Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2720/QĐ-UBND về điều chỉnh Phiếu đăng ký và Thang điểm bình chọn sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2716/QĐ-UBND về công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2715/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét bổ nhiệm và chuyển ngạch thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2714/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2709/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận Phú Nhuận | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 20 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2695/QĐ-UBND về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Tổ chức và các Tiểu ban giúp việc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2693/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2681/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tân Bình |

Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Ngày 21/02/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 768/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, cụ thể như sau:

1. Tên Đề án: Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

2. Địa điểm: thành phố Hồ Chí Minh;

3. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 có lồng ghép chương trình biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến thủy lợi như: chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển nông nghiệp đô thị, xây dựng nông thôn mới, cấp nước phục vụ dân sinh và bảo vệ môi trường.

b) Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể:

Quy hoạch thủy lợi phục vụ cho các mục tiêu của Quy hoạch sản xuất nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 định hướng đến năm 2025, đã xác định phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mang tính cạnh tranh, hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, thân thiện môi trường và an toàn vệ sinh sản phẩm.

Mục tiêu mà Quy hoạch thủy lợi sẽ đạt được đến năm 2020, cụ thể như sau:

- Cấp nước tưới cho 15.580 ha cây hàng năm, 8.650 ha cây lâu năm, 1.000 ha sản xuất muối và 7.773 ha nuôi thủy sản;

- Tiêu nước cho 63.623 ha;

- Cấp nước trực tiếp từ kênh Đông là 450.000 m3/ngày đêm.

Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề án phải thực hiện các nội dung sau:

- Đánh giá hiện trạng đầu tư, khai thác, quản lý hệ thống công trình thủy lợi Thành phố.

- Khai thác tổng hợp nguồn nước, rà soát đề xuất giải pháp cấp nước để phục vụ cho phát triển sản xuất bao gồm các ngành: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, cấp nước phục vụ dân sinh; rà soát đề xuất các giải pháp chống hạn, tiêu úng kết hợp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy rừng. Đề xuất các giải pháp công trình tưới tiêu trọng lực, kiên cố hóa kênh mương v.v.. đảm bảo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Trên nền tảng mục tiêu chung, xây dựng bước đi hợp lý trong quy hoạch, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước dân sinh, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đầu tư phát triển ngành trong giai đoạn trước mắt (2014-2020) và lâu dài (tầm nhìn đến 2025).

- Thực hiện đề án quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp không làm ảnh hưởng nhiều đến Quy hoạch thế trận quốc phòng, an ninh, khu vực phòng thủ của Thành phố.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Trên phạm vi toàn Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung tại các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định theo Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

Phân chia tiểu vùng và dự báo nhu cầu nước

Trên phạm vi các quận - huyện có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đề án phân chia thành 04 tiểu vùng:

- Tiểu vùng 1: Toàn bộ huyện Củ Chi có nguồn nước tưới chủ yếu lấy từ hệ thống kênh Đông, vùng ven sông Sài Gòn lấy nước trực tiếp từ sông Sài Gòn;

- Tiểu vùng 2: Huyện Hóc Môn, Quận 12, quận Bình Tân và Bắc Bình Chánh (phía Bắc sông Bến Lức) sử dụng nước từ hệ công trình thủy lợi nội vùng;

- Tiểu vùng 3: gồm Nam Bình Chánh (phía Nam sông Bến Lức) và huyện Nhà Bè, chịu tác động của thủy triều, chủ yếu tưới, tiêu nhờ năng lượng thủy triều, nguồn nước mưa và nước ngầm dưới đất.

- Tiểu vùng 4: Toàn bộ huyện Cần Giờ với rừng ngập mặn nguyên sinh. Vùng này bị bao quanh bởi nguồn nước mặn nên chủ yếu sử dụng nước mưa để phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

5. Giải pháp quy hoạch thủy lợi Thành phố

Giải pháp quy hoạch thủy lợi cho từng vùng được xác định làm cơ sở xây dựng quy hoạch thủy lợi cho từng vùng. Giải pháp chủ yếu quy hoạch thủy lợi giai đoạn này là nạo vét, duy tu sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa trang thiết bị quản lý vận hành các công trình thủy lợi hiện có, xây dựng thêm các công trình thủy lợi mới phục vụ nuôi trồng thủy sản và làm muối, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật công nghệ cao, chương trình xây dựng nông thôn mới; đồng thời bổ sung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp cho Thành phố.

Cụ thể như sau:

Tiểu vùng 1 (huyện Củ Chi)

Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống Kênh Đông, cứng hóa bờ kênh các cấp, hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị quản lý vận hành. Nâng cấp hệ thống kênh tiêu các cấp, tiến đến kiên cố hóa các kênh tiêu đi qua khu dân cư tập trung, khu đô thị nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát cũng như giảm kinh phí duy tu nạo vét hàng năm, chống lấn chiếm bờ kênh. Sau năm 2020, tiến hành cứng hóa các bờ vùng của các khu tưới lớn, cánh đồng mẫu lớn. 

Hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản dọc kênh Đông và N46 khoảng 200ha.

Cấp nước sinh hoạt và công nghiệp đến năm 2025 là 1.350.000 m3/ngày, trong đó lấy nước trực tiếp từ hệ thống kênh Đông là 450.000m3/ngày.

Xây dựng hệ thống hàng rào dọc các kênh cấp nước sinh hoạt nhằm bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn nước.

Nâng cấp mở rộng và nạo vét các hệ thống kênh trục tiêu thoát nước: rạch Thai Thai, rạch Bà Thước, Rạch Cầu Đen, rạch Sơn, hệ thống kênh tiêu Đức Lập - Quyết Thắng - Bến Mương - Láng The, kênh Địa Phận và các kênh nhỏ khác.

Xây dựng hồ điều hòa Bến Mương - Láng The với quy mô diện tích khoảng 450 ha khu vực xã Phước Vĩnh An, xã Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông nhằm mục tiêu: tích trữ nước mùa khô, chủ động nguồn nước tưới cho sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu; đồng thời tạo dung tích phòng lũ, giảm ngập úng cho khu vực trong mùa mưa lũ.

Tiểu vùng 2 (huyện Hóc Môn – Bắc Bình Chánh)

Tiếp tục duy tu, nâng cấp hệ thống thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh bằng việc nạo vét kênh rạch trong vùng có sản xuất nông nghiệp, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống cống bọng, đê bao bảo vệ kết hợp giao thông nông thôn, hiện đại hóa trang thiết bị quản lý vận hành đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp vùng ven đô thị. Các hệ thống thủy lợi cần nạo vét và nâng cấp gồm các kênh trục chính như: Kênh A, Kênh B, Kênh C, hệ thống Bình Lợi A, Bình Lợi B, đê bao Tân Nhựt… Thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng nước trong vùng nhằm giám sát và dự báo chất lượng nước; xây dựng quy trình vận hành chặt chẽ, hợp lý các hệ thống cống phía ngoài để điều tiết nguồn nước đạt chất lượng về các kênh lấy nước tưới để phục vụ sản xuất.

Các kênh rạch vùng giáp ranh khu dân cư, khu công nghiệp cần được nạo vét mở rộng nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát nước. Các kênh rạch cần nạo vét gồm: rạch cầu Suối, kênh Trung ương...

Tiểu vùng 3 (Nam Bình Chánh - Nhà Bè)

Giải pháp quy hoạch thủy lợi vùng này là nạo vét các kênh rạch, nâng cấp các đê bao kết hợp giao thông nông thôn, bổ sung thêm cống bọng nhằm đảm bảo sản xuất ổn định cho các diện tích nông nghiệp tập trung. Các hệ thống cần nâng cấp như: hệ thống Hóc Hưu, Cầu Già, đê bao Tân Liêm, đê bao sông Cần Giuộc… 

Tiểu vùng 4 (huyện Cần Giờ)

Hiện nay vùng này đang được đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và làm muối tại 04 xã phía Bắc Cần Giờ. Định hướng quy hoạch thủy lợi cho vùng này là đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bằng hệ thống đê bao kết hợp giao thông nông thôn và các kênh trục nhằm cấp và tiêu nước. Đối với sản xuất muối cần xây dựng hệ thống đê bao bảo vệ vùng sản xuất trước triều cường và nước dâng do bão.

 

Nguyên Ngân