Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Đề án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Ngày 14/12/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6630/QĐ-UBND ban hành Đề án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngang tầm với các nước trong khu vực, cụ thể như sau:

1. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng cháy chữa cháy

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật, về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy đến được với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố. Đa dạng các hình thức tuyên truyền như tờ rơi, áp phích, tranh cổ động, đặc biệt là tăng cường công tác tuyên truyền trong các cuộc họp tổ dân phố.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, các cơ quan chức năng, báo, đài xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy thông qua các số ra chuyên đề hàng ngày, tuần và tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng; duy trì Chương trình “Toàn dân phòng cháy chữa cháy” phát trên đài truyền hình Thành phố, chuyên mục “Hồ sơ 114” trên kênh VOV giao thông để góp phần phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chính sách của Nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

- Tổ chức biên tập, phát hành nội san phòng cháy chữa cháy số ra hàng quý, tiến tới việc phát hành tạp chí phòng cháy chữa cháy Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh; In ấn và phát hành các tài liệu phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn-cứu hộ và các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Xây dựng chương trình phối hợp với trường phổ thông trung học và trường phổ thông cơ sở trên địa bàn Thành phố tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

a) Tham mưu cho Đảng, chính quyền các cấp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tập trung vào các nội dung chủ yếu:

+ Quy chế quản lý việc quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung và các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy việc quy hoạch này.

+ Quy định cụ thể về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung.

+ Quy chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan trong việc thẩm định quy hoạch phòng cháy, chữa cháy đối với các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung và các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy theo đúng quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012, Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2012 và Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15 thàng 10 năm 2012 của Chính phủ.

+ Quy chế phối hợp và phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các cấp, ngành trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

+ Quy chế phối hợp và phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các cấp, ngành trong việc xây dựng các phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ lớn có nhiều lực lượng tham gia.

+ Quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và lực lượng dân phòng.

b) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản chỉ đạo về công tác phòng cháy chữa cháy; các văn bản không còn phù hợp với tình hình thực tế; xây dựng bổ sung những văn bản mới trong phạm vi quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy của Thành phố đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

c) Đổi mới công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy.

Lãnh đạo các cấp, các ngành, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở phải phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác phòng cháy, chữa cháy; phải trực tiếp đi kiểm tra các đơn vị thuộc ngành mình quản lý trong việc thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Mỗi Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện chọn một số lĩnh vực nổi cộm, bức xúc về phòng cháy, chữa cháy để tập trung giải quyết dứt điểm những thiếu sót tồn tại tạo nên nguy cơ cháy nổ. Tập trung vào một số nội dung trọng điểm như: việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy trong xây dựng; chợ, khu dân cư, khu công nghiệp, rừng, cấp nước chữa cháy… Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy.

d) Cải cách hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy

- Tiếp tục tự kiểm tra rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Công an ban hành trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố, để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Hồ chí Minh.

- Kiểm soát chặt chẽ công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo ban hành các dự thảo có quy định thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố; Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền đảm bảo đúng quy định, quy trình; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính với tổ chức, công dân và doanh nghiệp theo hướng xác định rõ quy trình giải quyết công việc, cơ quan chủ trì và trách nhiệm cá nhân.

- Tiến hành tổng thể rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các đơn vị phòng cháy chữa cháy trên địa bàn; trên cơ sở đó đề xuất, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy.

- Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định để đảm bảo hiệu quả công tác cải cách tài chính công, nâng cao công tác hậu cần và trang bị kỹ thuật. Đơn giản hóa các hồ sơ, thủ tục không cần thiết trong công tác hậu cần, thường xuyên cập nhật các quy định mới để áp dụng thực hiện cải cách hành chính, rút ngắn quá trình xử lý công tác.

- Thực hiện và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước, mở rộng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 và từng bước mở rộng liên thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cho công dân, doanh nghiệp.

3. Xây dựng và phát huy hiệu quả phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy

- Tập trung xây dựng phường điểm, xã điểm, khu phố, ấp điểm về phòng cháy chữa cháy. Đảm bảo mỗi quận, huyện có một phường điểm, xã điểm, mỗi phường có một khu phố điểm. Nhân rộng điển hình tiên tiến về phòng cháy chữa cháy, tổ chức đăng ký cam kết không để xảy ra cháy, xây dựng khu phố an toàn, hộ gia đình an toàn.

- Vận động nhân dân hiến đất mở rộng hẻm, sử dụng vật liệu không cháy, khó cháy thay thế cho vật liệu dễ cháy. Động viên, khuyến khích nhân dân phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm quy định An toàn phòng cháy chữa cháy, mở hộp thư phòng cháy chữa cháy tại các khu dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh. Duy trì việc tự kiểm tra, tự tổ chức thực tập phương án.

- Phát huy mọi nguồn lực kể cả trong nước và ngoài nước cho công tác phòng cháy chữa cháy. Ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học về phòng cháy chữa cháy vào thực tiễn, phát huy sáng kiến của mọi tầng lớp nhân dân phục vụ cho việc phòng cháy chữa cháy tại địa phương, cơ sở. Xây dựng quỹ phòng cháy chữa cháy tại các địa phương, vận động mỗi hộ gia đình tự trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy, thực hiện quy chế dân chủ trong công tác phòng cháy chữa cháy, lắng nghe các ý kiến đóng góp của nhân dân.

- Thành lập đội dân phòng đến từng tổ dân phố; đầu tư kinh phí trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy cho lực lượng này. Giải quyết tốt chế độ chính sách để động viên mọi người tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy tại địa phương.

- Hàng năm các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy”, “Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy, nổ” thiết thực, hiệu quả.

4. Nâng cao năng lực của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

- Rà soát, củng cố về nhân lực và năng lực của các Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở theo quy định của Luật phòng cháy chữa cháy, nhất là ở những cơ sở, địa bàn trọng điểm, các khu dân cư tập trung, các trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Xây dựng quy chế hoạt động của Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, quy định chế độ trực, tuần tra, canh gác, chế độ sinh hoạt định kỳ để mọi người hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy.

- Định kỳ hàng Quý, tổ chức học tập, tập luyện các phương tiện chữa cháy tại chỗ như thao tác sử dụng xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy, chạy đội hình theo các tình huống đặt ra trong phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở để nâng cao năng lực, nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy, xử lý nhanh, hiệu quả khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

- Định kỳ 06 tháng, tổ chức đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động của lực lượng phòng cháy chữa cháy tại cơ sở để phát huy những nội dung thực hiện tốt, khắc phục những mặt còn thiếu sót, tồn tại.

- Quy định chế độ chính sách cho các đội viên Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở phù hợp với đặc điểm của cơ sở mình và phải dự trên cơ sở các quy định của pháp luật, đồng thời quy định về chế độ động viên, khen thưởng hợp lý để tạo động lực cho các đội viên trong việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy.

-  Người đứng đầu cơ sở phải trang bị các loại phương tiện chữa cháy cần thiết để phục vụ công tác chữa cháy khi có cháy xảy ra. Yêu cầu về trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Đối với cơ sở là nhà máy, xí nghiệp, khách sạn, kho tàng, chợ, nhà cao tầng... có kế hoạch từng bước trang bị hệ thống báo cháy tự động phục vụ thông tin báo cháy kịp thời và lắp đặt các trụ nước chữa cháy trong, ngoài nhà. Đối với các cơ sở đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như: trạm xăng dầu, khí đốt, các kho tàng quy mô lớn chứa nhiều loại vật tư, hàng hoá dễ cháy, các trạm biến áp... phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động (tuỳ theo tính chất cháy, nổ của vật liệu và yêu cầu về bảo vệ để sử dụng bằng nước hoặc bọt, bột hay khí..), xây dựng các bể nước dự trữ phục vụ chữa cháy. Đồng thời, trang bị các loại phương tiện chữa cháy thô sơ khác phù hợp với đặc điểm cháy, nổ và khả năng ngăn chặn đám cháy xảy ra.

+ Đối với cơ sở hành chính sự nghiệp cần phải trang bị các phương tiện chữa cháy và bảo hộ tùy theo tính chất, quy mô của cơ sở, trong đó chú ý đảm bảo an toàn cho người. Các khu vực hồ sơ lưu trữ, sách báo, tài liệu và nơi có nhiều chất dễ cháy, nhất thiết phải đảm bảo cơ số bình chữa cháy bằng bột, khí phục vụ cho công tác chữa cháy ban đầu.

+ Việc đảm bảo trang bị phương tiện chữa cháy phải tuân theo nguyên tắc: các đơn vị phải tự cân đối trong nguồn kinh phí được cấp (đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp), bằng vốn tự có của các đơn vị hạch toán kinh doanh. Định kỳ 6 tháng, 01 năm hay nhiều năm các đơn vị cơ sở kiểm tra bổ sung, thay thế đảm bảo sử dụng các phương tiện có hiệu quả khi tham gia chữa cháy.

5. Nâng cao năng lực của lực lượng dân phòng

- Đề xuất Bộ Công an phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng Thông tư quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cho lực lượng dân phòng. Trước mắt, Thành phố ban hành quy chế hoạt động cho lực lượng này và giao Công an phường, xã, thị trấn trực tiếp quản lý và duy trì hoạt động.

- Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn trong việc thành lập, chỉ đạo và duy trì hoạt động đối với lực lượng dân phòng.

- Kiện toàn tổ chức lực lượng dân phòng tại các phường, xã theo mô hình thích hợp với đặc điểm tình hình ở địa phương.Về quân số: Đội dân phòng phải được biên chế từ 15 đến 30 người hoạt động theo chế độ chuyên trách, trong cụm dân cư, khu vực thành lập các Tổ dân phòng, biên chế Tổ dân phòng từ 07 đến 15 người.

- Xây dựng trụ sở, doanh trại làm việc phục vụ công tác thường trực và sinh hoạt cho đội viên Đội dân phòng; xây dựng quy chế hoạt động, chương trình hoạt động, quy định chế độ trực, chế độ sinh hoạt định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các đội viên Đội dân phòng, để mỗi đội viên là một tuyên truyền viên ở cơ sở, có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra những người dân xung quanh cùng thực hiện các nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy được Ủy ban nhân dân phường, xã ban hành.

- Định kỳ hàng Tháng, Quý, tổ chức học tập, tập luyện theo các tình huống đặt ra trong phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương để nâng cao năng lực, nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy, xử lý nhanh, hiệu quả khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

- Định kỳ hàng Quý tổ chức đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động của các Tổ dân phòng, 06 tháng tổ chức đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động của các Đội dân phòng để kịp thời có các biện pháp khắc phục những mặt còn thiếu sót, tồn tại.

- Quy định chế độ chính sách và bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viên Đội dân phòng, Tổ dân phòng phù hợp với đặc điểm của địa phương và phải dự trên cơ sở các quy định của pháp luật, đồng thời quy định về chế độ động viên, khen thưởng hợp lý để tạo động lực cho các đội viên trong việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy.

- Ủy ban nhân dân cấp phường, xã phải trang bị các loại phương tiện chữa cháy cần thiết cho Đội dân phòng, Tổ dân phòng để phục vụ công tác chữa cháy khi có cháy xảy ra. Yêu cầu về trang bị phương tiện chữa cháy như sau:

+ Tại các xã, phường trang bị xe chữa cháy mini, máy bơm chữa cháy và các dụng cụ bảo vệ cá nhân, phương tiện chữa cháy tại chỗ khác.

+ Tại các xóm, ấp, tổ dân phố, khu phố trang bị máy bơm chữa cháy, các bình chữa cháy bằng khí và bột để xử lý được thuận tiện khi đám cháy mới phát sinh.

+ Tại từng hộ gia đình phải chủ động có các phương tiện chữa cháy tại chỗ, đồng thời có thể hỗ trợ tham gia chữa cháy khi được huy động.

+ Việc đảm bảo trang bị phương tiện chữa cháy phải tuân theo nguyên tắc: các đơn vị phải tự cân đối trong nguồn kinh phí bằng các nguồn huy động của các đơn vị thuộc xã, phường. Định kỳ 6 tháng, 01 năm hay nhiều năm các đơn vị cơ sở kiểm tra bổ sung, thay thế đảm bảo sử dụng các phương tiện có hiệu quả khi tham gia chữa cháy.

6. Nâng cao năng lực của lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành và lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách

Người đứng đầu Ban quản lý đặc Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Ban quản lý rừng phải thực hiện các nội dung sau:

- Nâng cao trách nhiệm trong việc thành lập, chỉ đạo và duy trì hoạt động đối với lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ.

- Có quy chế tuyển dụng các công dân phục vụ có thời hạn trong lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy không được ở lại biên chế để đưa vào Đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở mình.

- Kiện toàn tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ tại các đặc Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao theo mô hình thích hợp với đặc điểm tình hình ở từng cơ sở. Về quân số: Đội phòng cháy chữa cháy phải được biên chế từ 15 trở lên và hoạt động theo chế độ chuyên trách.

- Xây dựng trụ sở, doanh trại làm việc phục vụ công tác thường trực và sinh hoạt cho Đội viên; xây dựng quy chế hoạt động, chương trình hoạt động, quy định chế độ trực, chế độ sinh hoạt định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.

- Định kỳ hàng Tuần, Tháng tổ chức học tập, tập luyện các phương tiện chữa cháy tại chỗ như thao tác sử dụng xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy, chạy đội hình theo các tình huống đặt ra trong phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để nâng cao năng lực, nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy, xử lý nhanh, hiệu quả khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

- Định kỳ hàng Tháng, Quý tổ chức đánh giá tinh thần, trách nhiệm, năng lực của các thành viên trong công tác phòng cháy chữa cháy tại đơn vị để kịp thời khắc phục, sữa chữa những mặt còn thiếu sót, tồn tại nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của Đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở.

- Quy định chế độ chính sách, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho đội viên Đội phòng cháy chữa cháy theo các quy định của pháp luật, đồng thời quy định về chế độ khen thưởng, bồi dưỡng, phụ cấp thêm cho đội viên khi làm thêm giờ, tăng ca hoặc các chế độ bồi dưỡng độc hại (đối với các cơ sở xăng, dầu) để tạo động lực cho các đội viên trong việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy.

- Phải trang bị các loại phương tiện chữa cháy cần thiết cho Đội phòng cháy chữa cháy để phục vụ công tác chữa cháy khi có cháy xảy ra. Yêu cầu về trang bị phương tiện chữa cháy như sau:

+ Tại các Ban Quản lý rừng, phải trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo quy định.

+ Tại các đặc Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao phải trang bị xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy và các phương tiện chữa cháy tại chỗ khác.

+ Trang bị đồ dùng, thiết bị bảo hộ lao động cán nhân (nón, ủng, găng tay, quần áo amiăng) theo tiêu chuẩn quy định hàng năm của các đơn vị.

+ Việc đảm bảo trang bị phương tiện chữa cháy phải tự cân đối trong nguồn kinh phí của đơn vị. Định kỳ 6 tháng, 01 năm hay nhiều năm các đơn vị kiểm tra bổ sung, thay thế đảm bảo sử dụng các phương tiện có hiệu quả khi tham gia chữa cháy.

7. Đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

a) Xây dựng mạng lưới nguồn nước phục vụ chữa cháy

Trong công tác chữa cháy, nước là chất chữa cháy được sử dụng phổ biến, chiếm tỷ lệ trên 95% khi cứu chữa các vụ cháy. Với đặc tính khí hậu là 2 mùa mưa nắng, do đó vào mùa khô lượng nước rất hạn chế. Mặt khác, việc đô thị hoá nhanh, làm cho các ao hồ được san lấp và thay vào đó là những dãy phố, khu chung cư làm cho việc lấy nước để chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Do vậy, phải nhất thiết xây dựng mạng lưới cấp nước phục vụ công tác chữa cháy đảm bảo theo quy định.

Về lắp đặt trụ nước chữa cháy:

Trong thời gian tới, mạng lưới giao thông được tập trung phát triển nối liền các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, các công trình đầu mối giao thông liên vùng, gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Đối với hệ thống giao thông đường bộ, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống đường hướng tâm đối ngoại và hệ thống đường vành đai, mở rộng các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố (Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13, Quốc lộ 50); nâng cấp, mở rộng và kết nối Quốc lộ 1 trên địa bàn Thành phố; phát triển bãi đỗ xe ngầm và trên cao tại khu đô thị đã ổn định. Do đó, để đảm bảo nguồn nước chữa cháy, phải tập trung tính toán lắp đặt thêm trụ nước chữa cháy trên các tuyến đường.

Từ nay đến năm 2015 sẽ lắp đặt mới 2.487 trụ; lắp đặt bổ sung 1.853 trụ nước chữa cháy (hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 6.105 trụ nước chữa cháy, trong đó: mạng lưới cấp nước thành phố: 5.499 trụ; khu chế xuất, khu công nghiệp: 464 trụ; Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố quản lý 142 trụ).

Việc lắp đặt trụ nước chữa cháy tại các địa bàn tiếp tục thực hiện theo một số Chương trình và Dự án đầu tư trọng điểm:

- Chương trình quy hoạch phát triển mạng lưới cấp nước chữa cháy đối với các tuyến giao thông hiện hữu.

- Chương trình quy hoạch phát triển mạng lưới cấp nước chữa cháy đối với các công trình, Dự án mới, bao gồm: Dự án quy hoạch mạng lưới cấp nước chữa cháy Khu đô thi mới Thủ Thiêm; Dự án mạng lưới cấp nước chữa cháy các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

- Chương trình ngầm hóa trụ nước chữa cháy tại khu vực trung tâm Thành phố giai đoạn 2015-2025.

Nâng cấp chất lượng sử dụng đối với hệ thống cấp nước chữa cháy đô thị:

- Thay thế, sửa chữa kịp thời những tuyến đường ống do lâu ngày sử dụng đã bị hư hỏng và có phương án tăng áp lực và lưu lượng trong hệ thống đường ống để đảm bảo áp lực H ≥ 10M cột nước, lưu lượng Q = 28 l/s.

- Sở Cảnh sát PC&CC và Tổng công ty cấp nước Sài Gòn cần có sự phối hợp chặt chẽ nhằm kịp thời tăng áp lực và lưu lượng nước cục bộ tại nơi xảy ra cháy khi phải sử dụng cùng một lúc nhiều trụ nước trên cùng một tuyến ống; có lộ trình thay thế sữa chữa các trụ hư, vùi lắp do nâng cấp đường xá, khi thiết kế lắp đặt trụ nước chữa cháy phải có phương án chống mất nắp trụ do kẻ gian trộm cắp.

Về xây dựng bến, điểm lấy nước cho xe chữa cháy:

Sở Giao thông vận tải căn cứ vào quy hoạch những nơi có ao hồ, sông rạch chảy qua đô thị, phối hợp với Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy để xây dựng các bến, điểm cho xe chữa cháy lấy nước.

Tổ chức triển khai thực hiện Dự án quy hoạch phát triển mạng lưới bến, điểm cho xe và máy bơm chữa cháy lấy nước phục vụ công tác chữa cháy. Xây dựng dọc theo hai bên các bờ sông, kênh (sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, kênh Thị Nghè, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ…) với khoảng cách tối thiểu cho xe và máy bơm chữa cháy cùng thao tác hút nước. Mặt khác các địa phương cũng cần xác định thêm những điểm dọc 2 bên bờ kênh để có thể triển khai lấy nước chữa cháy bằng xe và máy bơm chữa cháy khi cần thiết.

Về xây dựng bể nước chữa cháy:

- Đối với các con hẻm sâu (từ 200m trở lên) và các khu dân cư không có mạng lưới cấp nước thành phố thì cách 200m phải xây dựng 01 giếng khoan chữa cháy hoặc 01 bể chứa nước chữa cháy có trữ lượng lớn (trên 50 m3) để phục vụ tốt cho công tác chữa cháy khi có cháy xảy ra.

- Các quận - huyện tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư lắp đặt trụ nước chữa cháy và giếng khoan cấp nước chữa cháy và bể nước chữa cháy trong các khu dân cư hẻm sâu, thiếu nước chữa  cháy và có nguy cơ cháy cao.

- Tại các cơ sở tùy theo tính chất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng các bể chứa nước dự trữ chữa cháy có thể tích theo đúng quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn đảm bảo cung cấp nước chữa cháy cục bộ và khu vực xung quanh khi có yêu cầu.

- Các bể nước dự trữ chữa cháy tại các cơ sở, khu dân cư phải được bổ sung kịp thời với lưu lượng tương đương khi sử dụng công tác cấp nước chữa cháy.

Việc đầu tư lắp đặt trên, các ngành tự cân đối ngân sách trên cơ sở lập kế hoạch hàng năm do ngân sách Thành phố giao chỉ tiêu.

b) Đảm bảo hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trong thực hiện qui hoạch việc quan trọng nhất đó là xây dựng hạ tầng cơ sở. Hiện nay, giao thông nội ô của thành phố đang là vấn đề nan giải: mở rộng mặt đường gặp nhiều khó khăn trong việc đền bù giải tỏa, các con hẻm nhỏ không thể mở rộng, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của xe chữa cháy. Để giải quyết về lâu dài chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể sau:

- Khi xây dựng mới các tuyến đường, phải đảm bảo các yêu cầu được quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn.

- Nghiên cứu, từng bước quy định làn đường dành riêng cho các loại xe ưu tiên trên những tuyến đường khu vực trung tâm Thành phố.

- Đối với các tuyến đường trên cao, xa lộ, có giải pháp đảm bảo cho xe chữa cháy có thể hoạt động khi xảy ra ùn tắc.

- Trên các trục đường giao thông đô thị, nhất là ở những nơi công sở, siêu thị, nơi tập trung đông người…. phải quy định nơi đậu xe dành riêng cho xe chữa cháy (chiều dài nơi đậu phụ thuộc vào số xe chữa cháy theo phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở nơi đó) và được kẻ vạch đỏ. Ở những đoạn vạch đỏ, chỉ dành riêng cho xe chữa cháy, không cho phép bất cứ loại xe nào đậu.

- Thường xuyên nạo vét khơi thông dòng chảy các tuyến sông, kênh rạch đảm bảo luồng lạch không bị “tắc nghẽn” làm ảnh hưởng đến hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến sông.

c) Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đối với hệ thống điện trên địa bàn Thành phố

- Bổ sung những công trình điện mới vào Quy hoạch xây dựng chung của Thành phố để giành quỹ đất xây dựng công trình.

- Sử dụng công nghệ đường dây đi ngầm và trạm GIS, xây dựng các công trình trạm 110kV dạng bán ngầm, tự động hoá cao, giảm bớt những hạng mục xây dựng không cần thiết để giảm diện tích đất tối đa cho những công trình điện ở khu trung tâm Thành phố.

- Nghiên cứu khả năng cho cáp đi trên cầu để giảm vốn đầu tư cho những công trình đường dây cáp ngầm cao áp vượt sông lớn; dùng công tơ ba giá để thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm điện, giảm sử dụng điện tại các giờ cao điểm. Bên cạnh đó cần tăng cường hướng dẫn người dân các biện pháp, cách sử dụng điện an toàn trong các hộ gia đình.

- Có biện pháp để chủ động xử lý sự cố gây cháy tại các nhà máy điện, trạm biến áp, trạm phân phối điện.

- Sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn về cháy, nổ trong môi trường nguy hiểm về cháy, nổ.

- Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy chữa cháy khi thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện và thiết bị điện.

8. Đầu tư nâng cấp, trang bị bổ sung phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và bổ sung biên chế cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Thành phố

a) Hoàn thiện mô hình, tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các Phòng nghiệp vụ phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu thực tế công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; điều chỉnh, bổ sung mô hình tổ chức bộ máy của các Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận, huyện và triển khai các Đội Cứu nạn, cứu hộ chuyên trách tại các Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận, huyện.

Các đơn vị tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2012, Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ; Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2013, Chỉ thị số 41/2006/CT-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2006 và Kế hoạch số 2215/KH-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở đơn vị phòng cháy chữa cháy đảm bảo đến trước năm 2015 mỗi quận, huyện có 01 đơn vị phòng cháy chữa cháy. Thành lập trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học để tiếp cận được những khoa học tiến bộ, tinh hoa của thế giới để ứng dụng phù hợp vào sự phát triển của Thành phố trong giai đoạn 2015-2020.

Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện lập kế hoạch, dự án xây dựng các Đội chữa cháy chuyên nghiệp (ngoài trụ sở các đơn vị) sao cho bán kính hoạt động của mỗi Đội chữa cháy chuyên nghiệp theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 01:2008/BXD) là từ 3 - 5km đối với các quận, huyện có diện tích rộng. Phấn đấu giai đoạn 2015 đến năm 2020 ở mỗi quận, huyện có thêm ít nhất 1 Đội chữa cháy chuyên nghiệp.

b) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chiến sĩ

Xây dựng đội ngũ cán bộ chiến sĩ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố từ nay đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ và cân đối về cơ cấu, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ kỹ năng chuyên môn cao, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn - cứu hộ ngang tầm với các nước trong khu vực.

- Về biên chế: biên chế hàng năm của Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy từ nay đến năm 2015 bổ sung bình quân mỗi năm là 360 đồng chí, từ năm 2016 - 2020 mỗi năm bổ sung 320 đồng chí. Hướng bổ sung cho các Phòng Cảnh sát PC&CC thành lập mới và lực lượng cứu nạn, cứu hộ chuyên trách.

- Về cơ cấu: Bố trí lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho các Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận, huyện và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ  Trên sông là 75 - 80%, các Phòng nghiệp vụ 20 - 25%. Cơ cấu lực lượng chuyên nghiệp từng bước tăng dần lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, cứu nạn, cứu hộ chiếm tỷ lệ 70 - 80%. Ngoài ra, thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu ứng dụng khoa học và sản xuất chất chữa cháy mới mà công nghệ tiên tiến của thế giới tạo ra, cũng như phù hợp chữa cháy với từng đặc thù của công trình như nhà cao tầng, tầng hầm, đường hầm hóa chất…

- Về chất lượng: Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ cao, kiến thức xã hội thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn theo quy định. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến. Phấn đấu đến giai đoạn 2015-2020 toàn lực lượng: 70 - 75% có trình độ Đại học; 2 - 3% có trình độ trên đại học; cán bộ làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc người nước ngoài có trình độ ngoại ngữ với khả năng, tiếp xúc, giao dịch thông thường, trong đó 20% CBCS biết phiên dịch và dịch thuật, có từ 01 - 02 chuyên gia giỏi cấp quốc gia trên lĩnh vực phòng cháy chữa cháy; 70 - 75% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

Các giải pháp chủ yếu: Tập trung đẩy mạnh công tác tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, tiếp nhận học viên tốt nghiệp các trường Công an nhân dân và chuyển chuyên nghiệp đối với hạ sỹ quan phục vụ có thời hạn trong lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố nhằm bổ sung đội ngũ cán bộ của Sở đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Đồng thời, hằng năm có kế hoạch huấn luyện thường xuyên và huấn luyện nâng cao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các đội hình chữa cháy, huấn luyện cho cán bộ chiến sĩ nắm vững tính năng tác dụng, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đặc biệt là các phương tiện chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ mới, huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy trong các tình huống khác nhau; Thường xuyên tổ chức cho cán bộ chiến sĩ học tập nắm vững đặc điểm, tình hình về chất cháy, giao thông nguồn nước của từng cơ sở để chủ động trong công tác tổ chức chữa cháy; cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy; phối hợp, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên nghiệp, trong đó chú trọng bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ. Bên cạnh đó, Đầu tư kinh phí xây dựng Trung tâm Đào tạo và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Sở có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo hiện đại đáp ứng nhu cầu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các đối tượng khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đẩy mạnh cải tiến các tiêu chí huấn luyện, nội dung huấn luyện, chương trình và giáo án huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả và sát với tình hình thực tế tại địa phương.

Tiếp tục nghiên cứu đề xuất chế độ chính sách đặc thù cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để động viên và thu hút nguồn nhân lực làm công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gắn bó lâu dài với nhiệm vụ chuyên môn.

Đảm bảo công tác hậu cần kỹ thuật phục vụ chiến đấu và thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ chiến sĩ nhất là lực lượng trực tiếp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và cán bộ chiến sĩ công tác tại các bộ phận độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm. Thực hiện tốt chính sách đền ơn, đáp nghĩa, an sinh xã hội, quan tâm chăm lo điều kiện vật chất và sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ để yên tâm công tác, làm động lực quan trọng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kịp thời động viên, khen thưởng cán bộ chiến sĩ có thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu, đồng thời kiên quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với cán bộ chiến sĩ vi phạm pháp luật; vi phạm kỷ luật của Đảng và của Ngành.

c) Công tác xây dựng doanh trại

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở làm việc của Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố, trụ sở làm việc của các Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các quận, huyện chưa đáp ứng yêu cầu trong sinh hoạt, chiến đấu và các Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại các quận huyện chưa có đơn vị Cảnh sát PC&CC đảm bảo đến năm 2015 tất cả các quận, huyện đều có 01 Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đến năm 2020, các quận, huyện nghiên cứu xây dựng các Đội chữa cháy chuyên nghiệp nhằm rút ngắn bán kính bảo vệ và nâng cao hiệu quả của việc chữa cháy và cứu nạn trên địa bàn quản lý.

d) Trang bị phương tiện đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Đầu tư nâng cấp phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đến năm 2020.

- Quan điểm đầu tư và nâng cấp các phương tiện phòng cháy, chữa cháy: tiếp tục khai thác sử dụng các phương tiện hiện có, đi đôi với việc từng bước nâng cao khả năng, tính hiệu quả của các phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú ý đến các yêu cầu chữa cháy đặc biệt là chữa các đám cháy lớn, cháy nhà cao tầng, kho bãi, các nhà máy có nhiều chất cháy, cháy ở trên đường giao thông, chữa cháy các khu dân cư trong điều kiện thiếu nguồn nước chữa cháy, chữa cháy rừng…

- Phương án lựa chọn đầu tư: ưu tiên lựa chọn các phương tiện có độ tin cậy cao, cơ động, bền, dễ vận hành sử dụng, sẵn phụ tùng thay thế, giá cả hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương và kinh phí của ngành, các xe đã được sử dụng tại Việt Nam thực tế đã chứng minh có nhiều tính năng ưu việt. Hướng chính là chọn các phương tiện nhập khẩu nguyên chiếc do Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Áo, Đức sản xuất hoặc các xe có tính năng tương đương của các hãng trên được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam…

Về trang bị phương tiện tại các Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận, huyện: đến năm 2015, tại 24 quận, huyện đều có 01 Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, theo đó tổng số xe cho các đơn vị Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận, huyện là 360 xe các loại. Nhu cầu cần trang bị cho một đơn vị Chữa cháy chuyên nghiệp với các loại phương tiện tối thiểu là: 06 xe chữa cháy có két nước và xe công nghệ mới; 01 xe chở phương tiện; 01 xe chỉ huy chữa cháy; 01 xe chở quân; 02 xe cứu nạn cứu hộ; 01 xe cấp cứu; 01 xe trạm bơm; 02 xe thang. Tùy theo đặc điểm từng địa bàn, có thể trang bị thêm: xe chữa cháy trong đường hầm; xe chữa cháy hóa chất; xe thông tin, ánh sáng. Đến năm 2015, tổng số phương tiện (xe) có két nước là: 24 x 06 = 144 xe, 24 xe chỉ huy, 24 xe chở phương tiện, 24 xe chở quân, 48 xe cứu nạn cứu hộ, 24 xe cấp cứu, 24 xe trạm bơm, 48 xe thang,…

Về cơ cấu tổ chức Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên sông đến năm 2025 sẽ có 05 Đội Chữa cháy chuyên nghiệp. Về trang bị phương tiện của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên sông gồm: 01 xe chỉ huy, 4 tàu chữa cháy, 4 cano chữa cháy, 01 xe chữa cháy công nghệ mới, 01 xuồng cứu hộ, 04 máy bơm chữa cháy,… tại các Đội cần trang bị các phương tiện sau: 01 xe chỉ huy chữa cháy, 02 tàu chữa cháy, 02 ca nô chữa cháy, 01 xuồng cứu hộ, 02 máy bơm chữa cháy,… Hiện tại có 02 Đội chữa cháy trên sông và đến năm 2015 sẽ xây dựng và thành lập đủ 04 Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trên sông…

Trang bị các loại phương tiện khác: theo danh mục trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho một Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận, huyện ngoài trang bị 11 xe các loại còn trang bị thêm 60 danh mục trang thiết bị chữa cháy cứu hộ cứu nạn trong đó có cả trang thiết bị trang bị cho chiến sĩ chữa cháy như quần áo chữa cháy, nón, ủng, thắt lưng và cả mặt nạ phòng độc… Định mức trang bị theo số lượng cán bộ chiến sĩ, tuy nhiên trang thiết bị trang bị cho chiến sĩ chữa cháy hiện nay còn rất hạn chế, chất lượng sử dụng không cao. Do đó nhu cầu trang bị cho chiến sĩ chữa cháy, cứu nạn-cứu hộ trong thời gian tới còn rất lớn.

Về trang bị Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên cao: trước thực tế trên địa bàn thành phố đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, hàng trăm các cơ sở cao tầng được xây dựng, yêu cầu về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngày một cao. Nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh, công tác trang bị phương tiện cho lực lượng phòng cháy chữa cháy thành phố cần được đầu tư và trang bị phù hợp. Việc trang bị những phương tiện hiện đại như máy bay chữa cháy là hết sức cần thiết. Phấn đầu từ nay đến 2020, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố và các sở, ban ngành trang bị và đưa vào hoạt động từ 4-6 máy bay và các dụng cụ phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố.

Ngoài những nội dung nêu trên, những nội dung cụ thể, chi tiết về mô hình tổ chức, về đầu tư, trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thực hiện theo Dự án quy hoạch ngành phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

9. Nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

a) Xây dựng hệ thống Trung tâm thông tin chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố

Xây dựng Trung tâm thông tin trực tuyến nội bộ Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Thành phố để phục vụ điều hành, chỉ huy chữa cháy và phục vụ các công tác khác từ Sở đến các đơn vị thuộc Sở và ngược lại, nhằm giảm thời gian đi lại, tiết kiệm và khoa học, nâng cao chất lượng công tác.

Xây dựng Trung tâm thông tin chỉ huy chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ của Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Thành phố đảm bảo các quy định, yêu cầu đề ra. Trung tâm này sẽ được kết nối liên thông với hệ thống Trung tâm thông tin chỉ huy của Bộ Công an và tại Trung tâm thông tin chỉ huy chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến vụ cháy hoặc vụ cứu nạn - cứu hộ để lãnh đạo làm nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ.

Hệ thống Trung tâm thông tin chỉ huy chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ của Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Thành phố có các bộ phận như sau:

- Bộ phận xử lý hình ảnh bao gồm: Hệ thống camera quan sát cố định, xe truyền hình ảnh lưu động tại hiện trường của đám cháy hoặc các vụ cứu nạn - cứu hộ.

- Bộ phận xử lý thông tin: Tiếp nhận thông tin báo cháy, khai thác dữ liệu thông tin liên quan vụ cháy hoặc vụ cứu nạn - cứu hộ, đề xuất xử lý thông tin và chỉ huy điều hành chữa cháy, cứu nạn - cứu hộ qua quan sát hình ảnh trực tiếp tại hiện trường.

- Bộ phận kỹ thuật: Xây dựng hệ thống mạng đường truyền kết nối liên thông giữa Trung tâm thông tin chỉ huy chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ của Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố đến các đơn vị trực thuộc và các Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận, huyện. Quản lý hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến, hữu tuyến; bão dưỡng, bảo trì hệ thống mạng và an ninh mạng thông tin.

b) Xây dựng hệ thống kết nối cảnh báo cháy của các cơ sở với lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố

Qua số liệu phân tích, thống kê các vụ cháy đã xảy ra trên địa bàn Thành phố, nguyên nhân đa số số vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên địa bàn thành phố do điện. Thời điểm xảy ra cháy thường diễn ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ lễ, dẫn đến việc phát hiện, báo cháy và chữa cháy không kịp thời dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng.

Phát hiện sớm và tổ chức chữa cháy có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra. Tuy nhiên, do những lý do chủ quan và khách quan, lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ không hoàn thành tốt công việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư và các cơ sở.

Hiện nay, khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển vượt bậc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tự động hóa.... phục vụ cuộc sống con người trên mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

Nhằm kịp thời phát hiện các đám cháy ngay từ khi mới phát sinh để tổ chức chữa cháy kịp thời, trong thời gian tới, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Thành phố cần triển khai thực tốt các nội dung sau:

- Tích cực phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Bộ Công an xây dựng Đề án, thiết lập hệ thống kết trung tâm báo cháy tại cơ sở với trung tâm cảnh báo cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố, trước mắt thiết lập việc kết nối các cơ sở trọng yếu, nơi tập trung đông người, các công trình công cộng, các cơ sở trọng điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội..., từng bước kết nối tất cả các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy đóng trên địa bàn thành phố. Từ đó việc phát hiện và tổ chức chữa cháy sẽ nhanh chóng và có hiệu quả.

- Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy phối hợp với các cơ quan liên quan như VOV... tổ chức lắp đặt hệ thống camera quan sát trên địa bàn thành phố, phát hiện nhiệt độ của từng khu vực, địa bàn nhằm nhanh chóng xác định điểm cháy và tổ chức chữa cháy kịp thời.

c) Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Các đơn vị cần phát huy nội lực kết hợp tranh thủ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, phương tiện hiện có đã được trang cấp; ưu tiên sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố. Triển khai xây dựng và nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc tích hợp mạng máy tính với các hệ thống tổng đài thông minh, hệ thống điện thoại Internet và điện thoại IP. Trên cơ sở mạng LAN xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phòng cháy chữa cháy, hệ thống hộp thư điện tử, gắn kết chặt chẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin với công tác cải cách hành chính, hợp lý hóa các quy trình, quy chế, thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

Xây dựng và triển khai một số phần mềm chuyên ngành phòng cháy chữa cháy, hình thành kho chứa dữ liệu về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố. Xây dựng phần mềm quản lý phương tiện vật tư kỹ thuật; phần mềm quản lý tài sản cố định, phục vụ công tác quản lý hiệu quả đồng thời làm cơ sở cho lớp nền phương tiện của bản đồ kỹ thuật số, trước mắt triển khai các lớp nền cơ bản: trụ nước chữa cháy, địa điểm các đơn vị chữa cháy, các cơ sở trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn thành phố, các cơ sở khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

Triển khai, kết nối hệ thống quản lý cuộc gọi khẩn cấp 114 và thiết bị quản lý cuộc gọi trên kênh vô tuyến bộ đàm chuyên dụng tại Trung tâm Thông tin chỉ huy (kết nối với bản đồ kỹ thuật số) và các Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận, huyện của Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thông qua mạng Internet. Đầu tư trang bị thiết bị quản lý cuộc gọi khẩn cấp 114 chuyên dụng có khả năng nghe, ghi âm lại các cuộc gọi đến số điện thoại 114 và nhận dạng số ID gọi đến trên kênh vô tuyến bộ đàm. Bên cạnh đó cần phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin: Xây dựng và phát triển đội ngũ quản lý công nghệ thông tin chuyên nghiệp, có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ đảm bảo đủ năng lực quản lý, bảo trì và bảo mật hệ thống thông tin. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công tác đào tạo trực tuyến, tất cả cán bộ làm công tác công nghệ thông tin đạt trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

d) Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để hỗ trợ công tác điều hành, tác chiến và công tác quy hoạch mạng lưới phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cụ thể như sau:

+ Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về nguồn lực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (nguồn nước, phương tiện, thiết bị….).

+ Xây dựng bản đồ 3D các công trình trên địa bàn Thành phố, trong đó có số hóa các bản vẽ hoàn công các công trình xây dựng.

+ Xây dựng bản đồ giao thông phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

+ Xây dựng các ứng dụng hỗ trợ tác chiến và quy hoạch mạng lưới phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ…

10. Huy động tiềm lực xã hội, khoa học công nghệ phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Ủy ban nhân dân Thành phố khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư, tài trợ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thành phố trên các lĩnh vực sau:

- Hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Trang bị phương tiện về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức phòng cháy và chữa cháy.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bên cạnh đó, khuyến khích các đơn vị nghiên cứu sản xuất, lắp ráp trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy phục vụ cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của Nhà nước.

11. Tập trung thực hiện chế độ chính sách cho lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Thành phố

Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động, thương binh và xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ chính sách đối với lực lượng làm công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố; hàng năm, lập dự toán kinh phí do địa phương đảm nhiệm để triển khai thực hiện các chế độ chính sách cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau đây:

- Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

- Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;  

- Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;

- Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy;

- Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.

12. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong và ngoài nước

Trong thời gian vừa qua, nhờ tăng cường hợp tác quốc tế về phòng cháy chữa cháy hiệu quả các mặt công tác về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố được nâng lên, đã góp phần hiện đại hóa lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường hợp tác với các hãng xe, máy bơm chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn trên thế giới như Morita, Nissan, Rabit... tổ chức các cuộc thử nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật về công tác chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn, ứng dụng vào thực tế thành phố Hồ Chí Minh như mô hình Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên cao...

- Tăng cường hợp tác chặt chẽ với các thành phố đã kết nghĩa, tổ chức các đoàn công tác, tham quan lực lượng phòng cháy chữa cháy của các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, để tiếp thu những công nghệ mới, mô hình tổ chức để áp dụng có chọn lọc vào các đơn vị chữa cháy trên địa bàn Thành phố.

- Thuê chuyên gia nước ngoài về Việt Nam hoặc chọn cử những cán bộ trẻ có trình độ, năng lực để gửi đi đào tạo ở nước ngoài nhằm tiếp cận các công nghệ chữa cháy tiến tiến của các nước trên thế giới để áp dụng vào thực tế chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn, phát huy những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật xử lý các tình huống cháy, nổ đạt hiệu quả cao nhất. Đầu tư, tìm kiếm nhân lực cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn.

Trong thời kỳ hội nhập, vấn đề hợp tác quốc tế là một tất yếu khách quan, công tác phòng cháy chữa cháy bên cạnh tính chất pháp lý là tính khoa học kỹ thuật, hợp tác quốc tế trong phòng cháy chữa cháy nhằm nghiên cứu, tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, chuyển giao công nghệ, đầu tư trang bị phương tiện hiện đại, tham khảo học tập các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến về phòng cháy chữa cháy, trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó, còn tranh thủ được sự hỗ trợ, tài trợ của các nước trên thế giới đối với công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố.

 

Lam Điền