Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Dự án Trường học Thân thiện và Bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương

Ngày 16/12/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6753/QĐ-UBND về duyệt dự án Trường học Thân thiện và Bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương, cụ thể như sau:

1. Tên dự án: Trường học Thân thiện và Bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương.

2. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Chủ dự án: Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bên tài trợ: Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế (SCI).

5. Mục đích dự án: Củng cố môi trường hỗ trợ, bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và phân biệt đối xử.

Mục tiêu dự án:

- Xây dựng môi trường học tập thân thiện: cung cấp các dịch vụ, cơ chế hỗ trợ tâm lý và bảo vệ trẻ em được thành lập và hoạt động hiệu quả tại 4 trường tiểu học và 4 trường trung học cơ sở tại các địa bàn dự án huyện Củ Chi.

- Củng cố mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, nhằm bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bị xâm hại, bạo hành, bóc lột, ngược đãi.

6. Địa điểm thực hiện dự án:

- Trên địa bàn huyện Củ Chi:

+ Tại 4 xã: Xã Tân An Hội, Phước Vĩnh An, Phước Hiệp, Phước Thạnh.

+ Tại 4 trường tiểu học: Phước Thạnh, Nguyễn Văn Lịch, Phước Vĩnh An, Phước Hiệp.

+ Tại 4 trường Trung học cơ sở: Phước Thạnh, Tân An Hội, Phước Vĩnh An, Phước Hiệp.

7. Hoạt động dự kiến và kết quả chính của dự án:

a. Hoạt động:

- Hoạt động 1:

+ Khảo sát sơ bộ về nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo hành, bóc lột và ngược đãi tại 8 trường và cộng đồng.

+ Tổ chức hội thảo giới thiệu dự án tại huyện Củ Chi để chia sẻ kết quả khảo sát, kế hoạch và triển khai kế hoạch thực hiện.

+ Tập huấn về khái niệm trường học thân thiện và các chuẩn mực của một môi trường học tập thân thiện.

+ Thực hiện đánh giá hàng năm về môi trường học tập thân thiện tại 8 trường.

+ Cung cấp tài liệu dành cho phụ huynh học sinh và giáo viên.

+ Tập huấn đào tạo giảng viên nguồn” cho 20 giáo viên nòng cốt ở 8 trường về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em và kỷ luật.

+ Tập huấn về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em và kỷ luật cho 150 giáo viên tại 8 trường.

+ Hội thảo về phương pháp giảng dạy lấy trẻ em làm trung tâm dành cho Ban quản lý ở 8 trường.

+ Hỗ trợ triển khai phương pháp giảng dạy lấy trẻ em làm trung tâm cho các giáo viên tại 8 trường.

+ Tổ chức các hội thảo giữa kỳ và cuối kỳ ở cấp huyện để đánh giá việc thực hiện dự án nhằm cải thiện các mô hình hoạt động và nhân rộng bài học kinh nghiệm.

- Hoạt động 2:

+ Tổ chức tập huấn cho các nhóm trẻ tại 8 trường về Bảo vệ trẻ em, quyền trẻ em và kỹ năng điều hành.

+ Tập huấn cho nhóm trẻ về lập kế hoạch, báo cáo, giám sát và theo dõi quy trình thực hiện.

+ Hỗ trợ kỹ thuật trong việc phát triển và thực hiện các kế hoạch xây dựng môi trường học tập thân thiện của các nhóm trẻ.

+ Hỗ trợ các trường huy động, thành lập và vận hành hệ thống cảnh báo nhằm phòng ngừa các nguy cơ xâm hại, bắt nạt, hăm dọa xảy ra giữa các học sinh trong trường học.

+ Hỗ trợ các nhóm trẻ và nhà trường tổ chức các hoạt động dành cho trẻ và diễn đàn cấp huyện.

- Hoạt động 3:

+ Tổ chức hội thảo về cơ chế bảo vệ và hỗ trợ tâm lý cho trẻ em.

+ Tập huấn cho giáo viên về hỗ trợ tâm lý và tư vấn học đường để phát hiện và hỗ trợ kịp thời cho các trường hợp học sinh bị khủng hoảng, trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý.

+ Cung cấp các trang thiết bị và phương tiện thiết yếu cho các điểm tư vấn tại các trường dự án.

+ Hỗ trợ trực tiếp cho các trường hợp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tại các trường học và cộng đồng.

- Hoạt động 4:

+ Thành lập và hỗ trợ để duy trì hoạt động định kỳ của Ban bảo vệ trẻ em cấp cộng đồng và cấp huyện.

+ Thành lập các nhóm tình nguyện tại 4 xã thuộc dự án của huyện để thực hiện hoạt động tiếp cận và truyền thông tại cộng đồng.

+ Tập huấn về bảo vệ trẻ em và kỷ luật cho mạng lưới tình nguyện viên và cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã.

+ Tập huấn kỹ thuật cho cán bộ bảo vệ trẻ em để có thể hỗ trợ cho trẻ có nguy cơ xâm hại hoặc bạo hành trong cộng đồng.

+ Xây dựng và thực hiện các sáng kiến truyền thông, sự kiện xã hội để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ trẻ em và kỹ năng làm phụ huynh tốt.

- Kết quả chính:

+ Kết quả của hoạt động 1 và 2: Tạo môi trường học tập thân thiện và triển khai tại các địa bàn dự án đáp ứng phù hợp cho tất cả trẻ em nói chung và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng.

— Đầu ra 1: Đến cuối năm 2015, 8 trường tiểu học và trung học cơ sở tại các địa bàn dự án có môi trường học tập thân thiện đạt chuẩn.

— Đầu ra 2: Những sáng kiến của trẻ tại 8 trường dự án đóng góp hiệu quả vào việc xây dựng môi trường học tập thân thiện và được bảo vệ, đồng thời thực hiện việc báo cáo và giám sát hàng năm từ các ban ngành có liên quan tại cấp huyện và cấp xã.

+ Kết quả của hoạt động 3: Trẻ em tại các điểm trường, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng lợi từ môi trường học tập thân thiện, không bạo lực tại 8 trường học và cộng đồng dự án.

— Đầu ra 3: Đến cuối năm 2014, thành lập và vận hành cơ chế hỗ trợ tâm lý tại 8 điểm trường để cung cấp những hỗ trợ tư vấn phù hợp cho trẻ có nhu cầu

+ Kết quả của hoạt động 4: Nâng cao năng lực 4 Ban bảo vệ trẻ em tại cộng đồng dự án để giám sát và đáp ứng với công tác bảo vệ trẻ em thông qua sự phối kết hợp với các ban ngành có liên quan và các tổ chức xã hội trên địa bàn dự án.

— Đầu ra 4: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ bảo vệ trẻ em tại 4 xã trong dự án thuộc các địa bàn dự án và hỗ trợ cho những trường hợp trẻ em có nguy cơ, bao gồm việc theo dõi quản lý mỗi ca và giám sát hỗ trợ.

8. Thời gian thực hiện dự án: từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 3 năm 2016.

 

Nguyên Ngân