Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2720/QĐ-UBND về điều chỉnh Phiếu đăng ký và Thang điểm bình chọn sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2716/QĐ-UBND về công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2715/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét bổ nhiệm và chuyển ngạch thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2714/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2709/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận Phú Nhuận | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 20 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2695/QĐ-UBND về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Tổ chức và các Tiểu ban giúp việc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2693/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2681/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tân Bình |

Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người

Ngày 20/02/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch hành động số 769/KH-UBND ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

1. Tình huống 1: Xảy ra dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1 lây nhiễm cho người tại các tỉnh; dịch bệnh chưa xảy ra trên địa bàn Thành phố.

* Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm trên gia cầm

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; Huy động các Hội, đoàn thể cùng phối hợp trong công tác vận động, tuyên truyền không nuôi và buôn bán trái phép gia cầm trên địa bàn, đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống dịch cúm gia cầm vào nội dung sinh hoạt tổ, khu phố.

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các quận, huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch tăng cường lực lượng kiểm tra, chốt chặn tại các điểm nóng và kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh, giết mổ gia cầm sống trái phép, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố nếu còn tồn tại tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép, hoặc xảy ra trường hợp có người bị nhiễm cúm từ gia cầm trên địa bàn.

- Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ chủ động kiểm tra, phát hiện, phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, tuyên truyền vận động người dân kinh doanh sản phẩm gia cầm đã qua kiểm dịch đúng quy định.

- Chi cục Thú y tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ, hướng dẫn các biện pháp an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung và kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm vào thành phố. Tăng cường lấy mẫu xét nghiệm đánh giá tình hình lưu hành vi rút cúm H5N1 trên gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, gia cầm kinh doanh trái phép không rõ nguồn gốc, chim hoang dã, chim cảnh; chim yến. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình giết mổ gia cầm và thực hiện chương trình phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh trong việc đảm bảo nguồn gia cầm phục vụ nhu cầu của Thành phố. Tiếp tục hỗ trợ các tỉnh giám sát, chẩn đoán vi rút cúm gia cầm nhằm chủ động phòng dịch từ xa.

- Các đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch cúm gia cầm các quận, huyện kiểm tra, phát hiện và xử lý tịch thu tiêu hủy đối với các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.

- Chi cục Quản lý thị trường Thành phố chủ trì Đoàn liên ngành của Thành phố kiểm tra tại các tuyến quốc lộ ra vào Thành phố. Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện tổ chức các đoàn kiểm tra tại các tuyến hương, tỉnh lộ vùng giáp ranh với các tỉnh; Ban Quản lý các chợ phối hợp với Trạm Thú y quận, huyện xử lý dứt điểm việc kinh doanh gia cầm sống, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc tại chợ. Các quận, huyện tăng cường chốt chặn, kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn, nhất là tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép.

- Công an thành phố thường xuyên phân công lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống dịch cúm gia cầm kiểm tra các trường hợp nghi ngờ vận chuyển gia cầm sống trên các phương tiện vận tải hành khách. Chỉ đạo Công an quận, huyện điều tra xác minh làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi chống đối, hành hung người thi hành công vụ

* Phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cúm trên người

- Ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm ban hành kèm theo Chỉ thị số 31/2005/CT-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người.

- Viện Pasteur, Sở Y tế phối hợp Chi cục Thú y tầm soát, lấy mẫu giám sát lưu hành các type vi rút Cúm A gây bệnh trên người.

2. Tình huống 2: Xảy ra ổ dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1; H7N9 hoặc các chủng vi rút mới trên chim yến gây nuôi trên địa bàn Thành phố

* Biện pháp xử lý dịch bệnh trên đàn yến

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm tại quận huyện, phường xã nơi xảy ra ổ dịch cúm H5N1 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính vi rút cúm gia cầm trên chim yến khẩn trương tổ chức khoanh vùng, xử lý kịp thời và triệt để ổ dịch nhằm hạn chế dịch lây lan ra diện rộng theo Công điện số 10/CĐ-BNN-TY ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm soát việc ra vào khu vực có dịch, ngăn ngừa không để dịch cúm gia cầm lây lan ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.

- Đối với cơ sở nuôi yến có chim yến bệnh, chết hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút H5N1; H7N9 hoặc các chủng mới, thực hiện xử lý triệt để ổ dịch bằng cách chiều tối chờ chim yến về tổ sẽ bít kín các cửa, phun thuốc sát trùng tiêu hủy toàn bộ chim yến, phân và các vật dụng chăn nuôi có tiếp xúc với mầm bệnh; toàn bộ tổ yến sau khi thu hoạch phải xử lý nhiệt chín, lấy mẫu kiểm tra vi rút cúm an toàn trước khi cho phép tiêu thụ.

- Thực hiện lấy mẫu phân, tổ yến, chim yến trưởng thành tại tất cả các nhà yến trong bán kính 3 km tính từ vị trí nhà yến có kết quả xét nghiệm dương tính để tầm soát vi rút cúm gia cầm. Đối với các nhà yến ngoài khu vực trên, chỉ lấy mẫu phân để giám sát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp mới phát sinh dịch bệnh cúm gia cầm.

- Thực hiện tiêu độc khử trùng khu vực có dịch bệnh và vùng bị uy hiếp, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

- Tăng cường lấy mẫu xét nghiệm giám sát để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của vi rút cúm gia cầm H5N1; H7N9 hoặc các chủng vi rút mới trên gia cầm, chim cảnh và chim hoang dã trong khu vực xảy ra dịch cúm gia cầm trên chim yến. Xử lý triệt để các ổ dịch cúm gia cầm H5N1 trên các đàn gia cầm, thủy cầm nếu có phát sinh.

- Triển khai công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm yến sào sau khi thu hoạch, giám sát quá trình xử lý, sơ chế nhằm hạn chế việc lây lan dịch bệnh cho người trực tiếp thu hoạch, sơ chế, chế biến và người tiêu dùng tổ yến.

- Thường xuyên cập nhật thông tin, sửa đổi, bổ sung các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch phù hợp với người nuôi chim yến.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động; kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng.

- Căn cứ vào diễn tiến tình hình dịch, tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để ngăn ngừa dịch bùng phát trên diện rộng. 

- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh hàng ngày cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y để chỉ đạo kịp thời.

* Phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh cúm trên người

- Ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm ban hành kèm theo Chỉ thị số 31/2005/CT-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người

- Tăng cường phối hợp Chi cục Thú y tầm soát lưu hành các type vi rút Cúm A gây bệnh trên người. Lấy mẫu xét nghiệm người chăm sóc tại nhà yến có dịch bệnh và người có liên quan…theo dõi tình hình sức khỏe người dân trong khu vực.

3. Tình huống 3: Xảy ra ổ dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1 trên đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ, lẻ trên địa bàn Thành phố.

* Biện pháp xử lý trên đàn gia cầm

- Chi cục Thú y phối hợp Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ trong vòng bán kính 3 km kể từ khu vực phát hiện ổ dịch. Thực hiện tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực xảy ra dịch bệnh, các vật dụng, phương tiện liên quan và khu vực xung quanh bằng hóa chất thích hợp như Benkocide, Vimekon, Virkon’s….

Triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ và xử lý dịch bệnh theo công văn số 1015/HD-CCTY ngày 08 tháng 10 năm 2011 của Chi cục Thú y Thành phố về hướng dẫn các biện pháp xử lý và điều tra ổ dịch Cúm gia cầm.

Các biện pháp khác thực hiện tương tự tình huống 1.

* Phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh cúm trên người

- Ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo kế hoạch khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm ban hành kèm theo Chỉ thị số 31/2005/CT-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người

- Tăng cường phối hợp Chi cục Thú y tầm soát lưu hành các type vi rút Cúm A gây bệnh trên người và theo dõi giám sát tình hình sức khỏe của người dân trong khu vực, đặc biệt tại các hộ xảy ra dịch.

4. Tình huống 4: Phát hiện trường hợp nhiễm vi rút H7N9 trên đàn gia cầm tại hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh trái phép tại Thành phố hoặc đàn gia cầm từ các tỉnh nhập về cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố, chưa có trường hợp bệnh trên người.

* Mục tiêu:

Giảm thiểu nguy cơ vi rút nhân lên, phát tán rộng và ngăn ngừa vi rút cúm A H7N9 lây nhiễm cho người. Đảm bảo ổn định tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố

* Biện pháp xử lý trên đàn gia cầm

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đã đề cập trong tình huống 3, cần tập trung thêm các biện pháp sau:

- Trường hợp 1: (Phát hiện trường hợp nhiễm vi rút H7N9 trên đàn gia cầm tại hộ, trại chăn nuôi, hộ kinh doanh trái phép tại Thành phố hoặc đàn gia cầm từ các tỉnh nhập về cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố): Chi cục Thú y phối hợp Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ trong vòng bán kính 3 km kể từ khu vực phát hiện ổ dịch hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với virút cúm H7N9. Nếu phát hiện đàn gia cầm có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút H7N9 từ tỉnh đưa về Thành phố giết mổ, Chi cục Thú y Thành phố phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh truy nguyên nguồn gốc và ngưng nhập gia cầm sống kể cả sản phẩm gia cầm từ tỉnh đó cho đến khi tình hình dịch bệnh được khống chế và được Cục Thú y công nhận việc kiểm soát dịch bệnh đạt yêu cầu, riêng tại cơ sở giết mổ ngừng hoạt động trong 7 ngày để tiêu độc khử trùng nhằm xử lý triệt để mầm bệnh, tránh phát tán virút. Nếu đàn gia cầm dương tính có nguồn gốc từ trại chăn nuôi thì xử lý toàn bộ đàn gia cầm của trại và đàn gia cầm khu vực xung quanh, tiêu độc khử trùng và đình chỉ hoạt động chăn nuôi trong thời gian 21 ngày. Thực hiện tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực xảy ra dịch bệnh, các vật dụng, phương tiện liên quan và khu vực xung quanh bằng hóa chất thích hợp như Benkocide, Vimerkon, Virkon’s….Đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn Thành phố sẽ áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt: cố định công nhân chăm sóc trong thời gian chống dịch, ngưng các hoạt động tham quan; phun thuốc tiêu độc khử trùng định kỳ; kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn và dụng cụ chăn nuôi….

 Trường hợp 2 (Phát hiện trường hợp nhiễm vi rút H7N9 trên đàn gia cầm tại các các tỉnh): Căn cứ vào kết quả giám sát cúm A H7N9 của Cục Thú y hoặc từ kết quả giám sát chủ động của Thành phố nếu phát hiện trường hợp dương tính Cúm A H7N9 trên đàn gia cầm tại các tỉnh sẽ ngưng nhập nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm từ tỉnh đã phát hiện dương tính cho đến khi tình hình dịch bệnh được khống chế và được Cục Thú y công nhận việc kiểm soát dịch bệnh đạt yêu cầu.

 Phối hợp với cơ quan truyền thông tuyên truyền cảnh báo nguy cơ để người tiêu dùng không tiếp xúc, tiêu thụ sản phẩm gia cầm, gia cầm không rõ nguồn gốc.

Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố và các sở ngành, quận, huyện tăng cường việc kiểm soát nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xâm nhập thị trường Thành phố.

 Phát động thực hiện tháng hành động tiêu độc khử trùng làm sạch môi trường nhằm hạn chế sự phát tán, lây lan dịch bệnh.

* Phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cúm trên người

- Ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Kế hoạch số 1750/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2013 về kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A (H7N9);

- Phối hợp Chi cục Thú y tăng cường tầm soát lưu hành các type vi rút Cúm A gây bệnh trên người, chia sẻ các kít chẩn đoán để Chi cục Thú y chủ động tầm soát, giám sát và xử lý kịp thời các đàn gia cầm dương tính nhằm giảm áp lực cho ngành Y tế tập trung tầm soát trên người.

 5. Tình huống 5: Tình huống phát hiện phát hiện ca bệnh trên người: thực hiện theo Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người và Kế hoạch số 1750/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A (H7N9).

 

Nguyên Ngân