Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2720/QĐ-UBND về điều chỉnh Phiếu đăng ký và Thang điểm bình chọn sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2716/QĐ-UBND về công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2715/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét bổ nhiệm và chuyển ngạch thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2714/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2709/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận Phú Nhuận | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 20 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2695/QĐ-UBND về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Tổ chức và các Tiểu ban giúp việc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2693/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2681/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tân Bình |

Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể

Ngày 09/10/2013, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020, cụ thể như sau:

* Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kinh tế tập thể

1. Về đối tượng đào tạo

- Mở rộng giới hạn về độ tuổi hỗ trợ đào tạo đến 50 tuổi;

- Mở rộng đối tượng tham gia đào tạo cho con em thành viên, người lao động có tâm huyết, có cam kết làm việc lâu dài tại hợp tác xã, thuộc diện cán bộ trẻ kế thừa.

- Mở rộng đối tượng tham gia bồi dưỡng cho người lao động trong hợp tác xã.

2. Về nội dung đào tạo

- Xây dựng giáo trình đào tạo, bồi dưỡng chuẩn cho đối tượng là cán bộ quản lý, nghiệp vụ hợp tác xã. Nội dung giáo trình gắn liền với yêu cầu nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ hợp tác xã, phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đặt hàng nội dung tập huấn, đào tạo cho các giảng viên, các trường, các viện nghiên cứu.

- Áp dụng phương pháp “Tập huấn có sự tham gia” của cán bộ quản lý hợp tác xã. Nội dung tập huấn được báo cáo viên biên soạn theo nhu cầu của học viên, kiến thức và kinh nghiệm gắn liền với thực tiễn, quan tâm nhiều đến kỹ năng thực hành. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng có nội dung tham quan, học tập kinh nghiệm, trao đổi thực tế với các cơ sở tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất kinh doanh điển hình,

- Chương trình bồi dưỡng, đào tạo được mở rộng thêm nhiều nội dung, chủ đề theo nhu cầu khảo sát thực tế và nhu cầu của thị trường, yêu cầu của hợp tác xã như:  tập huấn về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; phân tích nhu cầu thành viên, nhu cầu thị trường để xác định hướng phát triển của hợp tác xã; viết dự án vay vốn, phân tích chuỗi giá trị, thị trường, marketing; chính sách pháp luật về hợp tác xã.

- Giai đoạn 2013 - 2015, tổ chức các lớp đào tạo dài hạn, bồi dưỡng ngắn hạn theo kế hoạch được giao hàng năm, đồng thời nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng theo đơn đặt hàng từ các hợp tác xã, các quận - huyện.

- Giai đoạn 2015 - 2020, mở rộng các ngành đào tạo theo hướng: Tạo nguồn nhân lực bổ sung cho khu vực kinh tế tập thể; nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và dạy nghề theo đơn đặt hàng từ các hợp tác xã, các quận - huyện.

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả sau đào tạo và khả năng áp dụng các kiến thức được học vào thực tiễn. Tổ chức các khóa tư vấn sau đào tạo, hướng dẫn trực tiếp học viên đã tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo trong trường hợp họ gặp khó khăn trong việc thực hành.

3. Về kinh phí đào tạo

a) Ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đối với những lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã.

b) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể được xây dựng và phê duyệt hàng năm, 5 năm cùng với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được tăng dần hàng năm, nhưng mức tăng không vượt quá 30% so với kế hoạch của năm trước liền kề.

c) Ban hành chế độ thù lao giảng viên, báo cáo viên cho các lớp đào tạo, bồi dựng cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp khu vực kinh tế tập thể phù hợp với mặt bằng giá cả thị trường và được phê duyệt cùng với kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

4. Về chỉ tiêu đào tạo

a) Giai đoạn 2013 - 2015:

- Số lượng học viên các lớp đào tạo được ngân sách hỗ trợ hàng năm trung bình 80 đến 120 lượt học viên tương ứng với 80 đến 120 người tham gia trải đều ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

- Số lượng học viên các lớp bồi dưỡng, tập huấn được ngân sách hỗ trợ hàng năm trung bình từ 1.000 đến 1.500 lượt học viên tương ứng với 500 đến 750 người tham gia bồi dưỡng trên các lĩnh vực pháp luật, tài chính, kế toán, thương mại, quản trị và các lĩnh vực khác.

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Số lượng học viên các lớp đào tạo được ngân sách hỗ trợ hàng năm trung bình 120 đến 200 lượt học viên tương ứng với 120 đến 200 người tham gia trải đều ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

- Số lượng học viên các lớp bồi dưỡng, tập huấn được ngân sách hỗ trợ hàng năm trung bình từ 1.500 đến 2.000 lượt học viên tương ứng với 750 đến 1.000 người tham gia bồi dưỡng trên các lĩnh vực pháp luật, tài chính, kế toán, thương mại, quản trị và các lĩnh vực khác.

* Giải pháp tạo nguồn nhân lực phát triển

Tiến hành thực hiện các giải pháp để thu hút nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ về làm việc tại các hợp tác xã, gồm:

1. Đối với nguồn nhân lực trong các hợp tác xã

- Hàng năm, tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu nhân lực trong khu vực kinh tế tập thể để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng trong năm tiếp theo.

- Mở rộng đối tượng được ngân sách hỗ trợ kinh phí đào tạo dài hạn cho các đối tượng: thành viên hợp tác xã; con em thành viên hợp tác xã, nếu được hợp tác xã cử đi học, có đủ điều kiện để theo học các khóa, lớp đào tạo hệ cao đẳng, đại học và có cam kết sau khi học xong về làm việc tại hợp tác xã ít nhất là 5 năm.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời Nghị quyết số 07/2013/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về mức hỗ trợ cho đối tượng là cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học làm việc tại các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghip.

- Nghiên cứu ban hành quy định nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về việc đưa cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật về công tác ở hợp tác xã trong một thời gian nhất định, được giữ nguyên lương và chế độ bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước cấp; được hưởng phụ cấp gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã.

2. Hoàn thiện bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

- Tiếp tục bố trí, kiện toàn đủ số cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tại các sở - ngành, quận - huyện theo quy định của Chính phủ và Công văn số 865-CV/VPTU ngày 05 tháng 5 năm 2003 của Thường trực Thành ủy chỉ đạo về phân công tổ chức - cán bộ quản lý kinh tế tập thể.

- Hàng năm, tổ chức bồi dưỡng pháp luật về hợp tác xã, tổ hợp tác, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước riêng đối với kinh tế tập thể cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tại các sở - ngành, quận - huyện. Thực hiện việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với số cán bộ này.

- Đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể thành phố và Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể 24 quận - huyện.

* Giải pháp về tuyển dụng

- Giai đoạn 2013 - 2015 tiến hành thành lập bộ phận tư vấn về nhân lực thuộc Liên minh Hợp tác xã thành phố nhằm hình thành sự liên kết, cầu nối trong việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến lao động, việc làm giữa cơ quan quản lý nhà nước - người lao động - cơ sở đào tạo - hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sử dụng lao động;

- Xây dựng Đề án thành lập Trung tâm giới thiệu việc làm cho khu vực kinh tế tập thể, trực thuộc Liên minh Hợp tác xã thành phố.

- Hàng năm, Liên minh Hợp tác xã thành phố phối hợp với các Sở - ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ các hợp tác xã trong việc thu hút đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề, kinh nghiệp vào làm việc, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và thực hiện.

- Đối với các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp:

Trong giai đoạn 2013 - 2020 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nội vụ, Liên minh Hợp tác xã thành phố tuyển dụng, bố trí mỗi hợp tác xã đủ 2 cán bộ, Liên hiệp Hợp tác xã đủ 6 cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có trình độ đại học, cao đẳng.

* Giải pháp về quản lý, sử dụng nguồn nhân lực

- Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh thành phố có trách nhiệm quản lý, theo dõi, cập nhật biến động, nhu cầu tăng thêm của đội ngũ cán bộ hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sở - ngành quản lý. Hàng năm báo cáo thực trạng nguồn nhân lực, lập kế hoạch đào tạo, tuyển dụng gửi về Sở Nội vụ.

- Hàng năm Sở Nội vụ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, thực hiện chính sách hỗ trợ, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã thành phố xây dựng kế hoạch trao học bổng cho các sinh viên đại học, cao đẳng có thành tích tốt trong học tập, cam kết làm việc tại các hợp tác xã trong một thời gian nhất định sau khi ra trường. Kinh phí trao học bổng trích từ ngân sách dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên minh Hợp tác xã thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với cán bộ quản lý làm việc tại các hợp tác xã.

- Liên minh Hợp tác xã thành phố phối hợp với các sở - ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân quận - huyện làm đầu mối, tạo sự liên kết giữa các hợp tác xã với các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề để hỗ trợ các hợp tác xã trong đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp.

- Liên minh Hợp tác xã tổ chức các hoạt động định kỳ để tôn vinh các tập thể, cá nhân cán bộ, nhân viên, người lao động giỏi trong các hợp tác xã.

 

NCĐ