Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Nhóm Công tác liên ngành thực hiện dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1582/QĐ-UBND về phê duyệt mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là K’= 2,5 lần của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi ven sông Sài Gòn đoạn từ sông Lu đến rạch Bà Bếp, huyện Củ Chi. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ cơ quan nước ngoài | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1564/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Củng cố, nâng cao năng lực và phát triển y tế huyện Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1562/QĐ-UBND về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1558/QĐ-UBND về việc công bố 01danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1556/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức Lễ hội Sông nước thành phố Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1545/QĐ-UBND về việc công bố 09 danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1543/QĐ-UBND về thành lập Ban chỉ đạo các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp năm học 2024 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. |

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

Ngày 04/11/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố, cụ thể như sau:

1. Khoản 2, Điều 1 được sửa đổi như sau:

“2. Các công trình và hệ thống công trình thủy lợi đã xây dựng được đưa vào quản lý khai thác như: hệ thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi, hệ thống thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh, hệ thống thủy lợi N31A, hệ thống thủy lợi An Phú - Phú Mỹ Hưng và các công trình thủy lợi khác, phục vụ tưới, tiêu thoát nước, cải thiện môi trường, các công trình phòng, chống lụt, bão ở các quận, huyện đã được cấp có thẩm quyền phân cấp quản lý.”

2. Bãi bỏ khoản 4, Điều 1.

3. Khoản 7, Điều 2 được sửa đổi như sau:

“7. Đơn vị quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (sau đây gọi tắt là đơn vị quản lý khai thác), bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần; các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức hợp tác dùng nước và các tổ chức khác được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi.”

4. Điều 3 được sửa đổi như sau:

Điều 3. Yêu cầu quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

1. Mỗi hệ thống công trình thủy lợi hoặc công trình thủy lợi phải do một tổ chức trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ theo quyết định phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải bảo đảm tính hệ thống của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính, phạm vi lưu vực phục vụ của công trình.

3. Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng từ mọi nguồn vốn đều phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu phòng, chống suy thoái, thất thoát, giảm chất lượng nguồn nước và các tác hại khác do nước gây ra, bảo đảm an toàn công trình.

5. Công trình thủy lợi được khai thác, sử dụng tổng hợp để phục vụ các ngành kinh tế quốc dân, quốc phòng an ninh.”

5. Điều 4 được sửa đổi như sau:

Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ công trình thủy lợi

1. Chấp hành đầy đủ các quy định về Luật Tài nguyên nước, Luật Đê điều, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả; thực hiện các biện pháp phòng, chống suy thoái, thất thoát, giảm chất lượng nguồn nước.

3. Không gây cản trở hay gây thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Khi phát hiện công trình thủy lợi bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, người phát hiện có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục nếu có thể thực hiện được, đồng thời báo ngay cho chính quyền địa phương, tổ chức quản lý công trình nơi gần nhất để kịp thời xử lý theo quy định.

5. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thủy lợi có trách nhiệm tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình.

6. Điều 5 được sửa đổi như sau:

“Điều 5. Bàn giao và đưa công trình vào quản lý khai thác

1. Tất cả các công trình thủy lợi sau khi xây dựng hoàn thành phải bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác tiếp nhận đưa vào sử dụng theo quy định.

2. Công trình thủy lợi được đầu tư bằng ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước do doanh nghiệp nhà nước quản lý khai thác và bảo vệ:

a) Hệ thống công trình thủy lợi lớn, có kỹ thuật phức tạp hoặc đi qua địa bàn nhiều quận-huyện được giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi Thành phố quản lý khai thác và bảo vệ: hệ thống thủy lợi Hóc Môn - B­ắc Bình Chánh; hệ thống thủy lợi kênh Đông - C­ủ Chi; hệ thống thủy lợi N31A; hệ thống thủy lợi An Phú - P­hú Mỹ Hưng và các công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu thoát nước, cải thiện môi trường. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc giao các công trình thủy lợi này cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi Thành phố quản lý khai thác và bảo vệ;

b) Các hệ thống công trình thủy lợi khác và công trình phòng, chống lụt, bão, triều cường tại các quận - huyện được giao cho Ủy ban nhân dân quận - huyện quản lý. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện quyết định bàn giao các công trình thủy lợi và công trình phòng, chống lụt, bão, triều cường do địa phương đầu tư cho đơn vị chuyên ngành trực thuộc quản lý khai thác và bảo vệ, trường hợp không có đơn vị chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện quyết định bàn giao các công trình thủy lợi, phòng, chống lụt, bão, triều cường do địa phương đầu tư cho các phòng ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân phường - xã trực thuộc quận - huyện để quản lý khai thác và bảo vệ.

3. Công trình thủy lợi được xây dựng bằng nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng nước do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định bàn giao cho đơn vị, tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ.

4. Công trình thủy lợi được xây dựng bằng vốn của tổ chức, cá nhân do tổ chức, cá nhân đó quản lý khai thác và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

5. Việc giao công trình thủy lợi cho đơn vị quản lý khai thác phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a) Xác định đúng giá trị tài sản tại thời điểm chuyển giao;

b) Việc quản lý khai thác và bảo vệ phải thực hiện theo quy định tại Điều 3 Chương I Quy định này;

c) Cán bộ phụ trách kỹ thuật, tham gia quản lý công trình thủy lợi phải có chứng chỉ về nghiệp vụ thủy lợi do cơ sở đào tạo thuộc ngành thủy lợi cấp hoặc bằng tốt nghiệp từ trung học chuyên nghiệp ngành thủy lợi trở lên.”

7. Điều 6 được sửa đổi như sau:

“Điều 6. Nhiệm vụ của đơn vị quản lý khai thác

1. Điều tiết vận hành hệ thống công trình hiệu quả, phục vụ đầy đủ, kịp thời, đúng tiến độ về dịch vụ tưới nước, tiêu nước, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng chống cháy rừng, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, ngăn chặn xâm nhập mặn và cấp nước sinh hoạt, đồng thời thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước.

2. Điều hòa, phân phối nước công bằng, hợp lý, hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống, ưu tiên nước sinh hoạt; thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi.

3. Thực hiện phù hợp quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, dự án đầu tư của hệ thống công trình thủy lợi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân quận, huyện) phê duyệt.

4. Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận hành bảo đảm an toàn công trình; kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa, lũ;

5. Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi; duy trì, phát triển năng lực công trình, bảo đảm công trình an toàn và sử dụng lâu dài;

6. Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy trình điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;

7. Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình thủy lợi;

8. Bảo vệ chất lượng nguồn nước; phòng, chống suy thoái, thất thoát, giảm chất lượng nguồn nước; phòng, chống lụt, bão, triều cường xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra;

9. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình;

10. Hàng năm, các đơn vị được giao quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện lập dự toán, cụ thể:

Các đơn vị quản lý thủy nông là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp có thu công lập do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập: Lập kế hoạch tưới nước, tiêu nước, cấp nước theo từng diện tích, biện pháp tưới, tiêu, dự toán kinh phí cấp bù do miễn thủy lợi phí, kinh phí hỗ trợ khác báo cáo cơ quan có thẩm quyền giao kế hoạch. Dự toán của các đơn vị phải có thuyết minh chi tiết theo từng biện pháp tưới tiêu, từng mức thu cho từng diện tích phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.

Đối với đơn vị quản lý thủy nông do Thành phố quản lý gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính; Sở Tài chính tổng hợp dự toán chi ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định.

Đối với đơn vị quản lý thủy nông do cấp huyện quản lý, công ty cổ phần: Lập kế hoạch về diện tích tưới nước, tiêu nước, cấp nước theo từng biện pháp tưới, tiêu, diện tích được miễn thủy lợi phí và dự toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù số thủy lợi phí được miễn gửi cho Phòng Tài chính cấp huyện. Phòng Tài chính chủ trì phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị kiểm tra, rà soát và tổng hợp dự toán báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

11. Phối hợp các đơn vị chức năng liên quan ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

12. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”

8. Khoản 1, Điều 8 được sửa đổi như sau:

“1. Doanh thu của đơn vị quản lý khai thác:

- Doanh thu từ hoạt động dịch vụ tưới nước và tiêu nước: Là khoản tiền cấp bù thủy lợi phí được miễn đã được nghiệm thu theo hợp đồng giữa đơn vị quản lý khai thác và hộ dùng nước. Tiền thu tiền nước của các đối tượng không được miễn thủy lợi phí.

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp công trình thủy lợi mang lại như: nuôi bắt thủy sản, kinh doanh du lịch, phát điện, vận tải qua âu thuyền, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hoặc các hoạt động kinh doanh khác.

- Doanh thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo quy định như các khoản trợ cấp, trợ giá ... (không tính vào doanh thu các khoản : Kinh phí hỗ trợ cho đại tu, nâng cấp công trình thủy lợi, khôi phục công trình thủy lợi bị thiên tai, kinh phí hỗ trợ cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi).

- Doanh thu khác: Là các khoản thu các khoản nợ khó đòi đã được xóa nợ nay thu hồi được, khoản thu thanh lý, nhượng bán tài sản, khoản thu do liên doanh liên kết, khoản thu do cho thuê tài chính, khoản thu về tư vấn thiết kế, xây dựng công trình và các khoản thu khác...”

9. Điều 9 được sửa đổi như sau:

“Điều 9. Mức thu thủy lợi phí

Mức thu thủy lợi phí áp dụng đối với công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau:

a) Biểu mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa và diện tích trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây trồng hàng năm khác:

 

TT

Hệ thống công trình

Mức thu thủy lợi phí (đồng/ha/vụ)

Trồng lúa

Trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

1

Hệ thống công trình thủy lợi Kênh Đông - Củ Chi

 

Tưới tiêu chủ động bằng trọng lực

930.000

372.000

Tưới tiêu chủ động một phần (bằng trọng lực)

558.000

223.200

Tưới tiêu bằng động lực

1.329.000

531.600

2

Hệ thống công trình thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh và các công trình thủy lợi tưới tiêu theo triều

 

Tưới tiêu theo triều

651.000

260.400

b) Mức thủy lợi phí áp dụng đối với sản xuất muối tính bằng 2% giá trị muối thành phẩm.

c) Mức thủy lợi phí áp dụng đối với hộ nông dân nuôi trồng thủy sản là 600 đồng/m3 hoặc 250 đồng/m2 mặt thoáng/năm.

Mức thủy lợi phí quy định tại Điều này là cơ sở để cấp bù cho đơn vị quản lý khai thác và được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Ngân sách Thành phố đảm bảo cấp bù thủy lợi phí được miễn và các khoản trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật.”

10. Khoản 1, Điều 10 được sửa đổi như sau:

“1. Biểu mức thu tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước để phục vụ cho các mục đích như sau:


TT

Đối tượng dùng nước

Đơn vị tính

Biện pháp lấy nước

Bằng động lực (trạm bơm)

Tự chảy bằng trọng lực (hồ chứa, kênh, cống)

1

Cp nước dùng sản xut công nghiệp, tiểu công nghiệp

đồng/m3

1.800

900

2

Cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn nuôi

đồng/m3

1.320

900

3

Cấp nước tưới các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu

đồng/m3

1.020

840

4

Cấp nước để nuôi trồng thủy sản

đồng/m3

840

600

đồng/m2 mặt thoáng

250

5

Vận tải qua âu thuyền, cống của hệ thống thủy lợi:

- Thuyền, sà lan

- Các loại bè

 

 

đồng/tấn/lượt

đồng/m2/lượt

 

 

7.200

1.800

6

Sử dụng công trình thủy lợi kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn, casino, nhà hàng)

tổng giá trị doanh thu

12%

- Trường hợp lấy nước theo khối lượng (m3) thì mức tiền nước được tính từ vị trí nhận nước của tổ chức, cá nhân sử dụng nước.

- Trường hợp cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa, cây dược liệu nếu không tính được theo mét khối (m3) thì thu theo diện tích (ha), mức thu bằng 80% mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa cho một năm.”

11. Khoản 2, Điều 11 được sửa đổi như sau:

2. Phạm vi miễn thủy lợi phí:

Miễn thủy lợi phí đối với tổng diện tích mặt đất, mặt nước trong hạn mức giao đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối, bao gồm: đất, mặt nước được nhà nước giao; được thừa kế, cho, tặng; được chuyển nhượng hợp pháp.

Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định diện tích miễn thủy lợi phí đối với đơn vị quản lý khai thác của Thành phố.”

12. Khoản 1, Khoản 2, Điều 12 được sửa đổi như sau:

“1. Việc lập kế hoạch, giao dự toán, cấp phát, quyết toán kinh phí cấp bù thủy lợi phí được miễn, kinh phí hỗ trợ tài chính đối với các đơn vị quản lý khai thác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2009, Thông tư số 41/2013/TT-BTC ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành có liên quan.

2. Cấp kinh phí bù thủy lợi phí được miễn cho các đơn vị quản lý thủy nông được giao kế hoạch: Căn cứ vào dự toán ngân sách được duyệt và dự toán của đơn vị quản lý thủy nông, cơ quan tài chính cấp kinh phí cho đơn vị quản lý thủy nông hai (02) lần trong năm vào đầu quý I cấp 60% tổng kinh phí và đầu quý III cấp 40% kinh phí còn lại trên cơ sở báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, dự kiến thực hiện 6 tháng cuối năm và ước thực hiện kế hoạch cả năm của đơn vị quản lý thủy nông. Việc cấp phát được thực hiện bằng lệnh chi tiền.

Đơn vị quản lý khai thác chỉ được hỗ trợ trong phạm vi dự toán ngân sách đã được phê duyệt. Trường hợp thực hiện vượt dự toán được duyệt sẽ xử lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.”

13. Điểm c, Khoản 1, Điều 15 được sửa đổi như sau:

“c) Kênh nội đồng phải có đường đi lại để quản lý vận hành và duy tu, sửa chữa, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra mỗi bên tối thiểu 2m.”

14. Điểm d, Khoản 2, Điều 16 được sửa đổi như sau:

“d) Xê dịch biển báo, mốc chỉ giới của các công trình thủy lợi;”

15. Điều 17. được sửa đổi như sau:

Điều 17. Cấp phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

“1. Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, thu hồi giấy phép xả nước thải vào các hệ thống công trình thủy lợi được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy định này, với lưu lượng xả dưới 1.000 m3/ngày đêm.

2. Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, thu hồi giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; cụ thể các trường hợp sau:

a) Xây dựng công trình mới hoặc nâng cấp công trình đã có;

b) Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng;

c) Trồng cây lâu năm thuộc loại rễ ăn sâu trên 1m;

d) Khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh; hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ;

e) Các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trừ các trường hợp sau:

- Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật;

- Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có tải trọng, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi;

g) Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư phương tiện;

h) Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản;

i) Chôn phế thải, chất thải;

k) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác;

l) Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.”...

 

Lam Điền