Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1112/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Nội vụ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1111/QĐ-UBND về ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Quỹ Phát triển nhà ở Thành phố | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1108/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1107/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1105/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1104/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở An toàn thực phẩm | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1103/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1101/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1100/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương |

Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 29/6/2015 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau.

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định hoạt động của lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ (chuyên trách và bán chuyên trách) tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối tượng áp dụng:

Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động và làm việc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động ngoại giao hoặc những nước có điều ước riêng.

3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

3.1. Công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư, kinh phí tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Sử dụng mọi nguồn lực (nhân lực, vật lực) để nâng cao hiệu quả hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ưu tiên các hoạt động cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.

3.2. Chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án, kịch bản chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thích ứng cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo từng tình huống thiên tai, tai nạn, thảm họa và thích hợp theo từng địa bàn khu vực xảy ra sự cố.

3.3. Đảm bảo sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành tập trung, thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Trong đó, xác định rõ lực lượng chủ trì, lực lượng phối hợp trong từng tình huống cần triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

3.4. Khi sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đó chịu trách nhiệm điều hành, chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ ban đầu; đồng thời phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời chi viện ứng cứu.

3.5. Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoặc người chỉ huy của cơ quan chủ trì hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường được quyền huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.

3.6. Trong trường hợp vượt quá khả năng của Thành phố, cơ quan chủ trì hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, các cơ quan chức năng của Trung ương hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

3.7. Đảm bảo an toàn tối đa cho lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

4. Hệ thống tổ chức chỉ đạo, chỉ huy, điều hành công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

4.1. Cấp Thành phố:

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.

b) Cơ quan chỉ huy, điều hành: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố.

4.2. Cấp quận - huyện:

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân quận - huyện.

b) Cơ quan chỉ huy, điều hành: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận - huyện, Ban Chỉ huy Quân sự quận - huyện, Công an quận - huyện, Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận - huyện.

4.3. Cấp phường - xã, thị trấn:

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.

b) Cơ quan chỉ huy, điều hành: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phường - xã, thị trấn, Ban Chỉ huy Quân sự phường - xã, thị trấn, Công an phường - xã, thị trấn.

5. Các lực lượng tham gia làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

5.1. Quân đội: Trung đoàn Bộ binh 1, Đại đội Công binh, Đại đội Thông tin, Tiểu đoàn Kiểm soát quân sự, Đại đội 1, Phòng Tham mưu, Phòng Hậu cần, Phòng Kỹ thuật, Phòng Chính trị; Ban Chỉ huy Quân sự các quận - huyện, phường - xã, thị trấn.

5.2. Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: Phòng cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy trên sông, Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy, Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận - huyện.

5.3. Bộ đội biên phòng: Hải đội 2, các Đồn biên phòng 554, 558 và 562, lực lượng của Bộ Chỉ huy.

5.4. Công an: Phòng Cảnh sát giao thông thủy, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Phòng Cảnh sát cơ động, Phòng Cảnh sát phản ứng nhanh; Công an các quận - huyện, phường - xã, thị trấn.

5.5. Giao thông vận tải: Công ty TNHH MTV Quản lý công trình cầu phà, Công ty TNHH MTV Quản lý công trình giao thông Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh, Cảng vụ Đường thủy nội địa.

5.6. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chi cục Kiểm lâm, Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cần Giờ - Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

5.7. Thanh niên xung phong: Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong, Xí nghiệp phà Bình Khánh.

5.8. Y tế: các Bệnh viện tuyến Thành phố, quận - huyện, Trạm Y tế phường - xã, thị trấn.

5.9. Chữ thập đỏ: Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu và Phòng chống thảm họa, Hội Chữ thập đỏ quận - huyện, phường - xã, thị trấn.

5.10. Tài nguyên và Môi trường: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, Chi cục Bảo vệ môi trường.

5.11. Cảng vụ Hàng hải Thành phố: các đơn vị, phòng - ban trực thuộc.

5.12. Hàng không: Ban Khẩn nguy cứu nạn - Tổng Công ty Cảng hàng không miền Nam.

5.13. Dầu khí: Đội ứng cứu tràn dầu cảng Cát Lái - Công ty TNHH MTV Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh.

5.14. Dịch vụ công ích: Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích các quận - huyện.

5.15. Thông tin liên lạc: lực lượng của các đơn vị, doanh nghiệp Viễn thông, thông tin di động trên địa bàn Thành phố.

Trần Phát