Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3876/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Địa ốc Sài Gòn Nam Đô chuyển mục đích sử dụng đất | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3870/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Tổ chức Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND về việc thay đổi nhân sự Hội đồng xếp loại doanh nghiệp nhà nước và đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý doanh nghiệp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3865/QĐ-UBND về công nhận 72 sáng kiến và 05 đề tài nghiên cứu khoa học các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3850/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Nội vụ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3849/QĐ-UBND về việc công bố 03 danh mục thủ tục hành chính được phân cấp theo quy định | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3831/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 01 thủ tục hành chính lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3829/QĐ-UBND về phê duyệt danh mục biệt thự cũ trên địa bàn Thành phố đã được phân loại (Đợt 14) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3828/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Nhóm công tác liên ngành thực hiện dự án Đầu tư xây dựng 04 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3823/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 |

Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Ngày 12/10/2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5355/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”, cụ thể như sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Phát triển cơ sở kinh doanh LPG phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại thành phố và Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối LPG Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

2. Phát triển cơ sở kinh doanh LPG theo hướng đồng bộ, an toàn, chất lượng, hiệu quả, nhằm cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh thị trường, góp phần vào việc bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, tiết kiệm năng lượng cho sự phát triển bền vững của thành phố, hướng tới lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

3. Phát huy nội lực đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý trong các dự án phân phối LPG. Phát triển phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, nhanh chóng hòa nhập trong môi trường cạnh tranh của khu vực.

4. Kết hợp hài hòa giữa đầu tư mới và đầu tư cải tạo, mở rộng trên cơ sở tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện có, ưu tiên xem xét các khả năng nâng cấp hoặc mở rộng công suất để phù hợp với khả năng phát triển nguồn bổ sung trước khi xem xét phương án đầu tư mới.

5. Xây dựng và phát triển hệ thống các mô hình kinh doanh LPG trên địa bàn thành phố phù hợp với nhu cầu, lồng ghép các cơ sở kinh doanh LPG cùng trong hệ thống cửa hàng xăng dầu để tiết kiệm quỹ đất. Từng bước hình thành một hệ thống các cửa hàng phân phối nhiên liệu tổng hợp (xăng, dầu, LPG…) theo hướng liên kết, sâu chuỗi và đảm bảo khả năng phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.

6. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; từng bước đưa hoạt động kinh doanh LPG trên địa bàn thành phố vào nề nếp và tuân thủ đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định của pháp luật.

II. Mục tiêu phát triển:

1. Mục tiêu chung

Xây dựng hệ thống kinh doanh LPG trên địa bàn thành phố giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, bao gồm hệ thống kho, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp, cửa hàng bán LPG chai,... của các thương nhân đầu mối, tổng đại lý, đại lý làm cơ sở để quản lý và lập kế hoạch phát triển hệ thống kinh doanh LPG trên địa bàn; bố trí hợp lý hệ thống cửa hàng bán LPG chai trên cơ sở xem xét nhu cầu tiêu thụ các loại khí đốt và các mô hình cung cấp khí khác; nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm thiểu những nguy cơ mất an toàn cháy nổ, bảo vệ môi trường; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

   2. Mục tiêu cụ thể:

a) Phát triển cơ sở kinh doanh LPG để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ LPG trên địa bàn thành phố từ 300.000 tấn (bình quân 35kg/người/năm) lên 391.600 tấn năm 2020 (bình quân 43kg/người/năm) và khoảng 445.000 tấn vào năm 2025 (bình quân 45kg/người/năm).

b)  Đối với kho tồn trữ LPG: Quy hoạch các kho tồn trữ LPG (dạng trung chuyển) có công suất dưới 2.500 tấn, trong đó có thể kết hợp cảng chuyên dụng, trạm nạp LPG vào chai theo hướng nằm trong Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

c) Đối với các trạm nạp LPG vào chai: Đáp ứng nhu cầu LPG của từng khu vực trong thành phố, phù hợp mục tiêu phát triển hệ thống phân phối LPG, theo hướng giữ nguyên các trạm hiện có (giai đoạn đến năm 2020 đầu tư mới 02-03 trạm nạp thuộc Thương nhân đầu mối trên địa bàn thành phố để đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP. Tổ chức di dời các trạm nạp LPG vào chai hiện hữu trong khu dân cư, ưu tiên bố trí vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, giai đoạn đến năm 2025 đầu tư mới 01-02 trạm nạp kết hợp với kho cảng).

d) Đối với các trạm cấp LPG qua đường ống: Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ LPG của các hộ tiêu thụ công nghiệp, các khu chung cư, khu dân cư, đô thị mới có công trình cao tầng sử dụng thang máy, phù hợp mục tiêu phát triển của thành phố lớn nhất cả nước.

e) Đối với hệ thống các cửa hàng bán LPG chai: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ LPG qua hệ thống cửa hàng đạt bình quân 2,23%/năm trong giai đoạn 2015 - 2025 (trong đó giai đoạn 2015 - 2020: khoảng 2,98%/năm và giai đoạn 2021 - 2025: khoảng 1,92%/năm).

III. Định hướng phát triển

1. Xây dựng và nâng cấp hệ thống phân phối LPG trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng an toàn, văn minh, hiện đại, đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của các cơ sở kinh doanh trong hệ thống các thương nhân phân phối LPG trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (hệ thống kho cảng, kho trung chuyển,...) để tiếp nhận và cung ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ LPG trên toàn địa bàn thành phố.

3. Xây dựng và nâng cấp mạng lưới bán lẻ LPG trực tiếp của các doanh nghiệp và hệ thống tổng đại lý, đại lý với hệ thống các kho tuyến sau LPG, cửa hàng bán LPG chai tới từng khu vực, xã, phường.

4. Phát triển/nâng cấp hệ thống kho cảng LPG kết hợp trạm nạp LPG vào chai (trong đó có việc xem xét xây dựng mới cảng biển chuyên dụng tại các địa điểm tiềm năng như Hiệp Phước - Nhà Bè hoặc Cát Lái - Quận 2).

IV. Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

1. Quy hoạch các cửa hàng bán LPG chai:

Hệ thống các cửa hàng bán LPG chai hiện hữu được giữ lại, nâng cấp cải tạo và xây dựng mới đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ LPG và mật độ phục vụ bình quân theo từng giai đoạn quy hoạch. Dự kiến trong kỳ quy hoạch xây dựng mới 570 cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai đạt chuẩn (bao gồm các cửa hàng thay thế những cửa hàng phải di dời), nâng tổng số các cửa hàng trên địa bàn thành phố đến năm 2020 là 1.413 cửa hàng và đến năm 2025 là 1.627 cửa hàng, đảm bảo mật độ phục vụ bình quân đến năm 2020 là 6.495 nhân khẩu/cửa hàng và đến năm 2025 là 6.203 nhân khẩu/cửa hàng.

- Giai đoạn đến năm 2020

+ Tồn tại giữ nguyên 1.057 cửa hàng.

+ Nâng cấp, cải tạo, di dời 100 cửa hàng.      

+ Xây dựng mới 256 cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai, chưa kể các cửa hàng thay thế các cửa hàng hiện hữu phải di dời.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Xây dựng mới 214 cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai.

Danh mục số liệu quy hoạch mạng lưới cửa hàng bán LPG chai, địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 được trình bày chi tiết tại phụ lục 1.

2. Quy hoạch kho, trạm nạp LPG vào chai

Hệ thống các kho chứa và trạm nạp LPG vào chai hiện trạng được giữ lại, nâng cấp cải tạo và xây dựng mới đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo yêu cầu dự trữ LPG theo từng giai đoạn quy hoạch. Dự kiến trong kỳ quy hoạch xây dựng mới 02 kho đạt chuẩn (trong đó 01 kho cảng chuyên dụng LPG của thành phố), nâng cấp cải tạo, đầu tư mới 18 kho chứa chai (bao gồm cả các kho thay thế những kho phải di dời).

- Giai đoạn đến năm 2020

+ Về kho cảng LPG: Không đầu tư phát triển mới trong giai đoạn này.

+ Về kho tuyến sau (kho chứa chai): Bổ sung đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới 06 kho chứa LPG chai thuộc các Thương nhân đầu mối và Tổng đại lý theo quy định về dự trữ trong hệ thống phân phối tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP tại các quận vùng ven và các huyện ngoại thành nhằm mở rộng hệ thống phân phối hoặc thay thế các kho chứa LPG chai hiện hữu nằm trong khu dân cư.

+ Về trạm nạp LPG vào chai: Đầu tư mới 02 - 03 trạm nạp thuộc Thương nhân đầu mối trên địa bàn thành phố để đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP. Tổ chức di dời các trạm nạp LPG vào chai hiện hữu trong khu dân cư, ưu tiên bố trí vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Giai đoạn 2021 - 2025

+ Đầu tư mới 01 - 02 kho cảng chứa kết hợp trạm nạp LPG vào chai với công suất dự kiến 2.000-3.000m3/kho, công suất trạm nạp dự kiến 1.000 - 1.500 tấn/tháng/trạm (01 kho cảng chuyên dụng LPG của thành phố, dự kiến bố trí tại Cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè).

+ Đầu tư mới 12 kho chứa LPG chai thuộc các Thương nhân đầu mối và Tổng đại lý theo quy định dự trữ trong hệ thống phân phối trong Nghị định số 19/2016/NĐ-CP tại các quận vùng ven và các huyện ngoại thành nhằm mở rộng hệ thống phân phối hoặc thay thế các kho chứa LPG chai hiện hữu nằm trong khu dân cư.

3. Quy hoạch trạm nạp LPG vào ô tô

Hệ thống trạm nạp LPG vào ô tô hiện hữu được giữ lại, nâng cấp cải tạo và xây dựng mới đạt chuẩn theo quy định. Dự kiến trong kỳ quy hoạch xây dựng mới 19 trạm, nâng tổng số các trạm nạp LPG vào ô tô trên địa bàn thành phố đến năm 2020 là 12 trạm và đến năm 2025 là 20 trạm.

- Giai đoạn đến năm 2020: đầu tư xây dựng mới 10 trạm chủ yếu kết hợp tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên các trục đường lớn (07 trạm thành phố đã có chủ trương từ năm 2011).

- Giai đoạn 2021 - 2025: đầu tư xây dựng mới 09 trạm tại các cửa hàng xăng dầu có quy mô lớn (cửa hàng cấp I, II) tại các tuyến đường Vành đai 2 và 3 theo quy hoạch các tuyến xe buýt mới trong quy hoạch giao thông công cộng thành phố).

4. Quy hoạch trạm cấp LPG theo đường ống

Do không thể xác định chi tiết số lượng các dự án xây dựng nhà máy, xí nghiệp cũng như các dự án xây dựng mới chung cư, các tòa nhà cao tầng, các khu dân cư mới, khu đô thị mới có nhu cầu tiêu thụ LPG (quá nhiều), nên nội dung quy hoạch các trạm cấp LPG được dự kiến theo hướng mở như sau:

- Hệ thống trạm cấp LPG theo đường ống cho các dự án xây dựng nhà máy, xí nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp, khi có nhu cầu sẽ do Ban Quản lý khu, cụm công nghiệp bố trí địa điểm sau khi thỏa thuận với Sở Công Thương.

- Hệ thống trạm cấp LPG trung tâm (Citygas) cho các nhà hàng, khách sạn, chung cư cao tầng, khu dân cư mới, khu đô thị mới sẽ được xác định theo quy hoạch chung xây dựng toàn thành phố và từng quận, huyện (vị trí cụ thể sẽ được xem xét khi xây dựng dự án đầu tư).

Tùng Khang