Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Đường sắt đô thị
Ngày 22/11/2013, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Đường sắt đô thị, cụ thể như sau:
Ban Quản lý Đường sắt đô thị là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, thực hiện chức năng của chủ đầu tư về quản lý đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành hệ thống đường sắt đô thị của thành phố; chịu sự chỉ đạo trực tiếp và quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn,nghiệp vụ có liên quan của các Bộ - ngành Trung ương và của các Sở - ngành thành phố.
Tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt là: “Management Authority for Urban Railways (MAUR)”.
Trụ sở làm việc của Ban Quản lý Đường sắt đô thị đặt tại: Số 29, đường Lê Quý Đôn, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Ban Quản lý Đường sắt đô thị là đầu mối tiếp nhận các dự án đầu tư và tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch tổng thể cho việc quản lý, xây dựng, vận hành, khai thác các tuyến đường sắt đô thị của thành phố, phát triển mạng lưới vận tải hành khách khối lượng lớn theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2020.
2. Xây dựng phương án thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài về đường sắt đô thị thành phố. Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố tiếp nhận, lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị thành phố.
3. Thực hiện vai trò và chức năng đối tác trực tiếp với các đối tác nước ngoài trong các quan hệ giao dịch liên quan đến dự án.
4. Chuẩn bị văn kiện, tài liệu, nội dung đàm phán và cùng các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố tham gia đàm phán các điều ước và văn bản thỏa thuận khác với các nhà tài trợ liên quan đến dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị của thành phố.
5. Xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết và tiến độ thực hiện các dự án thành phần; tổ chức quản lý điều hành, sử dụng hiệu quả nguồn lực của dự án và xử lý các phát sinh khi thực hiện các dự án.
6. Đảm bảo đầy đủ các cơ sở dữ liệu thông tin theo yêu cầu đã thỏa thuận với đối tác nước ngoài để quản lý, điều hành dự án theo chương trình, kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7. Chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước trong quá trình quản lý điều hành dự án đầu tư và những vấn đề có liên quan theo thông lệ quốc tế, quy định của pháp luật Việt
8. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tài chính, các chế độ về kế toán, thống kê, kiểm toán, quyết toán theo quy định hiện hành và yêu cầu của đối tác nước ngoài phù hợp với những nội dung đã được ký kết.
9. Đảm bảo chế độ quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng, các dự án có liên quan khác của thành phố để triển khai có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực của dự án.
10. Thực hiện công tác xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng và vận hành khai thác các dự án đường sắt đô thị thành phố.
11. Hàng năm, Ban Quản lý Đường sắt đô thị lập kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch giải ngân (vốn trong nước và nguồn vốn vay nước ngoài) theo yêu cầu tiến độ thực hiện các dự án phù hợp với cơ chế tài chính trong nước và quy định của đối tác để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
12. Đảm bảo tập hợp và thực hiện đầy đủ các nội dung, quy trình liên quan đến công tác vận hành, điều độ chạy tàu, quản lý khai thác, sử dụng sau khi giai đoạn xây dựng hoàn thiện.
13. Ban Quản lý Đường sắt đô thị được phép thành lập các Ban Quản lý dự án và các đơn vị trực thuộc đúng theo quy định của pháp luật để quản lý xây dựng, quản lý và vận hành khai thác các tuyến đường sắt đô thị sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng; trình Ủy ban nhân dân thành phố việc thuê các tổ chức có đủ năng lực về kinh nghiệm và tài chính để quản lý, vận hành, khai thác các tuyến đường sắt đô thị sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng.
14. Liên kết hoặc liên doanh với các tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, thuê các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyên ngành về quản lý điều hành dự án, tổ chức vận hành khai thác sử dụng các tuyến đường sắt đô thị của thành phố.
15. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư; công bố công khai quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách khối lượng lớn của thành phố.
16. Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
17. Đảm bảo thực hiện chế độ thông tin lưu trữ, bảo mật và báo cáo theo quy định.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phân công hoặc ủy quyền bằng văn bản.
Lam Điền
- Tập trung thực hiện trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính (26/11/2013)
- Thành lập Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến quận 11(26/11/2013)
- Thay đổi thành viên Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và ...(26/11/2013)
- Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản ...(26/11/2013)
- Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật(26/11/2013)
- Tập huấn “Can thiệp dinh dưỡng cho trẻ nhỏ” (26/11/2013)
- Dự án xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tại huyện Bình Chánh(26/11/2013)
- Thành lập Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát(26/11/2013)
- Tổ chức khóa huấn luyện viên Netball năm 2013(26/11/2013)
- Đơn giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ trong dự án khu dân cư phía Bắc Rạch ...(26/11/2013)