Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6058/QĐ-UBND về công nhận sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ của 29 doanh nghiệp đạt “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6046/QĐ-UBND về Phê duyệt kết quả xếp hạng Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6048/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6045/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6043/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được tái cấu trúc theo các tiêu chí | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6042/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6041/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6040/QĐ-UBND về việc phê duyệt 06 quy trình nội bộ tái cấu trúc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực vực Y tế dự phòng, Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Dược phẩm, Tài chính y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6039/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường thuộc phạm vi tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6038/QĐ-UBND về việc phê duyệt 24 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính |

Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020

Ngày 17 tháng 7 năm 2013, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3891/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020. Nội dung cụ thể như sau:


MỤC TIÊU


a) Mục tiêu chung


- Bảo tồn và phát triển làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống, là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng. Đây là các làng nghề đã được hình thành từ lâu đời.


- Bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững. Đây là các làng nghề có thể phát triển lan tỏa; làng nghề có thể gắn với hoạt động du lịch hoặc là những làng nghề được hình thành do hoạt động gia công cho các doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu.


- Xây dựng thí điểm một làng nghề tập trung có gắn kết với hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển ngành nghề nông thôn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố.


b) Mục tiêu cụ thể


Giai đoạn 2013 - 2015


Bảo tồn và phát triển các làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống, các làng nghề có khả năng phát triển độc lập, bền vững trong tương lai. Đồng thời xây dựng thí điểm một mô hình làng nghề tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển ngành nghề nông thôn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Tổng số làng nghề cần bảo tồn và phát triển trong giai đoạn 2013 - 2015 là 9 làng nghề, trong đó:


- Bảo tồn và phát triển 4 làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập, bao gồm:


+ Làng nghề đan đát Thái Mỹ (huyện Củ Chi)


+ Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn)


+ Làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh)


+ Làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ): bảo tồn và phát triển làng nghề này theo hướng kết hợp du lịch sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm muối đã qua chế biến.


- Bảo tồn và phát triển 4 làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững, bao gồm cả những làng nghề có thể phát triển lan tỏa, làng nghề gắn với du lịch hoặc những làng nghề hình thành do hoạt động gia công cho các doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu:


+ Làng nghề hoa, cây kiểng Xuân - An - Lộc (quận 12)


+ Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức (quận Thủ Đức)


+ Làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi)


+ Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi)


- Xây dựng thí điểm 1 làng nghề tập trung, với quy mô 10-15ha tại Vườn Thực vật Củ Chi và dọc theo tuyến kênh Đông (mô hình làng nghề nuôi cá kiểng,…) có gắn kết với hoạt động du lịch tại thành phố.


Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển làng nghề đã thực hiện giai đoạn 2013-2015


Thực hiện “sản xuất tại làng nghề thân thiện với môi trường”; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm của làng nghề; hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với các hoạt động du lịch hiện có tại thành phố.


GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ


a) Về quy hoạch


- Từng quận huyện liên quan lập quy hoạch phát triển làng nghề tại địa phương theo hướng phát triển các làng nghề tại chỗ mang đậm nét văn hóa truyền thống và các làng nghề có khả năng phát triển độc lập, bền vững.


- Việc quy hoạch phát triển các làng nghề phải gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu tại chỗ phục vụ sản xuất của làng nghề, đồng thời gắn kết với hoạt động du lịch, nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề


- Phát triển làng nghề phải gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; ưu tiên phát triển các làng nghề có lợi thế về vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, lao động, công nghệ sản xuất như: sản xuất và chế biến da cá sấu, bánh tráng, đan đát,….


- Việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở sản xuất làng nghề phải trên cơ sở có đầy đủ cơ sở hạ tầng và hệ thống xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) để đảm bảo môi trường sinh thái.


b) Về chính sách đất đai và đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề


- Về chính sách đất đai:


Áp dụng các chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định tại Điều 3, Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, cụ thể như sau:


+ Các cơ sở, hộ ngành nghề nông thôn đang sử dụng đất ổn định, không tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.


+ Đối với địa phương có nhiều cơ sở ngành nghề nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch đất đai, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở ngành nghề nông thôn thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất.


+ Các cơ sở ngành nghề nông thôn có nhu cầu sử dụng đất để di dời các cơ sở sản xuất cũ chật hẹp, ô nhiễm môi trường hoặc có nhu cầu thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất mới, để bảo vệ, chăm sóc, phục hồi, gây trồng vùng nguyên liệu thì được ưu tiên cho thuê đất cùng với những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển.


- Về đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề


+ Đối với các làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập: ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.


+ Đối với các làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững: ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu nhưng có thu hồi lại vốn đầu tư theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân tại làng nghề.


+ Đối với mô hình thí điểm làng nghề tập trung: ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng có thu hồi lại vốn theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân tại làng nghề.


c) Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực


- Khuyến khích và hỗ trợ cho các làng nghề tự tổ chức các lớp dạy nghề, truyền nghề.


- Vận dụng, triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề (ngành nghề nông thôn) cho lao động nông thôn theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.


- Nghiên cứu tổ chức các Hội thi, hàng năm tổ chức trao giải: “Sản phẩm tiêu biểu của làng nghề, ngành nghề nông thôn”; đề xuất phong tặng danh hiệu nghệ nhân.


d) Về khoa học, công nghệ và môi trường


- Áp dụng các chính sách ưu đãi về khoa học công nghệ và môi trường làng nghề theo quy định tại Điều 10, Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, cụ thể như sau:


+ Cơ sở ngành nghề nông thôn khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ hay tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì được hưởng các ưu đãi theo chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ.


+ Cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện đề tài nghiên cứu độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học để tạo ra công nghệ mới, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hóa thuộc lĩnh vực ngành nghề nông thôn thì được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ.


+ Ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn về các nội dung: thông tin, tuyên truyền; xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học công nghệ; bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; tư vấn và dịch vụ.


- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm làng nghề, góp phần định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Khuyến khích, hỗ trợ Làng nghề xây dựng và áp dụng quản lý sản phẩm theo ISO, tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế (HACCP).


- Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ môi trường làng nghề. Áp dụng các loại phí, lệ phí đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường làng nghề nói riêng và ngành nghề nông thôn nói chung.


đ) Về phát triển kinh tế tập thể


- Các làng nghề đã có hợp tác xã tiếp tục hỗ trợ kết nối thêm các đầu mối kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ, xúc tiến đầu tư và đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ. Các làng nghề còn lại tập trung phát triển các tổ hợp tác hoạt động thực sự có hiệu quả tiến đến thành lập ở mỗi làng nghề một hợp tác xã làng nghề thu hút số đông các hộ dân hoạt động trong làng nghề tham gia làm đầu mối kết nối với cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngành nghề nông thôn, nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, hợp tác xã, tổ hợp tác làng nghề này sẽ là đầu mối tiếp nhận, chuyển giao tiến độ khoa học kỹ thuật phục vụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đến từng hộ xã viên và hộ dân làng nghề.


- Vận dụng, triển khai Quyết định số 3749/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt ”Đề án xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm hỗ trợ hợp tác xã làng nghề phát triển, tập trung thực hiện các giải pháp: giải pháp về tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về đất đai, nhà xưởng; giải pháp về hỗ trợ tín dụng cho HTX.


- Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho hợp tác xã làng nghề, ngành nghề nông thôn thành lập mới theo Quyết định số 5259/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: mỗi hợp tác xã làng nghề, ngành nghề nông thôn thành lập mới được hỗ trợ một phần kinh phí (nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng cho một hợp tác xã) để mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ thông tin liên lạc, hoạt động của bộ máy quản lý điều hành tại văn phòng giao dịch.


e) Về đầu tư, tín dụng


- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề, đặc biệt là đầu tư thực hiện các dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch và phát triển làng nghề mới. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các làng nghề.


- Đẩy mạnh công tác triển khai giới thiệu, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác, tổ ngành nghề, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố tiếp cận được nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2015:


+ Đối với các làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập, ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Các tổ chức, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất tại làng nghề và được hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định hiện hành.


+ Đối với các làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững, ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng có thu hồi lại vốn đầu tư theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân tại làng nghề. Các doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất tại làng nghề; các tổ chức, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất tại làng nghề sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố.


+ Đối với mô hình thí điểm làng nghề tập trung, ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng có thu hồi lại vốn đầu tư theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân tại làng nghề. Các doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất tại làng nghề sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố.


- Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông, nhằm hỗ trợ, nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất của một số cơ sở, tổ ngành nghề,
tổ hợp tác, hợp tác xã làng nghề, ngành nghề nông thôn, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của làng nghề, ngành nghề nông thôn.


- Nghiên cứu, áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công.


g) Về xúc tiến thương mại


- Hỗ trợ điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm được Thành phố xác định là sản phẩm chủ lực của Làng nghề thành phố.


- Các cơ sở ngành nghề nông thôn được thành phố hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại theo Chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố và các quy định có liên quan khác.


- Đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, doanh nghiệp, làng nghề xây dựng hệ thống thông tin nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho các hợp tác xã làng nghề. Xây dựng bộ tư liệu, thông tin về các làng nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở quảng bá, phát triển du lịch làng nghề.


- Trung tâm xúc tiến Thương mại-Đầu tư, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp thành phố hỗ trợ các Làng nghề đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, như: nghiên cứu thị trường, tổ chức hội chợ triển lãm, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa của các sản phẩm Làng nghề đang có nhu cầu lớn;...


- Hàng năm, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố phối hợp tổ chức hội nghị khách hàng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho Làng nghề. Đối tượng tham gia là các hộ, cơ sở, doanh nghiệp hợp tác xã; các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

 

NCĐ