Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 254/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 250/QĐ-UBND về việc công bố 01 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Tài chính y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 248/QĐ-UBND về phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm (2021-2025) của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 2 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 245/QĐ-UBND về công nhận Quận 1 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 244/QĐ-UBND về công nhận Quận 6 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 244/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ Tài Năng Lương Văn Can. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 227/QĐ-UBND về việc công bố 06 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào đạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 225/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 220/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 213/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng. |

Quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng dân phòng

Ngày 10/3/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng dân phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

Lực lượng dân phòng là một trong những lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; được thành lập ở ấp, khu phố; là lực lượng quần chúng tự nguyện, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Lực lượng dân phòng có chức năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xảy ra cháy, nổ và tổ chức cứu chữa kịp thời các vụ cháy, nổ và cứu nạn - cứu hộ tại địa phương, phối hợp thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của đội dân phòng

1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Đề xuất trang bị các phương tiện, dụng cụ, vật tư cần thiết đủ để thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy trong địa bàn dân cư.

3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong khu vực dân cư phụ trách. Kịp thời phát hiện đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy.

4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

5. Xây dựng phương án chữa cháy và thường xuyên tổ chức thực tập cứu nạn - cứu hộ, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương khác khi có yêu cầu.

6. Bảo vệ hiện trường, tham gia giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm.

* Tổ chức của lực lượng dân phòng

1. Tại mỗi ấp, khu phố thành lập một đội dân phòng; trường hợp ấp, khu phố có địa bàn rộng thì đội dân phòng có thể chia thành nhiều tổ dân phòng. Trưởng ấp, Trưởng khu phố có trách nhiệm đề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng.

2. Mỗi đội dân phòng có từ 10 đến 30 đội viên hoặc nhiều hơn khi cần thiết; trong đó có 01 đội trưởng và các đội phó giúp việc. Trường hợp đội dân phòng gồm nhiều tổ dân phòng thì mỗi tổ có từ 5 đến 10 người hoặc nhiều hơn khi cần thiết, trong đó có 01 tổ trưởng và các tổ phó giúp việc.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm hoặc miễn  nhiệm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.

4. Công an cấp xã có trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của các đội dân phòng.

5. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng.

* Điều kiện, tiêu chuẩn của đội viên dân phòng

1. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ, có đủ năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng ở nơi cư trú khi có yêu cầu.

2. Cán bộ, đội viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tạo điều kiện, khuyến khích tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia phòng cháy và chữa cháy. Người tình nguyện tham gia phòng cháy và chữa cháy được bổ sung vào đội dân phòng.

4. Trường hợp cần thiết, đội viên đội dân phòng có thể là thành viên của các tổ chức bên dưới cấp xã kiêm nhiệm.

 

Lam Điền