Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều

Ngày 06/8/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ban hành Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

* Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều

1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc chỉ đạo, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc xử lý vi phạm đê điều.

2. Giám đốc Sở, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý có liên quan đến công tác bảo vệ đê điều có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý, bảo vệ, xây dựng, tu bổ đê điều, xử lý vi phạm đê điều theo quy định.

3. Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn thành phố.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các Phòng, ban chức năng cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn.

b) Tổ chức xử lý dứt điểm vi phạm theo quy định, đối với những vi phạm nghiêm trọng phải báo cáo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo giải quyết.

c) Thời gian xử lý vi phạm không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

5. Người đứng đầu các phòng, ban chức năng cấp huyện có liên quan chịu trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm đê điều theo quy định của pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.   

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê:

a) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn, tổ chức xử lý dứt điểm vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều cho nhân dân trên địa bàn phụ trách quản lý.

c) Chỉ đạo Lực lượng Quản lý đê nhân dân tăng cường công tác kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và báo cáo kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý và bảo vệ đê điều; tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ, triều cường, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn quản lý.

d) Thời hạn xử lý vi phạm không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

7. Người đứng đầu các tổ chức, đơn vị có hoạt động liên quan đến đê điều chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới về việc để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

* Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều           

1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Không để xảy ra hành vi vi phạm đến an toàn đê điều trên địa bàn phụ trách, quản lý.

2. Hoàn thành nhiệm vụ: Phát hiện, tổ chức ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, không để vi phạm tái diễn.           

3. Không hoàn thành nhiệm vụ: Để xảy ra số vụ vi phạm nhiều (trên 02 vụ) thuộc địa bàn quản lý và không có biện pháp xử lý hoặc xử lý không dứt điểm làm ảnh hưởng đến an toàn đê điều.   

* Hình thức khen thưởng, kỷ luật    

1. Khen thưởng: người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thành tích trong việc ngăn chặn, xử lý vi phạm đê điều được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng hiện hành.          

2. Xử lý kỷ luật: Căn cứ mức độ ảnh hưởng đến an toàn đê điều và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để xem xét quyết định hình thức xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu theo quy định của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

 

Lam Điền