Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3876/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Địa ốc Sài Gòn Nam Đô chuyển mục đích sử dụng đất | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3870/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Tổ chức Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND về việc thay đổi nhân sự Hội đồng xếp loại doanh nghiệp nhà nước và đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý doanh nghiệp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3865/QĐ-UBND về công nhận 72 sáng kiến và 05 đề tài nghiên cứu khoa học các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3850/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Nội vụ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3849/QĐ-UBND về việc công bố 03 danh mục thủ tục hành chính được phân cấp theo quy định | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3831/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 01 thủ tục hành chính lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3829/QĐ-UBND về phê duyệt danh mục biệt thự cũ trên địa bàn Thành phố đã được phân loại (Đợt 14) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3828/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Nhóm công tác liên ngành thực hiện dự án Đầu tư xây dựng 04 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3823/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 |

Quy chế Quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 12 tháng 10 năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5371/QĐ-UBND ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công và Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.

2. Đối tượng được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công

- Các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của Nhà nước và trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại 05 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ) bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể… thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là cơ sở công nghiệp nông thôn).

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là đơn vị dịch vụ khuyến công).

3. Kinh phí khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh

- Kinh phí khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là kinh phí khuyến công địa phương) là nguồn tài chính của Nhà nước được hình thành nhằm khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và các đơn vị dịch vụ khuyến công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kinh phí khuyến công địa phương được hình thành từ các nguồn:

a)     Ngân sách Thành phố cấp theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm;

b)     Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

c)     Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí khuyến công địa phương được giao cho Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh quản lý và sử dụng để triển khai thực hiện kế hoạch khuyến công địa phương.

4. Nguyên tắc áp dụng

Việc áp dụng các quy định về nội dung chi và mức chi tại Điều 12, Điều 13 của Quy chế này phải tuân thủ đúng các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực của các cơ quan Nhà nước.

5. Điều kiện để được xem xét hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương

- Phù hợp với các nội dung hoạt động khuyến công, danh mục ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công theo quy định của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công và Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công.

- Phù hợp với chương trình khuyến công địa phương từng giai đoạn do
Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến công.

- Đối với đơn vị dịch vụ khuyến công: Có kế hoạch khuyến công hàng năm hoặc kế hoạch bổ sung phù hợp với nội dung chương trình khuyến công địa phương trong từng thời kỳ; có đủ năng lực triển khai thực hiện.

- Đề án chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nước cho cùng một nội dung chi hỗ trợ trong thời gian thực hiện đề án.

6. Nội dung cơ bản của đề án khuyến công địa phương 

Đề án khuyến công địa phương có những nội dung chủ yếu sau:

- Đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đơn vị thụ hưởng, địa điểm thực hiện.

- Sự cần thiết và căn cứ của đề án.

- Mục tiêu: Nêu cụ thể những mục tiêu của đề án cần đạt được.

- Quy mô đề án: Nêu quy mô của đề án; nêu tóm tắt các đặc điểm vượt trội nội dung chính của đề án như về công nghệ, máy móc, sản phẩm hoặc nội dung khác đề xuất hỗ trợ.

- Nội dung và tiến độ: Xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện và tiến độ thực hiện; đồng thời nêu rõ hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, tính bền vững của đề án sau khi kết thúc hỗ trợ.

- Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện cho từng nội dung công việc theo đúng quy định; trong đó, xác định tổng kinh phí thực hiện đề án nêu rõ cơ cấu nguồn vốn kinh phí khuyến công; kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân thụ hưởng; nguồn khác (nếu có).

7. Hồ sơ đề án khuyến công địa phương

Hồ sơ đề án khuyến công địa phương, bao gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công (theo Phụ lục đính kèm).

- Đề án khuyến công địa phương (nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này).

- Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).

- Hồ sơ đề án khuyến công địa phương được lập thành 05 bộ gửi về Sở Công Thương (thông qua Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh).

8. Tiêu chí lựa chọn đề án khuyến công để hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương

- Đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn: Kinh phí khuyến công ưu tiên hỗ trợ cho các đề án có các đặc điểm sau:

a)     Sản xuất sản phẩm mới hoặc có hàm lượng công nghệ cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường;

b)     Áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất;

c)     Tạo ra ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho người lao động;

d)     Tạo ra quy trình công nghệ hay quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường;

đ)   Sản xuất sản phẩm có ý nghĩa chiến lược của thành phố, khu vực hoặc toàn quốc và đồng thời phù hợp với chiến lược, quy hoạch về phát triển công nghiệp của thành phố trong từng giai đoạn;

e)     Sản xuất các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, nguồn nguyên liệu từ phế liệu, phế phẩm của các sản phẩm khác tại địa phương;

g)     Sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu, chủ yếu sử dụng nguyên liệu trong nước;

h)     Các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã được cấp giấy chứng nhận cấp thành phố, khu vực và quốc gia;

i)        Sản phẩm thuộc chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp trọng điểm của thành phố, vùng, miền.

- Đối với đơn vị dịch vụ khuyến công: Các đề án khuyến công có hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công hay góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp của thành phố. 

Tùng Khang