Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3234/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 49-CTrHĐ/TU ngày 26 tháng 02 năm 2024 của Thành ủy | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3231/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức Thành phố Hồ Chí Minh từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2024 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3226/QĐ-UBND về Ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường hực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Thành phố trong lĩnh vực tài nguyên nước. | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3225/QĐ-UBND về ban hành Danh mục, Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3223/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3221/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 16 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3221/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 86 thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3217/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận Thủ Đức. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3216/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 9. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3208/QĐ-UBND về duyệt Kế hoạch tổ chức thi tuyển “Phương án kiến trúc Hạng mục: nút giao thông Vành đai 2 - Phạm Văn Đồng thuộc dự án thành phần 2 |

Quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 20/7/2018, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh, nội dung cụ thể như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen thưởng; trình tự thủ tục khen thưởng; quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng thực hiện thống nhất trên địa bàn thành phố.

2. Đối tượng thi đua, khen thưởng

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân sau: công dân Việt Nam, các cơ quan Đảng, các cơ quan Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các Hội quần chúng, các đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị Lực lượng vũ trang nhân dân, gia đình, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại thành phố có thành tích và công lao đóng góp trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

3.1. Nguyên tắc thi đua

a) Thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

b) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua, thành tích trong các phong trào thi đua. Các cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu thi đua, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận danh hiệu thi đua; tập thể có cá nhân bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên không được xét thi đua.

c) Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phạm vi ảnh hưởng của thành tích là căn cứ để xét công nhận danh hiệu thi đua và xét khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có thẩm quyền khen thưởng quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3.2. Nguyên tắc khen thưởng

a) Đối với hình thức khen thưởng cấp thành phố và khen thưởng cấp Nhà nước: việc đánh giá, công nhận thành tích và đề nghị cấp trên khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có thẩm quyền khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng có trách nhiệm công khai cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trên phương tiện thông tin thuộc thẩm quyền quản lý.

Việc lấy ý kiến của nhân dân trên phương tiện thông tin và kết quả xử lý thông tin (kể cả đơn thư khiếu nại, tố cáo nếu có) phải báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan, đơn vị, địa phương trước khi quyết định khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.

c) Căn cứ đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao và thành tích đạt được của cá nhân, tập thể để đề nghị cấp trên khen thưởng các hình thức phù hợp.

 Quan tâm khen thưởng cá nhân, tập thể từ yếu kém, phấn đấu trở thành điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua; người dân tộc thiểu số và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, học tập, công tác. Không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần sau. Không nhất thiết khen thưởng lần sau phải cao hơn lần trước. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu (phấn đấu đạt tỷ lệ từ 50% trở lên).

d) Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

đ) Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cá nhân, tập thể đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra,  kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ của các cơ quan có thẩm quyền.

e) Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được. Tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn tặng hình thức mức hạng nào thì xét, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng hình thức đó, không đề nghị tặng hai loại Huân chương hoặc tặng Huân chương và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cùng một thành tích.

g) Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội,  khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung.

h) Khi xét khen thưởng cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo, quản lý.

i) Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.

k) Đối với khen thưởng theo chuyên đề:

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ thực hiện việc khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương khác khi tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua theo chuyên đề.

l) Đối với khen thưởng đột xuất:

Không xét khen thưởng đột xuất đối với cá nhân, tập thể thực hiện công việc được đảm nhận theo nhiệm vụ công tác hoặc theo chương trình, kế hoạch đã định trước.

 

Tùng Khang