Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3510/QĐ-UBND về chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Khu nhà ở Phước Bình tại Phường 6, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3509/QĐ-UBND về Phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 2 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3509/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3506/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3500/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 05 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở An toàn thực phẩm | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3495/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 01 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3492/QĐ-UBND về điều chỉnh giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cải tạo sửa chữa trụ sở Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3480/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3479/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3476/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2025 |

Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 30/6/2015 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành Thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố.

2. Các lĩnh vực hóa chất và phân ngành quản lý

1. Ngành Công Thương: quản lý hoạt động hóa chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng theo các danh mục đã ban hành như sau:

a) Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp;

b) Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;

c) Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn;

d) Danh mục hóa chất phải khai báo;

đ) Danh mục hóa chất độc phải xây dựng Phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc;

e) Danh mục hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

g) Danh mục hóa chất nguy hiểm phải đăng ký sử dụng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp;

h) Danh mục tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp.

2. Ngành Y tế: quản lý hoạt động hóa chất bào chế dược, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế, dược phẩm và phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm theo các danh mục đã ban hành như sau:

a) Danh mục phụ gia, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong thực phẩm;

b) Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

c) Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

d) Danh mục hóa chất diệt côn trùng được phép đăng ký để sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

đ) Danh mục hóa chất diệt khuẩn được phép đăng ký để sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

e) Danh mục chất ma túy và tiền chất.

3. Ngành Nông nghiệp: quản lý hoạt động hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm theo các danh mục đã ban hành như sau:

a) Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản;

b) Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản;

c) Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

d) Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y;

đ) Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y;

e) Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam;

g) Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.;

h) Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam;

i) Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam;

k) Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.

3. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất

1. Sở Công Thương chủ trì tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất ngành công nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, trong đó trực tiếp quản lý các danh mục: hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; hóa chất phải khai báo; hóa chất độc phải xây dựng Phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc; hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; hóa chất nguy hiểm phải đăng ký sử dụng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp; tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp; tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố;

b) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp: thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; thủ tục cấp Giấy xác nhận khai báo hóa chất sản xuất đối với hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo; thủ tục xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;

c) Hướng dẫn và tiếp nhận đăng ký sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải đăng ký sử dụng; báo cáo định kỳ của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất;

d) Tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; tình hình thực hiện an toàn hóa chất; tình hình kinh doanh tiền chất công nghiệp trên địa bàn Thành phố; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Công Thương;

đ) Chỉ đạo Thanh tra Sở và Chi cục Quản lý thị trường Thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra các điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ hóa chất nguy hiểm; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất ngành công nghiệp;

e) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các giải pháp quản lý an toàn đối với hoạt động hóa chất ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

2. Sở Y tế chủ trì tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất ngành y tế, thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó trực tiếp quản lý danh mục phụ gia, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong thực phẩm; danh mục tiền chất trong lĩnh vực y tế. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất ngành y tế, thực phẩm; tổ chức huấn luyện về an toàn vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

b) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất y tế, thực phẩm: thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong lĩnh vực y tế đối với phương tiện vận chuyển bằng đường bộ;

c) Tiếp nhận báo cáo định kỳ của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất ngành y tế, thực phẩm; tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế;

d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, tiền chất trong lĩnh vực y tế; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất ngành y tế, thực phẩm;

đ) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các giải pháp quản lý an toàn hoạt động hóa chất ngành y tế, thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất ngành thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật trên địa bàn Thành phố theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó quản lý trực tiếp các danh mục: thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm dùng trong thú y, thủy sản. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất ngành thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật; tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất dùng trong thú y thủy sản;

b) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật: thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú y; thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản;

c) Tiếp nhận báo cáo định kỳ của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất ngành thủy sản, thuốc thú y, bảo vệ thực vật; tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản trên địa bàn Thành phố; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản;  xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất ngành thủy sản, thuốc thú y, bảo vệ thực vật;

đ) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các giải pháp quản lý an toàn hoạt động hóa chất ngành thủy sản, thuốc thú y, bảo vệ thực vật trên địa bàn Thành phố.

4. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về an toàn phòng cháy và chữa cháy cho các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố;

b) Thực hiện công tác điều tra cơ bản, lập hồ sơ quản lý và kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy; hướng dẫn thực hiện các biện pháp an toàn về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức giám sát việc diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng bảo quản hóa chất nguy hiểm;

c) Hướng dẫn và giải quyết thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy và đường sắt;

d) Kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với cơ sở hóa chất không đảm bảo điều kiện an toàn về phòng, cháy chữa cháy; gây cháy nổ trong quá trình hoạt động;

đ) Xây dựng phương án chữa cháy riêng đối với tình huống cháy nổ lớn cần huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, đơn vị và địa phương tham gia ứng cứu do sự cố cháy nổ liên quan đến lĩnh vực hóa chất.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động hóa chất;

b) Hướng dẫn lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi trường đối với dự án, cơ sở hóa chất trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn thực hiện và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho cơ sở hoạt động hóa chất có phát sinh chất thải nguy hại;

c) Kiểm tra việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với cơ sở hóa chất gây ô nhiễm môi trường.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về đóng gói, nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm và các vi phạm khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm theo thẩm quyền;

b) Hướng dẫn và giải quyết thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất oxit hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

c) Tham mưu Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khoảng cách an toàn của các cơ sở hóa chất đối với khu dân cư.

Trần Phát