Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày 08/8/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3861/QĐ-UBND ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Thành phố, cụ thể như sau:

* Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo và Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo 389/TP:

1. Ban Chỉ đạo 389/TP hoạt động theo chế độ tập thể bàn bạc và Trưởng ban quyết định;

2. Các thành viên Ban Chỉ đạo 389/TP làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Từng thành viên chịu trách nhiệm về lĩnh vực ngành mình phụ trách trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và Trưởng Ban Chỉ đạo 389/TP, đồng thời đảm bảo thực hiện phối hợp giữa các sở, ngành, lực lượng chức năng và Ủy ban nhân dân quận, huyện (sau đây gọi tắt là quận, huyện) trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

3. Các thành viên Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo 389/TP làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Từng thành viên có trách nhiệm giúp cho Phó Trưởng ban hoặc Ủy viên Ban Chỉ đạo 389/TP của sở, ngành mình trong việc phối hợp công tác của Bộ phận Thường trực. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và Trưởng Bộ phận Thường trực đối với công việc được phân công, nhằm bảo đảm thực hiện phối hợp giữa các sở, ngành, lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

4. Các sở, ngành và lực lượng chức năng có trách nhiệm chủ động tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, điều hành đồng bộ, xuyên suốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Công tác phối hợp được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan phối hợp và quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng lĩnh vực cụ thể;

3. Trưởng ban sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân Thành phố; Phó Trưởng ban Thường trực sử dụng con dấu của Sở Công Thương;

4. Bộ phận Thường trực của Ban Chỉ đạo 389/TP đặt tại Chi cục Quản lý thị trường Thành phố, được sử dụng con dấu của Chi cục Quản lý thị trường Thành phố.

* Trách nhiệm của Trưởng ban:

Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về hoạt động của Ban Chỉ đạo 389/TP và các nhiệm vụ cụ thể:

1. Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo 389/TP. Giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho các Phó Trưởng ban và các Ủy viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo 389/TP;

2. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo 389/TP;

3. Chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng và quận, huyện thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các sở, ngành, lực lượng chức năng và quận, huyện trong việc thực thi nhiệm vụ;

4. Trong trường hợp cần thiết, ban hành quyết định thành lập các Đoàn Kiểm tra liên ngành nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban;

5. Đề nghị Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

* Trách nhiệm của Phó Trưởng ban thường trực:

Giúp Trưởng ban điều hành hoạt động chung theo nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo 389/TP, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những công việc được giao hoặc ủy quyền, cụ thể:

1. Giải quyết các công việc có tính chất thường xuyên của Ban Chỉ đạo 389/TP theo sự chỉ đạo của Trưởng ban;

 2. Thay mặt Trưởng ban triệu tập, chủ trì các cuộc họp triển khai công việc của Ban khi được ủy quyền;

3. Đôn đốc các sở, ngành, lực lượng chức năng và quận, huyện trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389/TP;

4. Được Trưởng ban ủy quyền là người phát ngôn và cung cấp thông tin của Ban Chỉ đạo 389/TP cho báo chí.

* Trách nhiệm của các Phó Trưởng ban và Ủy viên:

1. Tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những vấn đề được phân công. Ý kiến tham gia của các Phó Trưởng ban và Ủy viên Ban là ý kiến chính thức của sở, ngành có liên quan;

2. Tổ chức thực hiện những kế hoạch, nhiệm vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được thống nhất trong Ban và theo sự phân công của Trưởng ban;

3. Kiến nghị với Trưởng ban những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

4. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về công tác phối hợp trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do đơn vị mình phụ trách;

5. Nắm tình hình, đánh giá kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của sở, ngành mình phụ trách và báo cáo về Ban Chỉ đạo 389/TP theo định kỳ hoặc đột xuất.

* Trách nhiệm của Trưởng Bộ phận Thường trực:

Giúp Trưởng ban điều hành hoạt động chung của Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo 389/TP theo nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Thường trực, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và Phó Trưởng ban Thường trực về những công việc được giao hoặc ủy quyền, cụ thể:

1. Giải quyết các công việc có tính chất thường xuyên của Ban Chỉ đạo và Bộ phận Thường trực 389/TP theo sự chỉ đạo của Trưởng ban;

2. Thay mặt Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực triệu tập, chủ trì các cuộc họp triển khai công việc của Ban khi được ủy quyền;

3. Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các sở, ngành, lực lượng chức năng và quận, huyện; kịp thời tham mưu đề xuất cho Trưởng ban trong việc chỉ đạo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố;

4. Chủ trì họp bình xét thi đua khen thưởng hàng năm; theo dõi, tổng hợp, đề xuất Trưởng ban trình Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia khen thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

5. Đôn đốc các sở, ngành, lực lượng chức năng thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất;

6. Tổ chức việc bảo quản hồ sơ, tài liệu của Ban Chỉ đạo 389/TP và Bộ phận Thường trực theo đúng quy định của pháp luật;

7. Quản lý tốt công việc hành chính, tài sản và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban.

* Trách nhiệm của các Phó Trưởng Bộ phận và thành viên Bộ phận Thường trực:

1. Các Phó Trưởng Bộ phận và thành viên Bộ phận Thường trực do các sở, ngành cử ra, là người giúp việc cho Phó Trưởng ban hoặc Ủy viên Ban Chỉ đạo 389/TP của sở, ngành mình;

2. Tham gia đầy đủ các hoạt động của Bộ phận Thường trực; chịu trách nhiệm trước Phó Trưởng ban hoặc Ủy viên Ban Chỉ đạo 389/TP của sở, ngành mình và Trưởng Bộ phận Thường trực về những việc được phân công;

3. Chuẩn bị nội dung báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của đơn vị mình gửi về Bộ phận Thường trực để tổng hợp báo cáo;

4. Khi có yêu cầu, các thành viên Bộ phận Thường trực tham gia Đoàn công tác liên ngành, tham gia cuộc họp của Ban Chỉ đạo 389/TP.

* Thành lập Đoàn công tác, kiểm tra:

1. Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc do yêu cầu  thực tiễn của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo 389/TP quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành:

- Kiểm tra trực tiếp một số vụ việc phức tạp và kiến nghị xử lý;

- Khảo sát những địa bàn trọng điểm để đánh giá tình hình, kiến nghị hoặc đưa ra các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.

2. Thành phần Đoàn công tác, kiểm tra do Trưởng ban quyết định, các sở, ngành có liên quan cử cán bộ tham gia. Vụ việc liên quan chủ yếu đến lĩnh vực của sở, ngành nào thì sở, ngành đó chịu trách nhiệm chủ trì.

* Các hình thức phối hợp:

1. Phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch, phương án công tác, các chủ trương, chính sách quản lý trong ngành, lĩnh vực, địa bàn: Những vấn đề có liên quan đến sở, ngành khác hoặc quận, huyện thì khi xây dựng kế hoạch, phương án công tác, cần có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất với các cơ quan có liên quan, trước khi quyết định hoặc trình cấp trên quyết định;

2. Phối hợp trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, tuyên truyền và tổ chức hoạt động để đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có hiệu quả;

3. Phối hợp trong chỉ đạo thực hiện công tác thanh, kiểm tra, điều tra phát hiện, bắt giữ và xử lý các vụ việc về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối hợp trong cung cấp thông tin về đối tượng vi phạm, trong tổ chức lực lượng để bắt giữ, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Nguyên Ngân