu vực quy hoạch:


1. Các đơn vị ở: quận 10 được chia thành 5 khu ở (không thay đổi so với quyết định phê duyệt năm 1998), cụ thể như sau:


- Khu 1 (phường 15)


- Khu 2 (phường 14)


- Khu 3 (phường 10, phường 11, phường 12 và phường 13)


- Khu 4 (phường 5, phường 6, phường 7 và phường 8)


- Khu 5 (phường 1, phường 2, phường 3, phường 4 và phường 9)


Một số vấn đề điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của quận so với quy hoạch được duyệt năm 1998:


- Tháo dỡ các khu chung cư cũ 4 - 5 tầng để xây dựng chung cư mới có tầng cao 15 - 25 tầng nhằm giải quyết quỹ nhà ở tái định cư.


- Chuyển đổi một phần đất trong khu C30, khu cây xanh công viên (phường 14) thành khu chung cư cao tầng phục vụ tái định cư nhà ở và một phần đất trong khu Z756 (phường 12).


- Điều chỉnh bỏ quy hoạch khu nhà cao tầng phía Nam đường Hòa Hảo nối dài (phường 1) và khu cư xá Thanh Bình (phường 14).


- Giữ nguyên quy mô (không mở rộng) sân vận động Thống Nhất (phường 6) và không mở rộng siêu thị tại phường 11.


- Điều chỉnh khu dân cư xây mới dọc đường Tô Hiến Thành, phường 15 thành khu thương mại dịch vụ (siêu thị Big C, trung tâm thương mại dược phẩm trang thiết bị y tế và đất quân đội);


- Cải tạo chỉnh trang khu dân cư tại các phường 1, phường 2, phường 13, phường 14 và phường 15.


2. Dịch vụ đô thị:


- Mạng lưới thương nghiệp - dịch vụ: phường 12 được xác định là trung tâm phát triển hỗn hợp với các công trình văn hóa nghệ thuật, các khu cao ốc văn phòng, khu trung tâm giao dịch, ngân hàng, khách sạn. Tổ chức các tuyến giao thông bộ xuyên suốt kết hợp với hệ thống cây xanh thảm cỏ nhằm hình thành những khu phố dịch vụ với các loại hình đa dạng phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước. Điều chỉnh một số trung tâm thương mại như:


+ Dự án khu phát triển hỗn hợp Kỳ Hòa tọa lạc trên khu đất công viên Hồ Kỳ Hòa 1, thuộc phường 12 (diện tích khoảng 8,2 ha) với các chức năng chính là trung tâm tài chính, dịch vụ thương mại, khu căn hộ cho thuê, khu cao ốc văn phòng, khu dịch vụ khách sạn.


+ Dự án khu văn phòng - dịch vụ cao cấp khu Z756 phường 12 (diện tích khoảng 3,9 ha) được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất quân đội sang các loại hình dịch vụ tài chính tín dụng, ngân hàng, trung tâm giao dịch chứng khoán, văn phòng, trung tâm thương mại.


+ Dự án khu trung tâm cục hậu cần - kinh tế - thương mại 60K đường Đồng Nai, phường 15 (diện tích 2 ha), được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất công trình công cộng sang phục vụ thương mại dịch vụ.


+ Khu siêu thị Big C, phường 15 (diện tích 2,77 ha) được chuyển đổi mục đích sử dụng từ khu nhà ở xây mới thành đất thương mại dịch vụ (xây dựng siêu thị và dự kiến mở rộng quy mô dự án).


+ Khu thương mại dịch vụ tại số 136 - 136A đường Tô Hiến Thành, phường 14 (diện tích 7,3 ha), theo quy hoạch trước đây là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nay dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng một phần thành trường trung học phổ thông và công viên cây xanh, một phần chuyển thành khu thương mại dịch vụ.


+ Khu dịch vụ Bưu chính Viễn thông C30, phường 14: bao gồm các văn phòng sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc ngành Bưu chính Viễn thông và nhà ở tái định cư cho cán bộ công nhân viên, dân cư trên địa bàn quận 10. Trong đó, dịch vụ văn phòng kinh doanh chiếm diện tích khoảng 9 ha.


- Mạng lưới giáo dục và y tế: thực hiện xã hội hóa đầu tư. Phát triển mạng lưới y tế, giáo dục (chủ yếu bậc mầm non và tiểu học), vừa xây dựng hệ thống y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao vừa tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở.


+ Đối với cơ sở hiện hữu: tiến hành duy tu, bảo dưỡng và nâng tầng các công trình hiện hữu đảm bảo nhu cầu phục vụ hiện tại, đồng thời xem xét mở rộng diện tích từng bước đạt chuẩn ở những khu vực đã có quy hoạch ổn định. Thanh lý các điểm diện tích nhỏ không đủ chuẩn để lấy vốn đầu tư cho các cơ sở có diện tích lớn hơn.


+ Phối hợp với các ngành chức năng có biện pháp tạo quỹ đất, giữ đất phục vụ cho việc phát triển lâu dài. Tận dụng quỹ đất khi thu hồi đất kho tàng, xí nghiệp trên địa bàn, điều chỉnh quy hoạch tại khu trại giam Chí Hòa và các khu chung cư cao tầng xây dựng mới nhằm dành đất bố trí các công trình y tế, giáo dục và cây xanh.


- Mạng lưới câu lạc bộ - thể dục thể thao:


+ Sân vận động Thống Nhất giữ nguyên diện tích theo hiện trạng là 3,59 ha;


+ Mở rộng Nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương từ 2.500m2 lên 3.200m2;


+ Mạng lưới câu lạc bộ - thể dục thể thao cấp quận và các câu lạc bộ thuộc tư nhân như câu lạc bộ Lan Anh, câu lạc bộ Bowling... được nâng cấp, trang thiết bị thêm cho một số phòng tập thể dục thể thao hiện hữu, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng;


+ Di dời và tái bố trí sân bi sắt đạt chuẩn Quốc gia (diện tích khoảng 8000m2) từ khu trung tâm hỗn hợp Kỳ Hòa vào khu công viên C30.


- Mạng lưới văn hóa:


+ Chỉnh trang cải tạo một số công trình có chọn lọc (Nhà hát Hoà Bình và Việt Nam Quốc Tự,…) cho phù hợp với quần thể công trình phức hợp.


+ Cải tạo nâng cấp các công trình nhà văn hóa phường.


+ Xây dựng mới Nhà văn hóa thiếu nhi quận tại phường 15 (diện tích khoảng 2000m2).


- Công viên cây xanh: hệ thống cây xanh tập trung trên địa bàn quận có thay đổi so với quy hoạch được duyệt năm 1998, như sau:


+ Khu Kỳ Hòa 1 (diện tích 8,2 ha) được chuyển đổi chức năng từ công viên cây xanh sang khu trung tâm phát triển hỗn hợp.


+ Khu công viên tập trung tại phường 14: giảm diện tích cây xanh từ 5,6 ha theo quy hoạch được duyệt năm 1998 xuống còn khoảng 0,7 ha, phần diện tích còn lại được chuyển đổi thành đất xây dựng chung cư Thành Thái để tái định cư cho các chung cư xuống cấp, một phần bố trí chung cư cho gia đình quân nhân, phần còn lại dự kiến xây dựng trường học.


+ Khu cây xanh tập trung tại trại giam Chí Hòa, phường 13: giảm diện tích cây xanh từ 6,3 ha theo quy hoạch được duyệt năm 1998 xuống còn khoảng 2,8 ha, phần diện tích còn lại được chuyển đổi thành công trình giáo dục và khu nhà ở tái định cư.


+ Khu văn hóa - thể dục thể thao trong khu C30: quy hoạch điều chỉnh một phần chuyển thành công viên cây xanh diện tích khoảng 2,3 ha.


+ Khu cây xanh phường 1: điều chỉnh quy họach phường 1 và hoán đổi vị trí bằng khu cây xanh khác, có diện tích 0,35 ha.


+ Hoa viên cây xanh trong khu ở: các khu chung cư xây mới phải giảm mật độ xây dựng, nâng cao tầng, dành đất bố trí cây xanh hoa viên.


+ Ưu tiên xây dựng, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống cây xanh hiện hữu và trồng cây xanh ven đường nhằm tạo không gian xanh, cải tạo vi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn.


3. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:


- Duy trì các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận, chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao ở các phường 14 và phường 15.


- Tiếp tục di dời các xí nghiệp, cơ sở sản xuất ô nhiễm ra các khu - cụm công nghiệp tập trung, trong đó, một số cơ sở sản xuất lớn được dự kiến di dời như sau:


+ Nhà máy Bia Sài Gòn dự kiến di dời vào năm 2015.


+ Xí nghiệp dược phẩm TW2 và Xí nghiệp cổ phần thiết bị y tế đã có chủ trương chuyển đổi thành khu thương mại - dịch vụ dự kiến xây dựng vào năm 2015.


+ Kho bao bì 1-3 và một số kho bãi thuộc phường 14 dự kiến di dời chuyển đổi mục đích thành công trình phúc lợi công cộng và công viên cây xanh.


- Chuyển đổi các cơ sở sản xuất tại gia thành đất ở hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại.


* Quy hoạch giao thông:


- Mở rộng cải tạo các tuyến đường hiện hữu với lộ giới đã được duyệt theo Quyết định số 4963/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 6982/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố.


- Điều chỉnh lộ giới các tuyến đường theo đề nghị của Ủy ban nhân dân quận 10 (Công văn số 4460/UBND-QLĐT ngày 20 tháng 8 năm 2009) đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Giao thông vận tải thống nhất (Công văn số 1020/SQHKT-HTKT ngày 22 tháng 4 năm 2011 và Công văn số 89/TB-SGTVT ngày 17 tháng 3 năm 2011), cụ thể như sau:


+ Đường Bà Hạt (từ đường Nguyễn Lâm đến đường Nguyễn Kim) điều chỉnh lộ giới từ 20m xuống còn 10m.


+ Hẻm 285 đường Cách Mạng Tháng Tám (từ đường Cao Thắng nối dài đến đường Cách Mạng Tháng Tám) điều chỉnh lộ giới từ 16m xuống còn 12m.


+ Hẻm 131 đường Tô Hiến Thành điều chỉnh lộ giới từ 16m xuống còn 12m.


+ Hẻm trước trụ sở Ủy ban nhân dân phường 14 từ số 7A/5/46 đường Thành Thái đến số 7A/7 đường Thành Thái điều chỉnh lộ giới từ 16m xuống còn 12m.


+ Đường Hồ Bá Kiện điều chỉnh lộ giới từ 16m xuống còn 12m.


+ Hẻm 451 đường Tô Hiến Thành: đoạn từ nhà số 81 đường Thành Thái đến hẻm 606 đường Ba Tháng Hai điều chỉnh lộ giới từ 16m xuống còn 12m.


+ Đường nối từ đường Lê Hồng Phong nối dài đến đường Sư Vạn Hạnh điều chỉnh lộ giới từ 13m - 15m xuống còn 13m.


- Xây dựng cải tạo nút giao thông khác cốt theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 3707/TB-SQHKT của Sở Quy hoạch - Kiến trúc ngày 21 tháng 12 năm 2009, cụ thể như sau:


+ Nút giao thông Ngã sáu công trường Dân Chủ (đường Cách Mạng Tháng Tám - đường Võ Thị Sáu - đường Ba Tháng Hai - đường Lý Chính Thắng - đường Nguyễn Thượng Hiền - đường Nguyễn Phúc Nguyên) có diện tích chiếm dụng là 1,8 ha (tương đương bán kính R = 76m), dạng thức nút cơ bản gần với hình tròn.


+ Nút giao thông Ngã Bảy (đường Ngô Gia Tự - đường Điện Biên Phủ - đường Lý Thái Tổ - đường Lê Hồng Phong) có diện tích chiếm dụng là 1,6 ha (tương đương bán kính R = 71m), dạng thức nút cơ bản gần với hình tròn.


+ Đối với Nút giao thông Ngã sáu Cộng Hòa (đường Lý Thái Tổ - đường Nguyễn Văn Cừ - đường Nguyễn Thị Minh Khai - đường Trần Phú) bán kính ảnh hưởng R = 65m.


- Quy hoạch 2 tuyến đường trên cao, gồm đường trên cao số 2 và đường trên cao số 3. Riêng tuyến đường trên cao số 2 đi dọc đường Bắc Hải đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh hướng tuyến tại Công văn số 906/TTg-KTN ngày 02 tháng 6 năm 2010.


- Quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt quốc gia trên cao dọc theo đường Ba Tháng Hai nối từ ga Hòa Hưng tới xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.


- Quy hoạch đường sắt đô thị:


+ Tuyến đường sắt đô thị số 2 đi ngầm dọc theo đường Cách Mạng Tháng Tám.


+ Tuyến đường sắt đô thị số 3a đi ngầm dọc theo đường Hùng Vương (theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ tuyến).


+ Tuyến đường sắt đô thị số 5 đi ngầm theo đường Lý Thường Kiệt.


- Hệ thống giao thông công cộng chủ yếu sử dụng 2 loại hình là xe buýt và đường sắt đô thị.


- Quy hoạch bến bãi: tổng cộng 1,55 ha dành cho bãi đậu xe công cộng, bao gồm:


 Công viên Lê Thị Riêng (khoảng trống phía trước) : 0,38 ha.


 Công viên Hòa Bình (trong khuôn viên) : 0,45 ha.


 Sân vận động Thống Nhất (khu đất đối diện) : 0,26 ha.


 Siêu thị Sài Gòn (đường Ba Tháng Hai) : 0,46 ha. 

 

Lam Điền