Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Đề án thí điểm mô hình Viện - Trường Y tế của thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 10/9/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 4884/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án thí điểm mô hình Viện - Trường Y tế của thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

* NGUYÊN TẮC KẾT HỢP 

1. Viện - Trường là sự lồng ghép mang tính hệ thống về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi giữa bệnh viện và trường nhằm hoàn thành mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khỏe nhân dân và chỉ đạo tuyến.

2. Sử dụng tổng hợp tối đa các nguồn lực của các bên tham gia, theo chủ trương và chỉ đạo thống nhất của Ban chỉ đạo Viện – Trường, để phục vụ công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

3. Đảm bảo sự bình đẳng về trách nhiệm, lợi ích giữa bệnh viện và trường cũng như giữa các cán bộ của hai cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

4. Đảm bảo tính độc lập về tài chính và tính tự chủ cơ bản của mỗi cơ sở khi tham gia kết hợp Viện – Trường. 

5. Việc hình thành Viện –Trường được thực hiện thông qua văn bản ký kết và kế hoạch thống nhất giữa lãnh đạo của bệnh viện và trường với sự điều hành của Ban chỉ đạo Viện – Trường và sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố, thí điểm thực hiện giữa Bệnh viện Nhân dân 115 và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

* TRÁCH NHIỆM, QUYỀN LỢI CỦA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH 

1. Trách nhiệm và quyền lợi của Bệnh viện Nhân dân 115

a) Trách nhiệm:

- Thực hiện công tác khám, chữa bệnh; cung ứng dịch vụ y tế, chỉ đạo tuyến theo đúng quy định và chức năng được giao với tiêu chuẩn và chất lượng cao; tham gia công tác huấn luyện, giảng dạy cho các đối tượng sinh viên, học viên đến thực tập tại bệnh viện.

- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan.

- Chia sẻ nguồn tài nguyên đào tạo và công nghệ để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

b) Quyền lợi:

- Được sử dụng một phần lực lượng cán bộ giảng dạy cơ hữu của trường phục vụ công tác khám chữa bệnh, cung ứng dịch vụ y tế và chỉ đạo tuyến của bệnh viện.

- Được ưu tiên trong đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ theo các khóa – loại hình huấn luyện và đào tạo của trường về nghiệp vụ sư phạm, chuyên môn.

- Được ưu tiên trong bố trí, phân công công tác và bổ nhiệm của trường.

- Được hưởng thuận lợi để tham gia đào tạo, hội nghị hội thảo và nghiên cứu khoa học của trường.

- Được hưởng thuận lợi để các cán bộ của bệnh viện đạt tiêu chuẩn và điều kiện được xét và công nhận học hàm theo quy định của Nhà nước.

- Được chia xẻ một cách hợp lý các tài nguyên giảng dạy và nghiên cứu của trường (thông tin, tài liệu, phòng thí nghiệm, giảng đường …) trong công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học của bệnh viện.

- Được nhận chi phí hỗ trợ đào tạo, thù lao thỉnh giảng cho các cán bộ bệnh viện tham gia huấn luyện và đào tạo.

2. Trách nhiệm và quyền lợi của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

a) Trách nhiệm:

- Thực hiện chiêu sinh, tổ chức đào tạo và đánh giá sau đào tạo cho các đối tượng sinh viên, học viên trung cấp, đại học, sau đại học và đào tạo liên tục.

- Tham gia công tác khám chữa bệnh, dịch vụ y tế và chỉ đạo tuyến theo sự sắp xếp và yêu cầu của bệnh viện.

- Thực hiện và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự phát triển đào tạo, học thuật, công tác khám chữa bệnh, cung ứng dịch vụ y tế và chỉ đạo tuyến của bệnh viện.

- Chia sẻ nguồn tài nguyên đào tạo và công nghệ với bệnh viện.

b) Quyền lợi:

- Được mời một phần lực lượng cán bộ y tế của bệnh viện phục vụ công tác giảng dạy, huấn luyện đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.

- Được ưu tiên trong bố trí, phân công công tác và bổ nhiệm của bệnh viện.

- Được hưởng thuận lợi để tham gia đào tạo, hội nghị hội thảo và nghiên cứu khoa học của bệnh viện.

- Được hưởng thuận lợi để các cán bộ giảng dạy cơ hữu của trường đạt tiêu chuẩn và điều kiện được xét và công nhận danh hiệu thầy thuốc theo quy định của Nhà nước.

- Được chia xẻ một cách hợp lý các tài nguyên giảng dạy và nghiên cứu của bệnh viện (thông tin, tài liệu, phòng thí nghiệm, giảng đường …) trong công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học của trường.

- Được nhận chi phí hỗ trợ công tác khám chữa bệnh, thù lao dịch vụ y tế cho cán bộ giảng dạy cơ hữu tham gia trực tiếp vào công tác của bệnh viện.

* NỘI DUNG KẾT HỢP TRONG HÌNH THÀNH VIỆN – TRƯỜNG GIỮA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

1. Kết hợp về công tác tổ chức và cán bộ

Sự kết hợp này đảm bảo cho các hoạt động Viện –Trường được thuận lợi, thống nhất và bền vững. Các cán bộ kiêm nhiệm được hưởng những chế độ của chức danh kiêm nhiệm do cơ sở bổ nhiệm chức danh kiêm nhiệm chi trả theo chế độ hợp lý được xem xét và quy định riêng (quy định riêng sẽ được điều chỉnh hàng năm nếu cần).

Việc kết hợp giữa các khoa, bộ môn của Bệnh viện Nhân dân 115 (sau đây gọi tắt là Bệnh viện) với các khoa, bộ môn của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (sau đây gọi tắt là Trường) trong Viện - Trường là hết sức quan trọng, được thực hiện  thường xuyên và gắn liền với việc tăng cường chất lượng thực hành tay nghề của học viên.

Giảng viên các khoa, bộ môn của Trường bao gồm các giảng viên cơ hữu của Trường và các giảng viên kiêm nhiệm của các đơn vị thuộc Bệnh viện. Việc bổ nhiệm và phân công giảng viên kiêm nhiệm thuộc biên chế của Bệnh viện do Hiệu trưởng quyết định sau khi có thỏa thuận đồng ý của Giám đốc Bệnh viện. Danh sách giảng viên kiêm nhiệm phải được báo cáo về cơ quan có thẩm quyền quản lý (Thông tư 09).

Chủ nhiệm các khoa, bộ môn chuyên môn hoặc cán bộ giảng dạy có uy tín và kinh nghiệm của Trường được cử kiêm nhiệm chức vụ trưởng hoặc phó các khoa chuyên môn của Bệnh viện và ngược lại, không phân biệt thuộc biên chế của Trường hay Bệnh viện. Việc bổ nhiệm căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn bổ nhiệm, năng lực chuyên môn và quản lý, được tập thể cán bộ của đơn vị nơi kiêm nhiệm tín nhiệm (Thông tư 09).

Tùy theo điều kiện cụ thể mà Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thực hiện kết hợp chức vụ lãnh đạo trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa Bệnh viện với Trường. 

2. Kết hợp về đào tạo và cung ứng dịch vụ y tế

Việc kết hợp Viện –Trường giữa Bệnh viện Nhân dân 115 với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong đào tạo, cung cấp dịch vụ và nghiên cứu khoa học được thể hiện trong văn bản ký kết giữa hai đơn vị.

Tất cả các cán bộ của Trường giảng dạy thực hành lâm sàng tại Bệnh viện phải trực tiếp tham gia khám chữa bệnh và thực hiện theo quy chế bệnh việnngược lại các cán bộ giảng kiêm nhiệm từ Bệnh viện có nghĩa vụ tham gia giảng dạy lý thuyết tại trường hoặc hướng dẫn thực hành tại bệnh viện cho các đối tượng sinh viên và học viên của trường. Khối lượng công việc không vượt quá 50% theo quy định về chỉ tiêu làm việc của mỗi cơ sở.

Hằng năm, trước khi bước vào năm học mới, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch có trách nhiệm báo cáo trước Ban chỉ đạo Viện - Trường về kế hoạch đào tạo, những đề xuất cần phối hợp với Bệnh viện để Ban chỉ đạo bàn bạc thống nhất và thông báo với Bệnh viện Nhân dân 115 để kế hoạch đào tạo được lồng ghép hợp lý vào kế hoạch của Bệnh viện.

Căn cứ vào kế hoạch của Trường được Ban chỉ đạo Viện –Trường thống nhất, Bệnh viện có trách nhiệm bố trí, sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và sinh viên tham gia giảng dạy, học tập, thực tập và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại bệnh viện thực hành.

Tùy theo trình độ, năng lực của cán bộ giảng dạy, Giám đốc Bệnh viện bố trí để cán bộ giảng dạy của Trường được trực tiếp tham gia công tác chuyên môn phù hợp tại các khoa, phòng của Bệnh viện.

Cán bộ của Trường tham gia công tác tại bệnh viện thực hành chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện về thực hiện các chế độ, chức trách, quy tắc chuyên môn, nội quy và quy định của bệnh viện thực hành theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế và được hưởng các quyền lợi theo quy chế chi tiêu nội bộ của từng cơ sở được xây dựng theo hướng ưu tiên phối kết hợp Viện-Trường. Ngoài ra, những chế độ khác nếu có sẽ được đề xuất và được sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền. 

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm lựa chọn các cán bộ có trình độ, đạt tiêu chuẩn để giới thiệu với trường công nhận giảng viên kiêm nhiệm, đồng thời bố trí sắp xếp công việc để cán bộ bệnh viện tham gia giảng dạy cho sinh viên tại Trường và tại Bệnh viện. Cán bộ của bệnh viện là giảng viên kiêm nhiệm tham gia công tác giảng dạy, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ sở đào tạo về các nội quy, quy chế đào tạo và được hưởng các quyền lợi theo quy định hiện hành (Thông tư 09, mục V.2).

Ngoài các giảng viên kiêm nhiệm, các cán bộ, viên chức khác của Bệnh viện đều có trách nhiệm tham gia công tác đào tạo, giáo dục và rèn luyện sinh viên trong thời gian sinh viên thực tập tại Bệnh viện (Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT).

3. Kết hợp trong công tác nghiên cứu khoa học

Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 có trách nhiệm tổ chức phối hợp các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn liên quan với nhau nhằm phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của hai đơn vị để tiến hành, nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu khoa học và tăng cường tính ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy và điều trị.

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ có kế hoạch hỗ trợ trong việc huấn luyện và hỗ trợ phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ của cơ cấu Viện – Trường.

4. Kết hợp về chỉ đạo tuyến

Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cùng có trách nhiệm chỉ đạo và quyết định cơ sở của mình tham gia các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân địa phương, cụ thể là tham gia chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, phòng chống dịch, tham gia các chương trình y tế ở cộng đồng, …..và phối hợp tổ chức tốt các đợt đi thực tập của sinh viên, học sinh và các đối tượng học viên.

5. Kết hợp về đầu tư và sử dụng trang thiết bị

Sau khi Ban chỉ đạo đã bàn bạc thống nhất và ra quyết nghị, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 và Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch có kế hoạch sử dụng tối đa công suất các trang thiết bị của Trường và Bệnh viện trong công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trong quá trình sử dụng, tài sản của hai đơn vị được sử dụng chung một cách hợp lý và có kế hoạch. Tuy nhiên, về sở hữu tài sản cần phải phân định rõ giữa trường và bệnh viện để quản lý và bảo dưỡng các trang thiết bị theo đúng các quy định của pháp luật.

6. Các chế độ và chính sách

Sở Y tế có kế hoạch ưu tiên đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất tại Bệnh viện Nhân dân 115 phù hợp với quá trình phát triển và yêu cầu chất lượng đào tạo của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Bệnh viện Nhân dân 115 khi xây dựng, sửa chữa nhất thiết phải bố trí có giảng đường, phòng dành cho cán bộ giảng dạy và sinh viên (có kế hoạch bổ sung dự án nâng cấp cơ sở thực hành hoặc cải tạo Bệnh viện Nhân dân 115 theo từng giai đoạn).

Cán bộ của Trường được bố trí tham gia công tác tại các khoa phòng của Bệnh viện, tùy theo thời gian, mức độ tham gia sẽ được xem xét hưởng các chế độ phụ cấp: phụ cấp trực, phẫu thuật, tiểu phẫu thuật, phòng chống dịch theo quy định hiện hành và theo quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện. Các cán bộ của trường được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo từ cấp khoa trở lên được hưởng chế độ phụ cấp quản lý và các chế độ phụ cấp khác (nếu có) tương đương cán bộ cùng chức vụ của bệnh viện, được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện thay đổi theo từng năm.

Những cán bộ của Bệnh viện tham gia thỉnh giảng về lý thuyết và thực hành sẽ được hưởng chế độ thù lao thỉnh giảng và tùy theo mức độ khối lượng công việc sẽ được xem xét hưởng phụ cấp khác nhau được Trường chi trả theo các quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Cán bộ của bệnh viện tham gia công tác quản lý của trường sẽ được hưởng chế độ phụ cấp quản lý tương đương với cán bộ cùng chức vụ của trường, được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ thay đổi theo từng năm của trường. 

Hằng năm, danh sách cán bộ giảng của trường và cán bộ thỉnh giảng từ bệnh viện sẽ được Ban chỉ đạo xem xét, chỉ đạo công nhận và mức hưởng phụ cấp phù hợp với công việc đóng góp cho trường và bệnh viện.

Nguồn kinh phí để chi trả các chế độ chính sách trong khuôn khổ phối kết hợp Viện-Trường sẽ được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Trường và Bệnh viện sau khi Ban chỉ đạo thông qua.

Các cán bộ của Bệnh viện tham gia công tác đào tạo, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được Trường đề nghị xét phong học hàm và bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư của trường theo quy định của Nhà nước.

Khi xây dựng kế hoạch kinh phí đào tạo hằng năm, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch có trách nhiệm lập kế hoạch kinh phí thực tập của sinh viên tại Bệnh viện Nhân dân 115 theo Quyết nghị của Ban chỉ đạo và chuyển phần kinh phí này cho Bệnh viện theo các văn bản ký kết cụ thể.

Bệnh viện Nhân dân 115 xây dựng kế hoạch và có trách nhiệm chi trả các chế độ cho cán bộ giảng dạy và sinh viên được phân công tham gia các công tác của bệnh viện theo quy định và định suất theo quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện.

 

Lam Điền