Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015

Ngày 14/5/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015, cụ thể như sau:


I. MỤC TIÊU


1. Mục tiêu tổng quát:


Tập trung kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước mặt, nước ngầm, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại; khắc phục những khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng; tăng diện tích cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, công viên…, nhất là khu vực trung tâm thành phố; xây dựng thành phố xanh, sạch, có môi trường sống tốt; phục hồi các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ, phát triển Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.


2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:


a) Giai đoạn 2011 - 2015: ngăn chặn, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, cải thiện và khôi phục chất lượng môi trường. Phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt một số chỉ tiêu chủ yếu sau:


- Lĩnh vực bảo vệ môi trường:


+ Có 80% - 90% cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương mại trên địa bàn có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường; có nơi lưu chứa chất thải và ký kết hợp đồng với đơn vị chuyên ngành thu gom, xử lý chất thải đúng quy định.


+ Có 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.


+ Có 90% khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 50% khu đô thị hiện hữu có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.


+ Giảm thiểu 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nội thành; 60% mức độ ô nhiễm khu vực ngoại thành.


+ Giảm thiểu 70% mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn do sản xuất; 50% ô nhiễm không khí và tiếng ồn do hoạt động giao thông - vận tải.


+ Có 100% người dân thành phố được phổ biến, tuyên truyền về bảo vệ môi trưởng.


- Lĩnh vực quản lý chất thải rắn: Lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam 100% tổng lượng chất thải rắn thông thường ở đô thị, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế, nước thải công nghiệp và y tế, trong đó có phân loại, tái chế và sử dụng; xử lý chất thải rắn làm compost 40%, phân loại tái chế 10%, đốt phát điện 10%, chôn lấp hợp vệ sinh 40% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị.


b) Giai đoạn 2016 - 2020:


- Lĩnh vực quản lý môi trường: Chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí, tiếng ồn trên toàn địa bàn thành phố đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường.


- Lĩnh vực quản lý chất thải rắn: Chất thải thông thường, chất thải nguy hại được thu gom, lưu chứa, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng.


II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP


1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường;


2. Thực thi đầy đủ các Nghị quyết, Chỉ thị, các chương trình hành động của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, các chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và của thành phố;


3. Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn y tế; xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế;


4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường;


5. Thực hiện phủ kín trên địa bàn thành phố mạng lưới quan trắc chất lượng không khí, nguồn nước sông và kênh rạch, đảm bảo yêu cầu theo dõi, đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng không khí, nguồn nước; xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường;


6. Tăng cường năng lực, bổ sung sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đủ mạnh, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội để vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường;


7. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác vùng và quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm, cải thiện và bảo vệ môi trường.

 

Lam Điền