Tiếp tục đổi mói công tác thi đua, khen thưởng
Ngày 05/9/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Công văn số 4447/UBND-VX tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 cua Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mói công tác thi đua, khen thưởng”, cụ thể như sau:
1. Tổ chức, triển khai và quán triệt Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; đồng thời xây dựng kế hoạch đề ra nội dung, biện pháp để thực hiện nhằm tạo chuyển biến và thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động từ các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động. Tổ chức tuyên truyền có hiệu quả các nội dung và tinh thần Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị; Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành về công tác thi đua, khen thưởng để thống nhất trong tổ chức thực hiện, tạo ra chuyển biến đổi mới rõ nét trong công tác thi đua, khen thưởng, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động trong toàn đảng, toàn dân, toàn quân;
2. Tổ chức phát động, triển khai phong trào thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, đơn vị mang tính thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức phong trào thi đua phù hợp với từng lĩnh vực nhằm động viên, thu hút đông đảo lực lượng tham gia phong trào. Căn cứ tĩnh hình nhiệm vụ của đơn vị để tổ chức phát động phong trào thi đua hàng năm và phát động các phong ừào thi đua theo đợt, theo chuyên đề nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn, cấp bách của từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan, đơn vị trong những thời điểm, giai đoạn cụ thể.
Tăng cường phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến từ cơ sở và thực hiện đồng bộ cả 4 khâu: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân rộng. Các cơ quan, đơn vị có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố, kể cả những điển hình là những tấm gương thầm lặng được quần chúng, tập thể giới thiệu trong từng năm và trong từng giai đoạn. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; thông qua các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua, các gương điển hình tiên tiến, những tấm gương thầm lặng, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức biểu dương, khen thưởng và tôn vinh để có tác dụng giáo dục, nêu gương.
3. Thực hiện đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua để khen thưởng, cần quan tâm hơn nữa khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân, tự vệ, công an xã, bảo vệ dân phố.
Tập trung giải quyết dứt điểm việc khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến và thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng có công lao, thành tích, cống hiến trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, kể cả phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Chủ động xem xét, khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có đóng góp lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của Thành phố, có nhiều thành tích trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Thành phố với các nước, các tổ chức quốc tế;
Tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực, làm sai quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các chủ trương, chính sách mới của nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; tránh khen thưởng tràn lan, không thực chất. Chống mọi biểu hiện hình thức và chạy theo thành tích trong tổ chức phong trào thi đua.
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, tạo khí thế thi đua sôi nổi, lấy người gương tốt, việc tốt để hạn chế, đẩy lùi các mặt tiêu cực trong xã hội. Đổi mới, đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và phong trào thi đua cụ thể.
Các cơ quan thông tin truyền thông, báo đài xác định việc tuyên truyền, giới thiệu phổ biến các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền đồng thời phải bám sát các nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu thi đua đã đề ra để tập trung tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và phong trào thi đua trọng tâm “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, các gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, tập trung tuyên truyền các tập thể, các nhân điển hình tiên tiến, những tấm gương thầm lặng là trọng tâm trong công tác tuyên truyền;
5. Thường xuyên kiện toàn cơ cấu tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đon vị, Tổng công ty, công ty thuộc Thành phố, quận - huyện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. Nâng cao trách nhiệm các thành viên hội đồng trong chỉ đạo, kiểm tra, tư vấn thực hiện chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.
Quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng, đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật và phù hợp với khả năng thực tiễn của mỗi cơ quan, đơn vị. Thường xuyên tổ chức tập huấn, nghiệp vụ chuyên môn về thi đua, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng. Xây dựng đội ngũ cán bộ thi đua, khen thưởng có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực tham mưu, nghiên cứu cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và có khả năng tổ chức vận động quần chúng tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước.
6. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng, phù hợp với chủ trương chung, gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn. Từng bưởc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng. Công khai các thủ tục hành chính và có cơ ché giám sát việc thực hiện.
Xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về công tác thi đua khen thưởng nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân. Quy định rõ về thủ tục, hồ sơ khen thưởng, quy trình, tuyến trình khen thưởng, lấy ý kiến nhân dân về một số hình thức khen thưởng bậc cao trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác khen thưởng.
Đẩy mạnh ứng đụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến quy trình, thủ tục, hồ sơ khen thưởng, trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ hồ sơ khen thưởng.
NCĐ
- Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông (16/09/2014)
- Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2014 (29/9-05/10)(16/09/2014)
- Thu, nộp Quỹ Phòng chống lụt bão(16/09/2014)
- Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (16/09/2014)
- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Thành phố Hồ Chí Minh(16/09/2014)
- Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2014 - 2015(09/09/2014)
- Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã(09/09/2014)
- Ủy quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại Giấy phép hoạt động ...(09/09/2014)
- Thẩm tra cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư(09/09/2014)
- Ủy quyền ra quyết định xử lý tiêu hủy gia súc mắc bệnh lở mồm long móng(09/09/2014)