Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6058/QĐ-UBND về công nhận sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ của 29 doanh nghiệp đạt “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6046/QĐ-UBND về Phê duyệt kết quả xếp hạng Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6048/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6045/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6043/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được tái cấu trúc theo các tiêu chí | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6042/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6041/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6040/QĐ-UBND về việc phê duyệt 06 quy trình nội bộ tái cấu trúc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực vực Y tế dự phòng, Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Dược phẩm, Tài chính y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6039/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường thuộc phạm vi tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6038/QĐ-UBND về việc phê duyệt 24 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính |

Đề án nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015

Ngày 22 tháng 7 năm 2013, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3946/Đ-UBND phê duyệt Đề án nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015. Nội dung cụ thể như sau:


1. Quy hoạch


Việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xã nông thôn mới.


2. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn


a) Giao thông:


 Đường giao thông trục ấp, tổ: Mở rộng, nâng cấp đường ra bến đò Doi Lầu với chiều dài 3 km.


 Đường giao thông nội đồng: Mở rộng, nâng cấp đường đê Rạch Lá với chiều dài 5,2 km; sửa chữa, nâng cấp đường đê Tiểu Vùng 100 ha, chiều dài 4 km; sửa chữa, nâng cấp đường đê Mốc Keo, An Nghĩa với chiều dài 2 km.


+ Xây dựng mới cầu Kinh Ông Son, ấp Doi Lầu: quy mô xây mới cầu bê tông cốt thép; dài 30 m, rộng 2 m; tải trọng 3 tấn.


+ Xây dựng mới cầu Rạch Giông II, ấp An Hòa: quy mô xây mới cầu bê tông cốt thép; dài 54,36 m, rộng 3,2 m; tải trọng 8 tấn.


+ Sửa chữa cầu Kinh Bà Tổng, ấp An Hòa: quy mô thay toàn bộ mặt sắt trên mặt cầu dài 106 m, rộng 3 m.


+ Sữa chữa 15 cây cầu hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn xã: Thay đan mặt cầu, lang can tay vịn, gia cố cột, trụ cầu, mố cầu...


b) Thủy lợi


+ Xây dựng mới công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực Tắc Ráng: xây dựng 4 cầu giao thông và 2 cống.


+ Nạo vét tuyến kênh hiện hữu khu vực nuôi trồng thủy sản Mốc Keo, ấp An Nghĩa.


+ Nạo vét tuyến kênh hiện hữu khu vực nuôi trồng thủy sản Bồng Bộng, ấp An Hòa (3 tuyến).


+ Nạo vét tuyến kênh hiện hữu khu vực nuôi trồng thủy sản ấp Rạch Lá: Nạo vét kênh.


+ Nạo vét tuyến kênh hiện hữu khu vực nuôi trồng thủy sản Bà Kiểng, ấp Rạch Lá.


+ Nạo vét tuyến kênh hiện hữu khu vực nuôi trồng thủy sản Tiểu Vùng 100 ha, ấp Doi Lầu.


+ Nạo vét, cải tạo rạch tự nhiên thành tuyến kênh mới phục vụ nuôi trồng thủy sản ấp Doi Lầu (khu vực Kinh Ông Son, Kinh Bà 8, Kinh Ông Chủ).


+ Nạo vét, cải tạo rạch tự nhiên thành tuyến kênh mới phục vụ nuôi trồng thủy sản ấp An Đông (khu vực Rạch Bàu Thơ, Hóc Quả, Kho Mắm Nhỏ).


+ Xây dựng 1 cống cấp nước Rạch Lá.


c) Điện:


 Hạ thế điện thêm khoảng 8 km phục vụ cho các hộ dân xa khu dân cư và cải tạo nâng công suất hệ thống điện hạ thế phục vụ sinh hoạt và sản xuất.


 Gắn đồng hồ điện riêng sử dụng từ lưới điện quốc gia cho những hộ chưa có.


 Xây dựng hệ thống chiếu sáng khu vực đường An Thới Đông, đường Lý Nhơn, đường Tam Thôn Hiệp và một số đường liên ấp, tổ, ngõ, xóm.


d) Trường học:


Sửa chữa Trường Tiểu học An Thới Đông và Trường Tiểu học Doi Lầu đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.


đ) Cơ sở vật chất văn hóa:


+ Xây dựng mới Văn phòng ấp kết hợp với tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp An Bình diện tích 356 m2, xây dựng tường rào, nhà vệ sinh, lát sân bê tông xi măng, sang lắp khuôn viên (Diện tích 800 m2).


+ Sửa chữa trụ sở Trường Mẫu giáo An Thới Đông thành sân vận động thể thao xã gồm có sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, các phòng tập luyện thường xuyên.


+ Sửa chữa trụ sở cơ quan hành chính xã với quy mô 8 phòng diện tích 300 m2.


e) Chợ nông thôn


Xây mới Chợ An Thới Đông tại trung tâm xã, quy mô 100 sạp trên 1.000 m2.


g) Bưu điện:


Xây dựng mới Nhà trạm viễn thông với khối nhà chính 100 m2; tường rào, trụ ăngten, hầm, cống, cáp.


h) Nhà ở dân cư nông thôn:


Hỗ trợ xóa 125 căn nhà tạm, dột nát.


3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức


a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập:


 Hướng dẫn người dân sản xuất sản phẩm có lợi thế theo hướng thị trường và hàng hóa. Nhà nước hỗ trợ đầu tư để phát triển ngành hàng đó thành sản phẩm hàng hóa của địa phương.


 Khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, diện tích đất ít nhưng hiệu quả kinh tế cao, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. Xã quy hoạch ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp để Nhà nước hỗ trợ cho quy hoạch hạ tầng cơ bản (đường, điện, cấp nước và xử lý chất thải…) phục vụ sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, đào tạo kiến thức cho các chủ hộ.


 Tăng cường khuyến nông đối với nông dân qua các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan đầu bờ, bồi dưỡng kiến thức qua câu lạc bộ khuyến nông, khuyến công.


 Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh, môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao,…


b) Giảm nghèo và an sinh xã hội:


+ Thực hiện Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ huyện phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo theo tiêu chí mới của thành phố, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 2% vào năm 2015.


 Thực hiện các chương trình an sinh xã hội:


 Tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội; hỗ trợ người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm cho người nghèo; khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; chính sách cho người có công…


 Tăng cường thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần đảm bảo các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước thực sự hỗ trợ được người nghèo và các đối tượng chính sách.


c) Tỷ lệ lao động có việc làm:


 Địa phương liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện và với các doanh nghiệp nhằm định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật để giải quyết lao động.


 Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi.


 Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, Trường đại học, Viện nghiên cứu... với nông dân, hộ sản xuất trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.


 Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã.


d) Hình thức tổ chức sản xuất:


 Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể.


 Bồi dưỡng, đào tạo: các chức danh tổ trưởng tổ hợp tác, chủ nhiệm, ban quản trị phải được nâng cao về năng lực quản lý.


 Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu như trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, đào tạo, trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in).


 Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã thông qua:


 Hỗ trợ điều kiện sản xuất như kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản.


 Hỗ trợ kỹ thuật: tạo điều kiện cho xã viên tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.


 Hỗ trợ về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại.


 Tham quan học tập mô hình sản xuất hiệu quả.


4. Giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường


a) Giáo dục:


 Xã phối hợp với các đoàn thể nắm bắt các trường hợp trẻ em bỏ học và kịp thời có sự hỗ trợ, động viên các em đến trường. Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được học tập. Đồng thời, vận động các nguồn tài trợ để nâng cao số lượng và chất lượng các suất học bổng khuyến học giành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có thành tích học tốt.


 Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động, dưới nhiều hình thức và ngành nghề phù hợp với đặc thù địa phương.


 Phân nguồn lao động trên địa bàn xã thành 3 nhóm và đưa ra những hình thức đào tạo cụ thể cho từng nhóm lao động: nhóm chuyển dịch lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp; nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nhóm là chủ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Bên cạnh việc đào tạo theo trường lớp cần mở rộng hình thức trao đổi, đối thoại, giao lưu giữa các tổ ngành nghề với doanh nghiệp.


b) Y tế:


 Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TW về củng cố, tăng cường và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; phát triển mạng lưới nhân viên sức khoẻ cộng đồng; phát huy vai trò mạng lưới y tế cơ sở trong chăm sóc y tế cho người nghèo.


 Hỗ trợ các hình thức bảo hiểm y tế theo quy định.


c) Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh:


 Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ hội, đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho phong trào càng phát triển sâu rộng, góp phần làm chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn.


 Thực hiện nghiêm Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12 tháng 8 năm 1998 của Bộ Chính trị về quy chế thực hiện văn minh trong tiệc cưới, lễ tang, lễ hội… Thực hiện tốt chính sách về người nghèo…


 Triển khai dần từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn hóa, ấp văn hóa, gương người tốt, việc tốt.


d) Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn:


 Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Thường xuyên thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.


 Đẩy mạnh công tác kiểm tra môi trường, kịp thời phát hiện những yếu tố gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân, đặc biệt là lao động và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


 Vận động triển khai tổ chức “Hội thi môi trường Xanh - Sạch - Đẹp”, kết hợp trồng cây xanh trên các trục đường đã được quy hoạch trên quy mô xã.


 Tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư và vận động nhân dân định kỳ tổng vệ sinh trên địa bàn toàn xã.


5. Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội


a) Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở:


 Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt chuẩn để không ngừng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Cán bộ xã đạt chuẩn phải dảm bảo tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã và phải hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012.

 

 Cán bộ xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”; Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức.


 Thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã;


 Hoàn thiện bộ máy chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới, tiếp tục đổi mới thiết chế dân chủ cơ sở, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương có đủ kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức để vận hành tốt nhiệm vụ.


b) An ninh chính trị và trật tự xã hội nông thôn:


 An ninh xã hội tiếp tục được giữ vững, ổn định. Thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo đấu tranh phòng chống tội phạm, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng “âm mưu diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, thường xuyên phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc;


 Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương và vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo, không xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người hoặc xảy ra điểm nóng.

 

NCĐ