Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3510/QĐ-UBND về chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Khu nhà ở Phước Bình tại Phường 6, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3509/QĐ-UBND về Phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 2 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3509/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3506/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3500/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 05 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở An toàn thực phẩm | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3495/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 01 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3492/QĐ-UBND về điều chỉnh giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cải tạo sửa chữa trụ sở Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3480/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3479/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3476/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2025 |

Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2016 - 2020

Ngày 04/11/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 5711/KH-UBND bảo vệ và phát triển rừng năm 2016 - 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

1. Bảo vệ rừng:

Tiếp tục thực hiện công tác quản lý bảo vệ toàn bộ diện tích 34.411,62 ha rừng hiện có của Thành phố trong đó thực hiện giao khoán bảo vệ rừng đối với diện tích 32.098,01 ha, bao gồm:

- Tại Cần Giờ diện tích là: 31.773, 26 ha.

- Tại Bình Chánh diện tích: 284,74ha, gồm:                                    

  + Trạm TNLN Tân Tạo (rừng đặc dụng): 29,92ha.

  + Rừng phòng hộ Bình Chánh: 254,82ha.

- Tại huyện Củ Chi, diện tích: 40,01ha rừng phòng hộ tại Bến Đình xã Phạm Văn Cội

2. Phát triển rừng:

a) Trồng rừng:

- Tổ chức trồng rừng trên diện tích 19,1 ha hiện trạng Ia, Ib, Ic thuộc dự án Trồng rừng mới và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiện trên hiện trạng Ia, Ib, Ic rừng phòng hộ Cần Giờ.

- Triển khai thực hiện dự án Phục hồi rừng trên đất ruộng muối tại khu vực Hào Võ, tiểu khu 21, rừng phòng hộ Cần Giờ. Diện tích trồng phục hồi rừng là 11,75 ha. Thời gian thực hiện dự kiến năm 2016.

- Tổ chức trồng rừng mới trên diện tích 82,54 ha tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh để quản lý theo quy chế rừng phòng hộ. Thời gian thực hiện dự kiến 2017.

- Tổ chức trồng cây sưu tập trên diện tích khoảng 130 ha dự kiến mở rộng Vườn thực vật Thành phố. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2018 - 2020. Trong đó năm 2018 trồng 50 ha, năm 2019 trồng 50 ha và năm 2020 trồng 30 ha còn lại.

b) Chăm sóc rừng:

Tiếp tục triển khai thực hiện công tác chăm sóc 22 ha rừng thuộc Dự án trồng mới và chuyển hóa rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc và 19,1 ha rừng mới trồng trên hiện trạng Ia, Ib, Ic rừng phòng hộ Cần Giờ.

c) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh:

Tiếp tục thực hiện các hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với diện tích 57,14 ha hiện trạng Ia, Ib, Ic thuộc dự án Trồng rừng mới và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên hiện trạng Ia, Ib, Ic rừng phòng hộ Cần Giờ.

3. Phát triển cây trồng phân tán:

Tiếp tục phát triển phong trào trồng cây phân tán trong cơ quan, đơn vị, trường học, doanh trại quân đội trên địa bàn Thành phố. Số lượng cây trồng phân tán hàng năm dự kiến là 300.000 cây. Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, tổng số cây trồng phân tán trên địa bàn Thành phố dự kiến trồng được là 1,5 triệu cây.

Dự kiến đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn Thành phố là 16,47% sau khi diện tích 76,24 ha rừng thuộc dự án trồng rừng mới và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên hiện trạng Ia, Ib, Ic rừng phòng hộ Cần Giờ và diện tích 11,75 ha thuộc dự án phục hồi rừng trên đất ruộng muối khu vực Hào Võ, Cần Giờ được công nhận thành rừng.

 

Nguyên Ngân